Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/09/2019 22:09 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Cãi thiện kĩ năng đàm phán và thương lượng


Cuộc sống hằng ngày bạn luôn luôn cần đến kỹ năng đàm phán và thuyết phục để đạt được những mục tiêu mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng vận dụng được kỹ năng này. 

Cách luyện tập kỹ năng đàm phán

Cách luyện tập kỹ năng đàm phán

Do đó qua bài viết này, Học viện Minh Anh sẽ chia sẻ cho bạn 6 bài học xương máu về đàm phán thương lượng…

Có phải bạn đã từng thất bại trong việc thỏa thuận mức lương với nhà tuyển dụng. Hay bạn đã từng đánh mất một hợp đồng tiềm năng lớn chỉ vì không có hiểu biết về kỹ năng đàm phán? 

Kỹ năng đàm phán là gì?

Đàm phán là hành động giao tiếp giữa hai hoặc nhiều bên, qua đó các bên cùng nhau đi đến sự thỏa thuận chung, kèm theo đó là các điều khoản, điều kiện với mục đích tối đa lợi ích cho bản thân hoặc người đại diện.

Kỹ năng đàm phán được hiểu là việc một người vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm về thương lượng và thuyết phục một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu trong cuộc giao tiếp.

 

“Win-win” là thuật ngữ ám chỉ mục tiêu tối thượng mà một cuộc đàm phán nên có. 

Đây là một trong những kỹ năng mềm cực kì quan trọng không chỉ trong các lĩnh vực kinh doanh, mà còn xuất hiện ở các khía cạnh khác ở đời sống thường nhật.

Bạn đã hiểu được giá trị của kỹ năng đàm phán thương lượng chưa?

Để hiểu được giá trị của kỹ năng này, hãy cùng nhau xét một số ví dụ sau. Nếu bạn làm trong lĩnh vực bất động sản, hãy hỏi nhân viên kinh doanh lúc đang đi gặp khách hàng.

Bạn có thể tải về cuốn Ebook Kỹ Năng Thương Lượng của ĐH Harvard tại đây để tham khảo thêm nhé.

Nếu bạn quan tâm đến chính trị, hãy nhìn cách mà các chính khách đối thoại với nhau trên bàn đàm phán. Hoặc ngay cả việc bạn ra chợ mua một con cá, kỹ năng mặc cả cũng nên được ưu tiên.

Cuốn sách kỹ năng thương lượng

Cuốn sách kỹ năng thương lượng

Biết được tầm quan trọng của đàm phán là bước đầu tiên để lĩnh hội được kĩ năng này. Hãy tưởng tượng bạn là một chuyên gia thương thuyết, và tất nhiên những thủ thuật sau đây chắc chắn sẽ từ từ thấm vào máu của bạn.

7 bài học xương máu trong kỹ năng đàm thương lượng

       1.  Xây dựng sự tin tưởng để thuyết phục hiệu quả

Bạn có bao giờ để ý rằng, nói chuyện với 1 người bạn thân bao giờ cũng dễ hơn là bắt chuyện với một người xa lạ.

Khi nói chuyện với một người lạ, ít nhiều gì bạn cũng sẽ có cảm giác đề phòng, cảnh giác (mặc dù bạn hoàn toàn không có một ý định xấu xa nào).

tự tin để đàm phán

Tự tin để đàm phán

Và tất nhiên, người đối diện cũng sẽ nghĩ điều tương tự. Do đó, trước hết, hãy tạo cho người đó thấy rằng, bạn là người đáng tin tưởng. Đây là điều cơ bản nhất để đạt được được sự đồng thuận của người khác.

       2.  Khai thác điểm tương đồng với người đối diện trong kinh doanh

Hãy cho người đối diện thấy bạn đang chú ý lắng nghe bằng cách cùng có những cử chỉ tương đối giống họ.

Ví dụ như là:

  • Cách cầm một ly nước,
  • Nghiêng đầu cùng phía với bên kia,
  • Hay chỉ là việc đan lại hai bàn.

   Đơn giản nhưng cực kì hiệu quả!!!

       3.  “Nói có sách, mách có chứng” để tăng độ hiệu quả

Bất cứ khi bạn nói điều gì, bạn hãy đưa ra một trường hợp cụ thể, một ví dụ điển hình. Có như vậy, bạn mới không bị người kia bắt bẻ hay hỏi khó.

