Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/12/2014 09:12 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
Lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng


Lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng

Lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng thế giới

Vào thế kỷ thứ III ở Rome, phụ nữ không đảm nhiệm vai trò đều mà là những người đàn ông, gọi là Parabolani Brotherhood. Nhóm những người đàn ông này chăm sóc những ai đau ốm.

Ở thời Crusades, đã có nhiều bệnh viện từ thiện được xây dựng. Những bệnh viện này dùng để chăm sóc những trẻ mồ côi, goá phụ, người nghèo và những người đau ốm.

Năm 60, bà Phoebe (Hylạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để chăm sóc. Bà được ngưỡng mộ và suy tôn là người nữ điều dưỡng tại gia đầu tiên của thế giới.

Thế kỷ thứ IV, bà Fabiola (Lamã) đã tự nguyện biến căn nhà sang trọng của mình thành bệnh viện, đón những người nghèo khổ đau ốm về để tự bà chăm sóc nuôi dưỡng.

Suốt từ năm 500 - 1500 sau Công nguyên, nhiều tổ chức quân đội gồm cả nam và nữ được thành lập để chăm sóc những người đau ốm.

Ở thế kỷ thứ XVI, Camillus De Lellis đã thành lập những nhóm người để chăm sóc người nghèo, người đau ốm và những người tù. Năm 1633, Sisters Chariting đã thành lập Saint Vincent De Paul tại Pháp. Đó là tổ chức đầu tiên dưới thời Giáo Hoàng dùng để chăm sóc người đau ốm. Tổ chức đã gởi những người điều dưỡng này đi khắp nơi trên thế giới, họ đã thành lập thêm nhiều bệnh viện ở Canada, Mỹ và Úc.

Thời kỳ viễn chinh ở Châu Âu, bệnh viện được xây dựng để chăm sóc số lượng lớn những người hành hương bị đau ốm. Cả nam và nữ đều thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người. Nghề điều dưỡng trở thành nghề được coi trọng.

Vào thời điểm bắt đầu có đạo Cơ đốc, người điều dưỡng có vai trò quan trọng và rõ ràng hơn. Dẫn đầu bởi niềm tin về tình yêu và sự chăm sóc những cá nhân khác là quan trọng, tổ chức đầu tiên về chăm sóc những người đau ốm được thực hiện bởi những người phụ nữ, gọi là "những người trợ tế". Trong suốt cuộc viễn chinh ở Châu Âu, những bệnh viện đã được xây dựng để chăm sóc một số lượng những người hành hương cần chăm sóc sức khỏe và người điều dưỡng được kính trọng hơn.

Đến cuối thế kỷ thứ XVI, chế độ nhà tù ở Anh và Châu Âu bị bãi bỏ. Các tổ chức tôn giáo bị giải tán, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng người chăm sóc bệnh nhân. Những người phụ nữ phạm tội, bị giam giữ được tuyển chọn làm điều dưỡng, thay vì thực hiện án tù; còn những người phụ nữ khác chỉ chăm sóc gia đình mình thôi. Bối cảnh này tạo ra những quan niệm và thái độ xấu của xã hội đối với điều dưỡng.

Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ thứ XIX, việc cải cách xã hội đã thay đổi về vai trò người điều dưỡng. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung cũng được cải thiện. Trong thời kỳ này, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính và suy tôn là người sáng lập ra ngành Điều dưỡng. Đó là Florence Nightingale (1820 - 1910). Bà sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh nên được giáo dục chu đáo. Bà biết nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách triết học, tôn giáo, chính trị. Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện thiên tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo khổ. Bà đã vượt qua sự phản kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserwerth (Đức) năm 1847. Sau đó bà học thêm ở Paris (Pháp) vào năm 1853. Những năm 1854 - 1855, chiến tranh Crimea nổ ra, bà cùng 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ các thương binh của quân đội hoàng gia Anh. Tại đây bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau 2 năm bà đã làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Đêm đêm, Florence cầm ngọn đèn dầu đi thăm bệnh, chăm sóc thương binh, đã để lại hình tượng người phụ nữ với cây đèn trong trí nhớ những người thương binh hồi đó. Chiến tranh chưa kết thúc, Florence phải trở lại nước Anh. Cơn "sốt Crimea" và sự căng thẳng của những ngày ở mặt trận đã làm cho bà mất khả năng làm việc. Bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Vì sức khỏe không cho phép tiếp tục làm việc ở bệnh viện, Florence đã lập ra hội đồng quản lý ngân sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới ở nước Anh vào 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo một năm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng không chỉ ở nước Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà Florence đã dày công xây dựng. Hội đồng Điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12 - 5 hằng năm, ngày sinh của Florence Nightingale, làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành Điều dưỡng thế giới.

