Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/09/2013 20:09 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
Bác sĩ là Bác sĩ -Thiết bị là thiết bị - Thiết bị y tế không thay được Bác sĩ


 

Bác sĩ là Bác sĩ -Thiết bị là thiết bị - Thiết bị y tế không thay được Bác sĩ
 
Tiền thân là bác sĩ Nhi và có học thêm đa khoa, nhưng tôi học xa hơn để làm về nghiên cứu và chỉ sống bằng nghiên cứu và dạy học bởi vì tôi yêu 2 lĩnh vực này. Nói vậy không có nghĩa là tôi ghét  việc khám chữa bệnh. Trái lại nhờ tích lũy được kiến thức trong nghiên cứu và dạy học, tôi hiểu sâu sắc về những vấn đề bất cập trong hệ thống khám chữa bệnh của nước ta nên tôi đặc biệt quan tâm nó. Để biến quan tâm thành hành động, điều trước tiên là tôi muốn góp phần giúp sinh viên Y khoa sẽ trở thành bác sĩ khám chữa bệnh có cái đầu nhạy bén hơn và trái tim nhân hậu để sức khỏe của nhân dân tránh được hư tổn và họ không đi vào con đường nghèo.Dưới đây chỉ là một khía cạnh trong chủ đề nâng cao kiến thức và kỹ năng mềm cho sinh viên Y khoa của tôi.
 
 
Thực tế cho thấy ngày càng có quá nhiều bác sĩ của Việt Nam chúng ta tự hạ thấp vai trò của mình. Ở bất kỳ bệnh viện nào thì đa phần bác sĩ đều hỏi và khám qua loa, lấy lệ,  hồ sơ bệnh án chẳng có thông tin gì phản ảnh về tình trạng bệnh tật, trong khi đó đặt bút kê một cách dễ dàng hàng loạt các xét nghiệm hóa sinh, huyết học và chẩn đoán hình ảnh bắt bệnh nhân thực hiện. Hành động này sẽ ảnh hưởng không tốt cho bệnh nhân cả 2 khía cạnh sức khỏe và kinh tế. Trầm trọng không kém là bác sĩ đã tự đánh mất uy quyền có đạo đức và danh dự của mình. Bởi vì những bệnh nhân thông minh họ sẽ phản ứng ngay cho rằng những bác sĩ làm như thế là  kém hoặc mất đạo đức. Trái lại, với những bệnh nhân thiếu hiểu biết thì lại chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp thay bác sĩ và rồi bác sĩ làm theo mà không một lời giải thích lợi hại và thuyết phục để người bệnh nghe mình.
 
Tôi tin rằng những BS có tầm và có tâm đều nhận biết rất rõ thiết bị y tế là công cụ hỗ trợ đắc lực trong khám chữa bệnh nhưng nó không thể thay thế được thầy thuốc. Vai trò của nó gồm:
Để phát hiện sớm những bất thường mà  còn ở giai đoạn chưa phơi bày triệu chứng cơ năng và thực thể. Bởi vì nếu cơ  thể có gì  bất thường thì nội môi là thay đổi trước tiên, biểu hiện qua những chỉ số huyết học và hóa sinh thông thường: công thức máu, đường máu, mỡ máu, chức năng gan, thận. Vì thế ở các nước tiên tiến dân chúng được khyến khích khám sức khỏe định kỳ. Nhờ đó mà sức khỏe của họ ngày càng tốt hơn biểu hiện qua tuổi thọ tăng và già hóa dân số cũng  tăng lên
Để khẳng định lý thuyết và kinh nghiệm của bác sĩ và  để theo dõi diễn tiến của bệnh, để đánh giá hiệu quả chữa bệnh. Nhờ đó, việc chẩn đoán cũng như điều trị chính xác hơn, nhanh chóng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Hiểu đúng và hiểu thấu đáo vai trò của thiết bị y khoa thì bác sĩ sẽ không “lạm dụng chỉ định” và cũng sẽ không “phụ thuộc” vào cận lâm sàng. Tuy vậy, nó không thể thay thế vai trò của bác sĩ ở mọi lúc mọi nơi. Trái lại,  càng có sẵn những thiết bị tối tân thì càng buộc bác sĩ sẽ phải động não để đưa đến quyết định chọn xét nghiệm gì, chiếu chụp gì cho sát hợp trên từng người bệnh. Nhờ đó, họ sẽ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm ngày càng cao cho nên sẽ giúp cho người bệnh tránh được xâm hại do thủ thuật y khoa và đỡ tốn kém bất hợp lí.
 