Hãy nhớ phải đọc rất nhiều trên Google, hay tham gia các khóa đào tạo của HarvardStanford,… để có nhiều kiến thức hơn bạn nhé! 

Còn không, bạn hãy chuẩn bị tinh thần bị dồn vào chân tường (nếu đối phương là người hay thích hỏi khó).

       4.  Phân tích tính 2 mặt của vấn đề để thương lượng tốt hơn

Dân làm sales chắc sẽ là người hiểu rõ điều này nhất. Lấy ví dụ là người làm sales bất động sản. Khi vị khách hỏi những mặt hạn chế của ngôi nhà, nhân viên này che dấu hay nói lái sang vấn đề khác.

Trong quá trình sử dụng ngôi nhà ấy, ngôi nhà bị lún, ngập nước. Lúc đó, uy tín của nhân viên ấy liệu có còn không? Và liệu rằng vị khách kia có kiện hoặc làm “rùm beng” lên không?

Liệu rằng anh nhân viên có thể bán thêm một ngôi nhà nào nữa không? Các bạn hẳn đã có câu trả lời.

Bạn nên tham gia một khóa đào tạo để học được những điều này ở mức độ chuyên sâu hơn. 

       5.  Chú ý lợi ích của người nghe 

Hãy đánh mạnh vào tính tư lợi của người đối diện. Ai cũng muốn điều tốt tới với mình.

Chẳng có ai muốn nhận thiệt thòi về bản thân cả. Trừ khi nào họ đang tính đến một lợi ích nào đó lớn hơn. Đó có thể là lợi ích tinh thần hay xã hội.

Tâm lý chung của con người là vậy. Do đó, hãy đặt mình vào khách hàng, nghĩ xem họ đang muốn điều gì. Và rồi, hãy đổ mật vào tai họ. Khiến họ nghĩ ra viễn cảnh thoải mái nếu làm theo sự chỉ dẫn của bạn.

       6.  Tạo tính khẩn cấp, cảm giác khan hiếm khi thương lượng

Tính khan hiếm trong đàm phán kinh doanh

Tính khan hiếm trong đàm phán kinh doanh

Sau khi khách hàng bị lung lay, hãy tạo ra cảm giác khan hiếm cho sản phẩm của mình. Hãy cho biết bạn đang mang lại cho họ một cơ hội “ngàn vàng”.

Hãy chứng minh chỉ mình bạn mới có thể mang lại cho bạn những điều mà người đó mong muốn.

       7.  “Chốt hạ” – Tạo ra đòn bẩy thuyết phục

Chốt sales là một nghệ thuật, nhưng người chốt sales không phải là nghệ sĩ mà là người bậc thầy. Chốt sales không phải ai cũng làm được.

Ở đây cần sự tỉnh táo nhiều hơn là máu nghệ sĩ. Do đó, hãy tỉnh táo, cẩn thận, và cuối cùng, “hạ gục” đối phương.

Những lưu ý khi muốn nâng cao tính thuyết phục trong đàm phán

Và rồi để có thể đạt được những điều trên, bạn cần phải luyện tập. Mà luyện tập như thế nào? Dưới đây là những điều mà bạn lưu ý nếu muốn luyện tập kỹ năng này.

       1.  Điều cơ bản nhất là bạn phải “dám giao tiếp”

Hãy bắt chuyện với bạn bè, đồng nghiệp nhiều hơn. Nếu bạn nhút nhát, không dám nói chuyện thì chẳng đời nào bạn có thể giao tiếp được chứ nói chi tới việc thương thuyết.

      2.  Hãy chú ý vào yếu tố phi ngôn từ để tăng tính thuyết phục

Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian ở đại học UCLA cho rằng: yếu tố ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% sự ảnh hưởng trong cuộc giao tiếp. Trong khi đó, các yếu tố như âm lượng, giọng nói,… lại lấy cho mình 38%. Và, khá là bất ngờ, ngôn từ và nội dung có vẻn vẹn 7% sức tác động tới đối phương.

Bạn hiểu rồi chứ, hãy rèn luyện tập ngôn ngữ cơ thể thật nhiều để cải thiện được kỹ năng thương lượng của mình.