Hiện nay ngành Điều dưỡng của thế giới đã được xếp là một ngành nghề riêng biệt, ngang hàng với các ngành, nghề khác. Có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: đại học, trên đại học. Nhiều cán bộ điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ... và các học hàm phó giáo sư, giáo sư..

.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM

1. Trước thời Pháp thuộc

1.1. Vai trò của ngưòi mẹ 

Cũng như thế giới, từ xa xưa các bà mẹ Việt Nam đã chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và gia đình mình. Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc của gia đình, các bà đã được truyền lại các kinh nghiệm dân gian của các lương y trong việc chăm sóc người bệnh, biết dùng các cây thuốc nam để chữa bệnh,...

1.2. Người đặt nền móng cho y học cổ truyền Việt Nam

Hai danh y nổi tiếng thời xưa của dân tộc ta là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) đã sử dụng phép dưỡng sinh để trị bệnh, đã phát hiện ra hàng trăm vị thuốc để điều trị bệnh có hiệu quả. Hai danh y này đã để lại cho nền y học nước ta một gia sản có giá trị lớn về y đức, y thuật Việt Nam.

1.3. Vai trò của các tôn giáo trong công tác điều dưỡng

Cuối thế kỷ XV, nhiều đoàn giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh cho các tín đồ. Một số giáo sĩ được mời vào cung vua để chữa bệnh cho các vua quan trong triều đình. Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha là hai giáo sĩ đầu tiên đặt nền móng y học và điều dưỡng phương Tây ở nước ta. Sau đó, các tu viện được thành lập, các trại chăm sóc cho người nghèo, trẻ mồ côi do các nữ tu đảm nhiệm. Việc chăm sóc mang tính nhân đạo, tự nguyện và không đòi hỏi thù lao.

2. Dưới thời Pháp thuộc

Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã xây dựng nhiều bệnh viện. Trước năm 1900, họ đã ban hành chế độ học việc cho những người muốn làm việc tại bệnh viện. Việc đào tạo không chính quy mà chỉ là cầm tay chỉ việc. Họ là những người giúp việc thạo kỹ thuật, vững tay nghề và chỉ phụ việc bác sĩ mà thôi.

Năm 1901, mở lớp nam y tá đầu tiên tại bệnh viện Chợ Quán, nơi điều trị bệnh tâm thần và bệnh phong. 

Ngày 20-12-1906, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập ngạch nhân viên điều dưỡng bản xứ. 

Năm 1910, lớp học dời về bệnh viện Chợ Rẫy để đào tạo y tá đa khoa. 

Ngày 1-12-1912, Công sứ Nam Kỳ ra nghị định mở lớp nhưng mãi đến năm 1923 mới mở Trường Y tá và ban hành ngạch bậc y tá bản xứ. Do chính sách của thực dân Pháp không tôn trọng người bản xứ và coi y tá chỉ là người giúp việc nên về lương bổng chỉ được xếp ở ngạch hạ đẳng.

