Đối thoại và lắng nghe
Trực tiếp đối mặt với vấn đề bằng cách ngồi lại thảo luận, trao đổi ý kiến, đưa ra giải pháp phù hợp là rất cần thiết để giải quyết xung đột khi làm việc nhóm. Trong quá trình đối thoại, mỗi người cần tập trung lắng nghe đối phương và trao đổi một cách trung thực. Điều này giúp hiểu rõ hơn về những khác biệt giữa mỗi cá nhân, tìm ra giải pháp và tiến tới kết quả đồng thuận.
Nếu một người cảm thấy ý kiến mình bị bỏ qua hoặc không được lắng nghe, họ có thể cảm thấy bị coi thường hoặc không được tôn trọng, việc này gây ra thêm xung đột, ảnh hưởng đến tinh thần làm việc trong nhóm.
Tìm giải pháp thỏa đáng cho mọi người
Khi xảy ra xung đột, mọi người cần ngồi lại với nhau, tìm ra các khía cạnh khác nhau của vấn đề và đưa ra giải pháp thỏa đáng cho tất cả mọi người. Điều quan trọng hơn là tìm ra giải pháp công bằng và bình đẳng, tất cả mọi người đều được lắng nghe, thương lượng để đi đến quyết định cuối cùng.
Trong một số trường hợp, nếu không tìm được giải pháp thỏa đáng nhất, hãy lấy giải pháp gần đạt được sự thỏa đáng, nhóm trưởng sẽ giải thích cho các thành viên trong nhóm về lý do, tiêu chí đã được áp dụng để ra quyết định. Điều này sẽ giảm sự bất mãn hoặc xung đột, tạo ra môi trường làm việc tích cực hơn.
Điều chỉnh và sửa chữa
Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân xảy ra xung đột để các thành viên hiểu rõ hơn về quan điểm, nhu cầu của nhau. Sau đó, tìm giải pháp rồi mỗi cá nhân tự điều chỉnh, sửa chữa, chỉnh đốn lại bản thân để tránh xảy ra những xung đột tiếp theo.
Ví dụ, nếu xung đột trong nhóm xảy ra do bị thiếu thông tin, các thành viên có thể cùng nhau tìm kiếm các nguồn thông tin cần thiết trước mắt. Nếu xung đột xảy ra do sự khác biệt về quan điểm, các thành viên có thể thảo luận và tìm kiếm những điểm chung, đi đến đồng thuận và giải quyết vấn đề.