Bạn nên tham khảo “Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể”. Đây là quyển sách rất hay, rất nhiều thông tin về ý nghĩa của từng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng nói,…. Hãy đọc và áp dụng cho bản thân mình nhé.

       3.  “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”

Câu nói này chưa bao giờ sai cả. Biết người để hiểu người, để từ đó có cách hành xử phù hợp với tính cách của người đó. À, người này là người hay giận, dễ nổi nóng, mình phải cẩn thận, tránh nói giỡn cợt, tránh những ngôn ngữ tục tĩu.

       4.  “Đánh lưỡi bảy lần trước khi nói”

Trước khi nói điều gì, hãy suy nghĩ thật kỹ. Liệu điều điều mình sắp nói có gây khó chịu gì cho người ta? Bạn ấy đang buồn, mình cười lúc này liệu có hợp lý?

Đối tác đang nhăn mặt suy nghĩ khi nghe về một điều kiện. Liệu mình nên trình bày tiếp? Hay là chuyển sang những lợi ích hoặc mong muốn của khách hàng?

       5.  Học từ sai lầm

Trong quá trình đi đến thành thạo kỹ năng, bạn sẽ mắc phạm một số lỗi. Hãy bình tĩnh. Đừng lo lắng.

Sau mỗi cuộc trò chuyện, hãy xem xét lại những ưu và nhược điểm của mình. Sau đó hãy cố gắng khắc phục nhược điểm và tiến bộ lên hằng ngày.

       6.  Tìm một người thầy

Một cuốn sách hay không bằng một người thầy giỏi. Việc đi theo một người thầy sẽ giúp bạn rút ngắn lại quá trình học tập rèn luyện.

Người thầy sẽ phân tích giúp bạn nhiều khía cạnh, những góc nhìn. Với kinh nghiệm thực của người thầy, bạn có thể tin tưởng vào lời chỉ dạy của thầy.

Nếu chỉ học qua sách vở lý thuyết thì đôi khi vẫn chưa thỏa mãn được những thắc mắc của bạn.

       7.  Tham gia khóa học đào tạo kỹ năng đàm phán chuyên sâu

Trường hợp bạn chưa may mắn gặp được người thầy, hãy tìm đến một khóa đào tạo uy tín. Chương trình học thực tế kết hợp lý thuyết chuyên sâu sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

Qua chương trình, bạn có thể gặp được người thầy, người bạn chung chí hướng. Từ đó, bạn ắt hẳn sẽ có thêm nhiều động lực, những mối quan hệ, và những cơ hội mới cho sự nghiệp.

Hiện tại, có rất nhiều chương trình đào tạo các kỹ năng mềm với nhiều trình độ khác nhau. Bạn nên tìm những khóa học mà giảng viên/diễn giả là người có uy tín trong lĩnh vực.

Bạn nên tìm hiểu kỹ chương trình mà mình định tham gia. Chương trình đào tạo những nội dung gì? Đối tượng tham gia? Thời gian? Yêu cầu chuẩn đầu vào (nếu có)?

Khóa đào tạo kỹ năng mềm tại học viện Minh Anh - TS. Lê Thẩm Dương

Khóa đào tạo kỹ năng mềm tại học viện Minh Anh – TS. Lê Thẩm Dương

Bạn có thể tham khảo khóa học Kỹ năng đàm phán của TS. Lê Thẩm Dương và Học Viện Minh Anh Tổ Chức vào tháng 10 này

Lời kết

Kỹ năng đàm phán nói riêng, kỹ năng giao tiếp nói chung thuộc một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất trong đời sống. Đối với sinh viên, kỹ năng này sẽ gây ấn tượng cực kì mạnh mẽ đối với nhà tuyển dụng. 

Đối với người đã đi làm, việc có kỹ năng ít nhiều ảnh hưởng tới việc thương lượng mức lương của bạn. Hoặc cao hơn là thuyết phục những khách hàng khó tính.

Dù là mục đích gì đi chăng nữa, trang bị kỹ năng mềm này là điều thiết yếu. Trong công việc thường nhật hay cuộc sống hàng ngày, một lúc nào đó, bạn sẽ cần tới. 

Lần sau, hãy tự tin nắm lấy sự chủ động và chinh phục người ngồi đối diện bạn nhé.

Nguồn: báo tuổi trẻ



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024