Năm 1924, Hội Y tá ái hữu và Nữ hộ sinh Đông Dương thành lập, người sáng lập là cụ Lâm Quang Thiêm, nguyên Giám đốc bệnh viện Chợ Quán. Chánh hội trưởng là ông Nguyễn Văn Mân. Hội đã đấu tranh với chính quyền thực dân Pháp yêu cầu đối xử công bằng với y tá bản xứ, chấp nhận cho y tá được thi chuyển ngạch trung đẳng, nhưng không được tăng lương mà chỉ được phụ cấp đắt đỏ.

Năm 1937, Hội Chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp nữ y tá đầu tiên ở Việt Nam. Lớp học tại 38 Tú Xương (hiện là Trung tâm điều trị trẻ suy dinh dưỡng).

3. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vừa mới thành lập đã phải bước ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngành Y tế non trẻ mới ra đời, với vài chục bác sĩ và vài trăm y tá được đào tạo thời Pháp thuộc. Lớp y tá đầu tiên được đào tạo 6 tháng do giáo sư Đỗ Xuân Hợp làm hiệu trưởng được tổ chức tại quân khu X (Việt Bắc). Những y tá vào học lớp này được tuyển chọn tương đối kỹ lưỡng. Sau đó liên khu III cũng mở lớp đào tạo y tá. Năm 1950, ta mở nhiều chiến dịch. Vì vậy nhu cầu chăm sóc thương bệnh binh tăng mạnh. Việc đào tạo y tá cấp tốc (3 tháng là phổ biến) đã cung cấp nhiều y tá cho kháng chiến. Để đáp ứng công tác quản lý, chăm sóc và phục vụ người bệnh trong những năm 1950. Cục Quản lý cũng đã mở một số lớp đào tạo y tá trưởng, nhưng chương trình chưa được hoàn thiện. Mặt khác, kháng chiến rất gian khổ, cơ sở vật chất nghèo nàn, thuốc men cũng rất hạn chế, nên việc điều trị cho bệnh nhân chủ yếu dựa vào chăm sóc và chính nhờ điều dưỡng mà nhiều thương, bệnh binh bị chấn thương, cắt cụt, vết thương chiến tranh, sốt rét ác tính,... đã qua khỏi. 

4. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đất nước ta bị chia làm 2 miền. Miền Bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục chịu sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Tuy vậy, mỗi miền có những bước phát triển riêng về công tác điều dưỡng.

4.1. Ở miền Nam

Năm 1956 có trường Cán sự điều dưỡng SG, đào tạo cán sự điều dưỡng 3 năm. Cô Lâm Thị Hạ, là nữ giám học đầu tiên. 

Năm 1968, do thiếu điều dưỡng trầm trọng nên đã mở thêm ngạch điều dưỡng sơ học 12 tháng chính quy tại các trường điều dưỡng. Từ những năm 1960 đã có Sở Điều dưỡng tại Bộ Y tế.

Năm 1970, Hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập, cô Lâm Thị Hai là chánh sự vụ Sở Điều dưỡng đầu tiên kiêm Chủ tịch hội.

Năm 1973, mở lớp điều dưỡng y tế công cộng 3 năm tại Viện Quốc gia Y tế công cộng. 

4.2. Ở miền Bắc

Năm 1954, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình đào tạo y tá sơ cấp hoàn chỉnh để bổ túc cho lớp y tá học cấp tốc trong chiến tranh. 

Năm 1968, Bộ Y tế xây dựng tiếp chương trình đào tạo y tá trung cấp, lấy học sinh tốt nghiệp lớp bảy phổ thông đào tạo y tá 2 năm 6 tháng. Khoá đầu tiên mở lớp y tá được tổ chức tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Trung Ương, bệnh viện Việt Đức.Sau đó được xây dựng thành trường Trung học Y tế Bạch Mai trực thuộc Bộ Y tế. Đồng thời Bộ gửi giảng viên của hệ này đi tập huấn ở Liên Xô, Ba Lan, Cộng hoà Dân chủ Đức,... 