Để giúp BS đạt được tiêu chuẩn này thì buộc bác sĩ phải:
Có khả năng hoàn thành một hồ sơ bệnh án hoàn chỉnh từ khâu thu thập thông tin bệnh sử, khám tổng quát cộng với tóm tắt bệnh án thể hiện rõ chẩn đoán xác đinh hoặc hướng nghĩ tới một bệnh nào đó logic.
Đủ kiến thức về khoa học cơ bản và bệnh học.
Đủ kinh nghiệm khám lâm sàng mà đòi hỏi bác sĩ phải đạt được 4 động tác, đó là:
Nhìn với đôi mắt nhạy cảm qua quan sát bệnh nhân từ sắc mặt cho tới tất cả những phần bên ngoài xuyên suốt toàn cơ thế của họ.
Sờ với đôi bàn tay cũng cần sự nhạy cảm không kém để xác định được tính chất nóng/lạnh, mức độ sưng, đau, sần sùi, mềm/cứng… của những khối u/ổ viêm mà có thể đoán được cả tính chất của tổn thương gan (viêm/abces, xơ gan, u gan); viêm thận/thận hư (chạm thận, bập bềnh thận)…
Gõ cũng thế, gõ sẽ  biết được gan to, lách to ở mức độ nào (kết hợp với sờ) và gõ để phát hiện phổi đục hay trong…
Nghe, đây cũng là kỹ năng rất nhạy cảm. Nghe tiếng thổi tâm thu, tâm trương kép, liên tục, phụt ngược, tống máu…ở tim; nghe tiếng ran rít, ran ngáy, ran nổ, ran ẩm… ở phổi kết hợp với khám bệnh và hỏi bệnh sử  đúng cách là có thể chẩn đoán được nhiều bệnh ở tim và ở  phổi rồi.
Thậm chí, có những trường hợp bác sĩ chỉ cần quan sát kỹ lưỡng không thôi đã đủ để tiên lượng, đánh giá hoặc kết luận mức độ bệnh hoặc là bệnh nhân sẽ tử vong. Điển hình là “Bộ mặt Hippocrates” mà cả thế giới đã áp dụng trãi qua 2.500 năm nay. Hippocrates đã quan sát bệnh nhân rất cẩn thận trong suốt một quá trình cho tới khi chết. Trên cơ sở đó ông ghi nhận được những dấu hiệu biểu hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân sắp chết, đó là:”mũi nhô ra, mắt trũng, tai lạnh và vành tai ngoài sụp xuống, da trán khô và dãn ra,  da mặt tái xanh và xám ngắt hoặc đen  sạm”. 
Một số điểm BS cũng NÊN nằm lòng: kết quả xét nghiêm máu và nước tiểu chó thế cho kết quả sai lệch vì những yếu tố sau đây:
Tay nghề của người lấy mẫu bệnh phẩm không thành thạo.
Thiết bị y khoa ko được bảo quản máy thích hợp và nó không được chuẩn máy định kỳ.
Chất lượng hóa chất, thời hạn sử dụng và điều hiện bảo quản không đạt yêu cầu.
Vì thế, để tránh đưa ra những kết luận/chẩn đoán bệnh sai thì bác sĩ nên NHỚ kết hợp giữa bệnh cảnh lâm sàng và kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để suy luận từ đó mới đặt bút viết lên bệnh án về bệnh xác định. Nếu bác sĩ thấy 2 khía cạnh này không khớp nhau thì  buộc phải làm lại xét nghiệm.
 
Mặc dù các nước tiên tiến như châu Âu, Mỹ và Nhật đã chế tạo ra hàng loạt thiết bị y khoa công nghệ tiên tiến nhất thế giới, hệ thống y tế ở đó cả trường y lẫn bệnh viện đều rất coi trọng vai trò của người thầy thuốc (BS khám chữa bệnh). Bởi vì có BS thì mới chẩn đoán ra bệnh và chẩn đoán đúng bệnh, mới ra quyết định điều trị thích hợp và giảm tác hại tối đa cho người bệnh. Cũng thế, BN cần nói ra tình trạng khó chịu hoặc đau đớn với bác sĩ và cả điều dưỡng. Cũng thế, nhờ bệnh nhân nói ra thì bác sĩ mới biết phải xử trí như thế nào hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho giảm tình trạng khó chịu đó hoặc qua khỏi cơn nguy kịch.
 
Suy cho cùng bất cứ lĩnh vực nào thì CON NGƯỜI LÀ TRUNG TÂM. Hơn thế, trong lĩnh vực khoa học khám chữa bệnh đòi hỏi con người ở mức độ cao cấp hơn trên cơ sở một cái đầu biết chọn lọc thông tin và tư duy tổng hợp thì phải có hệ thần kinh nhạy cảm và nhanh, đồng thời là trái tim có cảm xúc.
                                                                                              Hà Nội, ngày 18/02/13
                                                                                                                                                    BS Hoa Tran (TSBS Trần Thị Hoa)
source:facebook.com


              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Các thành viên đã Thank Nghiem_huyen vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024