Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/10/2013 16:10 # 1
linhqnh2
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 39/70 (56%)
Kĩ năng: 13/30 (43%)
Ngày gia nhập: 03/09/2013
Bài gởi: 249
Được cảm ơn: 43
Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường


Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường đang dần nên phổ biến trong xã hội đang phát triển của nước ta, bệnh gây nên các biến chứng gây nên di chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát đường máu trong giới hạn cho phép. Bệnh đái tháo đường được chia làm 2 type: đái tháo đường type I và đái tháo đường type II dựa theo cơ chế bệnh sinh. Mỗi type mang đặc điểm lâm sàng riêng nhưng các triệu chứng biểu hiện tình trạng tăng đường huyết thì vẫn mang những đặc điểm chung như:

 

Mệt mỏi, luôn luôn mệt mỏi

Bệnh tiểu đường, cơ thể hoạt động không hiệu quả và đôi khi do không thể sử dụng glucose để chuyển hóa sinh năng lượng cho các hoạt động sống. Cơ thể phải sử dụng năng lượng được sinh ra trong quá  trình chuyển hóa từ chất béo một phần hoặc hoàn toàn. Quá trình này đòi hỏi cơ thể sử dụng nhiều năng lượng hơn để phân giải năng lượng trong các liên kết có ở chất béo. Kết quả là cảm giác mệt mỏi thường xuyên do năng lượng là nhiên liệu cho hoạt động sống không được cung cấp đủ.

 

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Người bị tiểu đường không thể hấp thu được năng lượng trong các loại thực phẩm mà họ ăn.Vì vậy, họ có thể giảm cân ngay cả khi ăn một số lượng đường thích hợp hoặc thậm chí là ăn nhiều hơn. Mất đường và đi kèm với mất nước trong nước tiểu cũng góp phần để giảm cân.

 

Khát nước

Một người có bệnh tiểu đường có mức đường huyết cao trong huyết tương làm lấn áp cả khả năng lọc của thận nên một lượng glucose sẽ vượt qua màn lọc cầu thận và có mặt trong nước tiểu. khi đó nước tiểu có lượng đường khá cao và có áp lực thẩm thấu cao, nó sẽ giống như chất lợi niệu thẩm thấu kéo nước ra khỏi cơ thể vào nước tiểu. Cơ thể cố gắng để chống lại điều này bằng cách gửi một tín hiệu đến não để làm máu loãng, từ đó tạo cảm giác khát. Cơ thể khuyến khích uống nhiều nước để pha loãng đường trong máu cao trở lại mức bình thường và để bù đắp cho lượng nước bị mất do tiểu nhiều.

 

Người bị bệnh tiểu đường luôn có cảm giác khát nước
Người bị bệnh tiểu đường luôn có cảm giác khát nước
 
 

Đi tiểu quá nhiều

Một cách phản ứng để cơ thể loại bỏ lượng đường thừa trong máu là bài ​​tiết vào nước tiểu. Điều này cũng có thể dẫn đến mất nước bởi vì cần một số lượng lớn nước để bài tiết đường.

 

Ăn uống quá mức

Trong giới hạn của cơ thể ,nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để cố gắng làm giảm mức độ đường tăng cao ở trong máu.Hơn nữa, trong bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể đề kháng với hoạt động của insulin nên cần một lượng lớn insulin thì mới đảm bảo chức năng điều hòa đường máu của tụy và một trong các chức năng của insulin là kích thích đói. Do đó, nồng độ insulin cao dẫn đến tăng cảm giác đói. Mặc dù lượng thức ăn ăn vào rất nhiều nhưng người bệnh có thể tăng cân rất ít và thậm chí có thể giảm cân.

 

Ăn uống quá nhiều dẫn đến mắc bệnh tiểu đường
Ăn uống quá nhiều dẫn đến mắc bệnh tiểu đường
 

Chậm lành vết thương:

Nồng độ đường trong máu cao làm giảm khả năng của bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và làm sạch mô chết và các tế bào già. Khi các tế bào bạch cầu không hoạt động đúng với chức năng thì vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Bệnh tiểu đường lâu dài cũng gây nên sự tích tụ cholesterol gây xơ vữa mạch máu, ngăn cản máu lưu thông,làm giảm việc cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến các mô cơ thể.

 

Người bị tiểu đường bị hoại tử vết thương
Người bị tiểu đường bị hoại tử vết thương
 

Nhiễm trùng:

Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm nấm thường xuyên của bộ phận sinh dục , nhiễm trùng da, và thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu , có thể là kết quả sự đáp ứng miễn dịch kém của hệ thống miễn dịch trong bệnh tiểu đường đồng thời sự hiện diện của glucose cao trong các mô tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các bệnh nhiễm trùng cũng có thể được coi là một chỉ số về việc kiểm soát kém đường huyết ở người có bệnh tiểu đường.

 

Thay đổi trạng thái tinh thần

Kích động, khó chịu không giải thích được, không chú ý, hôn mê , hay lẫn lộn nhận thức tất cả đều có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu rất cao, nhiễm ceton-acid, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, hay hạ đường huyết.

 

Nhìn mờ

Nhìn mờ không phải đặc điểm lâm sàng đặc trưng cho bệnh tiểu đường, nhưng là triệu chứng thường xuyên xuất hiện khi nồng độ đường trong máu cao.

 

Y Tế Quân Đội (tổng hợp)
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024