Việc đào tạo điều dưỡng trưởng cũng đã được quan tâm. Ngay từ năm 1960, một số bệnh viện và Trường Trung học Y tế trung ương đã mở lớp đào tạo y tá trưởng như lớp trung học y tế bệnh viện Bạch Mai , . bệnh viện E Hà NTuy nhiên chương trình và tài liệu giảng dạy chưa được hoàn thiện. 

Ngày 21 tháng 11 năm 1963, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định về chức vụ y tá trưởng ở các cơ sở điều trị bệnh viện, viện điều dưỡng, trại phong, bệnh xá từ 30 giường bệnh trở lên. 

4.5. Công tác điều dưỡng từ năm 1975 đến nay

Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước được thống nhất, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ở cả 2 miền. Từ đó, nghề điều dưỡng bắt đầu có tiếng nói chung giữa 2 miền Nam - Bắc.

Từ năm 1975, tiêu chuẩn tuyển chọn vào y tá trung học cần trình độ văn hoá cao hơn, học sinh được tuyển chọn bắt buộc phải tốt nghiệp trung học phổ thông hay bổ túc văn hoá và chương trình đào tạo cũng hoàn thiện hơn. 

Ngày 27 tháng 11 năm 1979, Bộ Y tế ra công văn số 4839 về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với y tá trưởng khoa và bệnh viện. 

Năm 1982, Bộ Y tế ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa.

Năm 1985, một số bệnh viện đã xây dựng phòng điều dưỡng, phòng này tách ra khỏi phòng y vụ tại bệnh viện Nhi Trung ương , bệnh viện đa khoa Uông Bí.

Ngày 14 tháng 7 năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định số 570/BYT-QĐ thành lập phòng điều dưỡng trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. 

Khởi đầu, ông Phạm Đức Mục, trưởng phòng điều dưỡng Viện Nhi Thụy Điển làm việc 100%; bà Lê Thị Sửu, giáo viên trường Trung học Y tế Hà Nội và bà Lê Thị Bình, giáo viên Trung học Y tế Bạch Mai làm 50% tại phòng Điều dưỡng Bộ Y tế được đặt trong Vụ Quản lý sức khỏe, nay là Vụ Điều trị Bộ Y tế để phát triển công tác điều dưỡng trong cả nước thời đó.

Ngày 14 tháng 3 năm 1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thành lập Phòng Y tá của Bộ đặt trong Vụ Quản lý sức khỏe. 

Ngày 10 tháng 6 năm 1993, Bộ Y tế ra quyết định số 526 kèm theo quy định về chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Cùng ngày đó, vụ Quản lý sức khỏe (nay là Vụ Điều trị) ra công văn số 3722 về việc triển khai thực hiện quy định trên.

Về đào tạo, năm 1985, Bộ Y tế được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho phép tổ chức khoá đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại Trường Đại học Y Hà Nội, năm 1986 mở tại Trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đây là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực đào tạo Đại học điều dưỡng của nước ta.

Tổ chức Y tế thế giới rất hoan nghênh chủ trương này, vì từ đây Bộ Y tế đã xác định được hướng đi của ngành Điều dưỡng, coi đây là một ngành nghề riêng biệt, chứ không suy nghĩ như trước đây cho y tá giỏi học chuyên tu thành bác sĩ. 

Năm 1994, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế lại tiếp tục cho phép đào tạo cử nhân cao đẳng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y học khoá III tại Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Y tế Nam Định.

Năm 1998, Trường Đại học Y khoa Huế mở lớp điều dưỡng cao đẳng đầu tiên tại khu vực miền Trung.

Vào những năm 60 của thế kỷ XX đã đào tạo điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Bạch Mai để cung cấp Điều dưỡng trưởng cho các Bệnh viện Trung ương nhưng chưa được bài bản. Năm 1990, lớp đầu tiên đào tạo điều dưỡng trưởng được Bộ Y tế cho phép là Trường Trung học Kỹ thuật Y tế trung ương I phối hợp với chuyên gia Thụy Điển mở 3 lớp "Điều dưỡng trưởng Bệnh viện": lớp thứ nhất tại Bệnh viện Uông Bí - Thụy Điển. Sau đó lớp thứ hai mở tại Trường Cao đẳng Y tế Nam Định, lớp thứ 3 tại Trường Đại học Y - Dược Hồ Chí Minh.

