7 PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ
1. Hãy luôn đúng giờ, điều đó sẽ giúp cho các thành viên khác trong nhóm không phải chờ đợi bạn, hay phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận trước đó.
2. Phân công công việc một cách thật hợp lý. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng của nhóm trưởng. Khi công việc được phân công một cách rõ ràng, thì từng thành viên sẽ tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân mình.
3. Hãy luôn lắng nghe người khác nói. Đừng bao giờ nghĩ rằng mọi ý kiến của mình đều đúng và bản thân có thể giải quyết mọi việc. Ai cũng có những giới hạn nhất định về một vấn đề nào đó. Kỹ năng lắng nghe là cách chúng ta học hỏi kiến thức từ người khác, bổ sung những gì còn thiếu cho bản thân. Khi làm việc nhóm, lắng nghe là điều rất quan trọng, nó giúp mọi người hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn.
4. “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hãy luôn đoàn kết để đạt được mục đích chung. Bởi, mỗi người có một thế mạnh ở một lĩnh vực riêng. Và đôi khi để giải quyết vấn đề của nhóm cần nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng mềm khác nhau.
5. Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm. Bởi, một ý kiến hay phương án nào đó có hay tới đây đi chăng nữa cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Nếu bạn biết tôn trọng ý kiến của người khác, đúc kết những điểm hay, mới, sáng tạo thì sẽ giúp công việc của cả nhóm đạt được hiệu quả cao.
6. Sự tự ý thức của mỗi thành viên trong nhóm. Một nhóm chỉ hoạt động hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác, trách nhiệm với công việc được giao. Không chỉ trách nhiệm với công việc mình, mà bản thân cần có trách nhiệm với công việc chung của cả nhóm. Làm việc nhóm cần phối hợp các thành viên để hiệu quả công việc đạt được cao nhất và đúng tiến độ.
7. Đừng tiết kiệm những lời khen với cố gắng và nỗ lực của các thành viên trong nhóm. Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của bản thân.
Mỗi một phương pháp làm việc nhóm khác nhau sẽ nảy sinh ê kíp làm việc khác nhau nhưng vẫn cùng một khung thời gian và vai trò của cá nhân tham gia ê kíp đó. Trong thiết lập mạng lưới việc kết hợp sử dụng các thế mạnh để khắc phục đIểm yếu của mỗi cá nhân là một bước quan trọng để phát triển. Giảm xung đột, nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo và sáng kiến. Thận trọng trong việc học hỏi kinh nghiệm chuyên môn để “thực hiện nhiệm vụ”. Thấy rõ hiệu qủa công việc và chú trọng vào các yếu tố dù là nhỏ nhất. Xác định yếu tố cần thiết của mục tiêu tổng thể. Với tư cách là người lãnh đạo các doanh nghiệp liên doanh, nếu biết coi trọng sự kết hợp các yếu tố chúng ta sẽ thành công.
Nguồn: sưu tầm