Đến nay khoảng 50% điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnh viện đã được đào tạo qua các lớp quản lý điều dưỡng trưởng.

Năm 1986, Hội Điều dưỡng khu vực thành phố Hồ Chí Minh mở đại hội. Năm 1989, Hội Điều dưỡng thủ đô Hà Nội và Hội Điều dưỡng tỉnh Quảng Ninh ra đời. Sau đó lần lượt một số tỉnh thành khác cũng thành lập Hội Điều dưỡng, thôi thúc sự ra đời của Hội Điều dưỡng cả nước. Ngày 26 tháng 10 năm 1990, Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam mở đại hội lần thứ nhất tại hội trường Ba Đình lịch sử. Nhiệm kỳ thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Hội là 3 năm (1990 - 1993). BCH có 31 ủy viên ở cả 2 miền. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là Chủ tịch, 3 phó Chủ tịch là: Cô Trịnh Thị Loan, Cô Nguyễn Thị Niên, ông Nguyễn Hoa. Tổng Thư ký là ông Phạm Đức Mục. Ngày 26 tháng 3 năm 1993, đại hội đại biểu y tá - điều dưỡng toàn quốc lần thứ 2 (nhiệm kỳ 1993 - 1997) được tổ chức tại Bộ Y tế và BCH mới gồm 45 ủy viên, Chủ tịch là Bà Vi Thị Nguyệt Hồ, 3 phó Chủ tịch là: Ông Nguyễn Hoa, Cô Trịnh Thị Loan, Ông Phạm Đức Mục (kiêm tổng thư ký).

Ngày 13 tháng 8 năm 1997, sau nhiều cố gắng của Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam, Nhà nước đã chấp thuận đổi tên Hội Y tá - Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng.

Từ khi thành lập đến nay Hội đã có 19 tỉnh hội và trên 160 chi hội. Sự hoạt động của Hội đã góp phần động viên đội ngũ điều dưỡng thêm yêu nghề nghiệp và thúc đẩy công tác chăm sóc tại các cơ sở khám bệnh, làm chuyển đổi bộ mặt chăm sóc điều dưỡng.

Năm 1999,Bộ Y tế chính thức ban hành chức vụ điều dưỡng trưởng tại Sở Y tế.

Từ năm 2003,chương trình đào tạo điều dưỡng trung cấp rút ngắn từ 2 năm 6 tháng, xuống còn 2 năm.

Năm 2006, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép mở lớp đào tạo thạc sĩ điều dưỡng đầu tiên của Việt Nam, chương trình được thạc sĩ Điều dưỡng Trần Thị Thuận và nhóm Hội Điều dưỡng Nhịp cầu thân hữu biên soạn.

Riêng về lớp đào tạo điều dưỡng trưởng, từ năm 1982 đến nay đã tổ chức tại các trường Trung Học Kỹ Thuật Y tế Trung ương I ( nay là ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương), Trung Học Kỹ Thuật Y tế Trung ương III (nay là khoa điều dưỡng kỹ thuật y học Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh), lớp Trung Học Y tế Bạch Mai, CĐ Y tế Nam Định ( nay là trường ĐH Điều dưỡng Nam Định).

Đến 2005, chương trình quản lý điều dưỡng được Bộ Y tế chỉnh lý thành chương trình đào tạo điều dưỡng trưởng dành chung cho các điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnh viện toàn quốc.
 

Người sáng lập ra ngành Điều Dưỡng

Florence Nightingale 1820 – 1910)



Florence Nightingale (12 tháng 5 năm 1820 – 13 tháng 8 năm 1910), còn được tưởng nhớ là Người phụ nữ với cây đèn, là người sáng lập ra ngành y tá hiện đại và là một nhà thống kê y tế.

Những giai đoạn ban đầu
Florence Nightingale sinh tại Florence (Ý). Gia đình bà giàu có và có liên hệ cao cấp trong chính phủ Anh quốc. Do đó mà bà bị cấm không cho đi làm những nghề nghèo hèn như nghề y tá lúc bấy giờ.

Nhưng khi bà nghe được tiếng gọi thiêng liêng năm 1837 tại khu vườn Embley, bà quyết định cãi lời cha mẹ, đi làm y tá và bỏ hết nhiệt huyết của mình vào ngành nghề y tế giúp người này từ năm1845. Hành động này một phần là vì bà có cảm xúc khi thấy người khác bị bệnh tật đau đớn, một phần khác là vì bà muốn chống lại xu hướng hạ thấp giới phụ nữ thời bấy giờ - đòi hòi phụ nữ phải phục tòng gia đình, làm nội trợ, sinh sản và không có quyền theo đuổi chuyên ngành chuyên nghiệp mình muốn.

Bà rất quan tâm về tình trạng thê thảm của các trung tâm y tế cho người nghèo và thổ dân. Tháng 12 năm 1844, khi một người ăn xin bị chết trong trạm xá ở London và tạo chấn động công luận, Nightingale lãnh đạo phong trào đòi cải tiến các trạm xá này. Bà được ông Charles Villiers hỗ trợ việc cải tổ luật về y tế cho người nghèo và sau đó bà tiếp tục tham gia cải tiến các phương án giúp người nghèo - trong và ngoài lãnh vực y tế.

Năm 1846 bà tham quan nhà thương tại KaiserswerthĐức và rất khâm phục khả năng phục vụ y tế của vùng này. Cùng lúc này, chính trị gia và nhà thơ Richard Monckton Milnes có ý muốn kết hôn nhưng Nightingale khước từ với lý do là lấy chồng sẽ làm bà xao lãng công tác y tế bà muốn thực hiện.

Năm 1847, trong lúc bà đang bị khủng hoảng tinh thần vì liên hệ với Milnes, Nightingale gặp Sidney Herbert, nhà chính trị lỗi lạc từng làm Thư Ký Chiến Tranh của Anh Quốc. Herbert khi đó đã có gia đình nhưng hai người rất tương đắc và trở thành bạn thân. Herbert giúp Nightingale khai thác và phát huy ngành y tá (trong thời chiến tranh vùng Krym), và ngược lại, bà là cố vấn chính yếu của ông ta trong những đường bước chính trị. Năm 1851, Nightingale không nghe lời cha mẹ, từ khước lới cầu hôn của Milnes.

Nightingale cũng có đi lại thân mật với ông Benjamin Jowett, đặc biệt là trong thời gian bà tính để di chúc dành tài sản cho khoa thống kê của Đại học Oxford.

Năm 1851 bà bắt đầu theo đuổi nghề y tá chính thức, và học được rất nhiều kinh nghiệm trong 4 tháng huấn luyện tại Kaiserswerth. Gia đình bà hết sức ngăn cản nhưng không thể thay đổi ý định của bà. Ngày 22 tháng 8 năm 1853, Nightingale lên chức y viện trưởng Trung tâm chăm sóc bệnh nhân phụ nữ tại London, và giữ chức này đến tháng 10 năm 1854. Cha bà mỗi năm gửi cho bà khoảng £500 để giúp bà theo đuổi nghề từ thiện này.

Chiến tranh Krym
Florence Nightingale nổi tiếng khi bà theo làm ý tá chăm sóc cho thương binh quân đội Anh trongchiến tranh vùng Krym. Ngày 21 tháng 10 năm 1854 bà và 38 người y tá tình nguyện được Sidney Herbert gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ nơi quân Anh đồn trú. 

Nightingale đến nhà thương quân y Scutari tại Istanbul và chứng kiến một cảnh kinh hoàng: thương binh bị bỏ bê không ai chăm sóc vì các y sĩ quá mệt mỏi, thuốc men hiếm, dụng cu dơ bẩn, và nhiễm trùng tràn lan gây thương vong rất nhiều. 
Ngoài ra không có hệ thống nấu và phát thức ăn cho bệnh nhân.


Nightingale cùng các chị em y tá thay nhau chùi rửa nhà thương, dụng cụ y tế và sắp đặt lại hệ thống chăm sóc bệnh nhân. Tuy thế, số tử vong vẫn tăng lên. Nhà thương này quá chật, chứa quá nhiều bệnh nhân và hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm ô uế không khí. Trong thời gian Nightingale làm việc tại nhà thương Scutari, 4077 thương binh bị chết. Binh lính chết vì bệnh tật (kiết lỵ và thương hàn) gấp 10 lần vì chiến thương. Đến tháng 3 năm 1855, sáu tháng sau khi Nightingale vào làm việc tại nhà thương này, chính phủ Anh mới gửi nhân viên tẩy trùng sang làm thông hệ thống ống cống và thoáng khí. Số tử vong giảm xuống ngay sau đó.

Nightingale tuy thế vẫn tin rằng bệnh nhân tử vong là do ăn uống thiếu dinh dưỡng và binh lính làm việc quá sức. Mãi cho đền khi bà về lại Anh và nghiên cứu các bằng chứng cụ thể do Ủy ban Sức khỏe Quân đội Hoàng gia đưa ra và nhận thức được tử vong phần lớn là do điều kiện ăn ở thiếu vệ sinh. Qua kinh nghiệm này bà sau đó luôn coi vấn đề vệ sinh là quan trọng hàng đầu trong môi trường sinh sống. Tử vong của bệnh nhân trong nhà thương vào thời bình nhờ đó cũng giảm nhiều.

Người phụ nữ với cây đèn




Hình vẽ trên báo London News (1855)

Báo Times lúc bầy giờ viết phóng sự về diễn tiến cuộc chiến tại Krym. Trong một bài, ký giả báo này kể về Florence Nightingale và tặng bà danh hiệu "The Lady with the Lamp" (Người phụ nữ với cây đèn) :

Nói không ngoa, Cô là một tiên nữ cho thuốc, vóc dáng mảnh mai của cô thầm lặng lướt qua những hành lang của bệnh viện, những khuôn mặt bệnh nhân đang đau khổ lộ vẻ biết ơn mỗi khi thấy bóng cô. Khi các bác sĩ đã về nghỉ, khi bóng đêm và sự tĩnh mịch phủ lên các hành lang đầy những bệnh nhân co quắp, cô xuất hiện với cây đèn leo lét trên tay, lặng lẽ đi tuần các trại bệnh một mình.

Trở về Anh quốc
Florence Nightingale về Anh ngày 7 tháng 8 năm 1857 và được đón chào như anh hùng quốc gia, theo đài BBC thì bà là ngươì nổi tiếng thứ nhì trong xứ, chỉ sau Hoàng hậu Victoria. Nightingale dọn lên khách sạn Burlington thuộc khu phố Piccadilly ở London . Bà bị mắc phải chứng sốt Krym từ khi sang làm việc ở đó. Bà tự giam mình trong phòng riêng, cấm cả mẹ và em không được vào thăm.

Theo lời mời của Hoàng hậu Victoria, Nightingale tuy bị bệnh nhưng vẫn sốt sắng tham gia vào cuộc điều tra của Uỷ ban Sức khoẻ Quân đội Hoàng gia do Sidney Herbert cầm đầu. Vì là phụ nữ, bà không được chính thức làm giám sát uỷ ban, nhưng bà viết bản báo cáo hơn 1000 trang, gồm đâỳ đủ thống kê danh sách liệt kê các khiá cạnh của y tế quân đội, và bà đi đầu trong cuộc thiết kế những phương pháp cải tiến y tế. Qua đó, Uỷ ban này ra quyệt nghị tu chỉnh hoàn toàn hệ thống quân y, thiết lập Trường Quân Y và cải tổ hệ thống lưu trữ bệnh sử.

Những thành công sau
Năm 1869 Nightingale và bác sĩ Elizabeth Khi còn ở Thổ, ngày 29 tháng 11 1855, sau một buổi họp khen ngợi Florence Nightingale về công trạng của bà, một số người cùng bà tổ chức quyên góp tiền gây quỹ đào tạo y tá, gọi là Quỹ Nightingale. Rất nhiều người góp tiền ủng hộ. Sidney Herbert làm bí thư danh dự và Công tước Cambridge làm chủ tịch.

Nightingale là người đầu tiên đưa ra khái niệm du lịch y khoa. Bà mô tả rõ ràng những dịch vụ của các trung tâm nghỉ ngơi và chữa bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ trước khi gửi bệnh nhân về đó, thay vì gửi họ đi Thụy Sĩ là nơi rất đắt tiền.

Đến năm 1859 Nightingale đem £45000 từ Quỹ Nightingale lập Trường Đào tạo Y tá Nightingale tại Nhà thương St. Thomas. Trường khai trương ngày 9 tháng 7 năm 1860 (ngày nay gọi là Trường Y tá và Hộ sản Florence Nightingale thuộc trường cao đẳng Kings ở London). Ngoài ra Nightingale cũng kêu gọi quyên góp thiết lập nhà thương Hoàng gia ở Buckinghamshire thuộc Aylesbury gần quê cũ của bà.

Năm 1860 bà xuất bản sách 136 trang tựa đề Những bài ghi chép về Y tá, sách này được dùng làm căn bản cho chương trình đào tạo y tá tại trường Y tá Nightingale và các trường y tá khác. Sách cũng bán chạy trong thị trường sách phổ thông và coi như một sách hay giới thiệu về ngành y tá. Nightingale luôn tìm cách phát huy và củng cố ngành y tá trong suốt quãng đời còn lại của mình. Nhờ bà mà ngành y tá mới phát triển và trưởng thành như ngày nay.

Trong thời Nội chiến Hoa Kỳ, chính phủ phe miền Bắc Hoa Kỳ đến viếng và nhờ Nightingale chỉ dẫn phương thức sắp xếp hệ thống y tế cho thương binh tại chiến trường. Ý kiến của bà không được chấp thuận, nhưng sau đó đưa đến sự thành lập Ủy ban Vệ sinh Hoa Kỳ.Blackwell mở trường Y khoa cho Phụ nữ.

Năm 1870, Nightingale huấn luyện Linda RichardsY tá Hoa Kỳ đầu tiên và giúp bà này thiết lập các trường đào tạo y tá tại Hoa Kỳ. Linda Richards sau này là một trong những y tá tiên phong tại Mỹ và Nhật Bản.

Năm 1882, những y tá tốt nghiệp từ trường Nightingale bắt đầu có chức vụ chuyên nghiệp trong các cơ sở y tế Anh quốc. Nhiều người trở thành Y tá trưởng của các nhà thương chính tại Anh và sang cả tại Úc (nhà thương Sydney New South Wales).

Nightingale được trao tặng huy chương Thập tự Đỏ năm 1883, bằng khen Order of Merit năm 1907.

Tuy bà bị bệnh mệt mỏi kinh niên phải nằm liệt giường từ năm 1896 bà vẫn tiếp tục nghiên cứu và là người tiên phong trong ngành thiết kế nhà thương và nhiều ý kiến của bà được trọng dụng tại Anh và cả trên thế giới.

Qua đời
Florence Nightingale mất ngày 13 tháng 8 năm 1910, thọ 90 tuổi, tại phòng số 10 South Street, Park Lane. Chính phủ Anh cho phép chôn bà tại nghĩa trang Westminster Abbey nhưng gia đình bà từ chối và đưa về chôn tại nghĩa trang nhà thờ St. Margaret tại Wellow, Hampshire.
 
 
 
nguồn: www.hmu.edu.vn
 

 



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Các thành viên đã Thank nhimlee vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024