Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/02/2010 21:02 # 1
xinhay_hieuchotoi2002
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 23/02/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 16
khái niệm môi trường ( giáo trình )


 

Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Khoa học môi trường
Khoa học MT là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường chung quanh.
Môi trường là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học liên ngành có mục đích chủ yếu là BVMT sống lâu dài của con người trên Trái đất.
Các nhiệm vụ:
F Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, KCN, đô thị, nông thôn...
F Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng MT sống của con người.
F Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm BVMT và PTBV.
F Nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa, phương pháp phân tích hóa học,vật lý, sinh học phục vụ cho 3 nội dung trên.
Về phương pháp nghiên cứu:
F Các phương pháp thu thập và xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm.
F Các phương pháp phân tích thành phần MT.
F Các phương pháp phân tích, đánh giá xã hội, quản lý xã hội, kinh tế.
F Các phương pháp tính toán, dự báo, mô hình hóa.
F Các giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật.
F Các phương pháp phân tích hệ thống.
Nội dung của khoa học môi trường
F Khoa học MT nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với MT.
F Công nghệ MT là tổng hợp các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học.
F Quản lý MT là tổng hợp các biện pháp luật pháp, kỹ thuật, chính sách, kinh tế.
1.2. Khái niệm và phân loại MT
1.2.1. Khái niệm.
Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người...
MT sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:
-  MT tự nhiên
-  MT xã hội
-  MT nhân tạo
Như vậy, Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,…
1.2.2. Phân loại môi trường
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo các đặc trưng sau:
- Môi trường tự nhiên (Natural Environment)
- Môi trường xã hội (Social Environment)
- Môi trường nhân tạo (Artifical Environment)
b. Phân loại theo sự sống
- Môi trường vật lý (Physical Environment)
- Môi trường sinh học (Bio-Environment)                                                          
            - Môi trường đất (Soil Environment)
            - Môi trường nước (Water Environment)
            - Môi trường không khí (Air Environment)
- Môi trường ven biển (Coastal Zone Environment)
- Môi trường đồng bằng (Delta Environment)
- Môi trường miền núi (Hill Environment)...
             - Môi trường thành thị (Urban Environment)
             - Môi trường nông thôn (Rural Environment)

Nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin.

Giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật.
 

 

 
Hình 1.1: Các chức năng chủ yếu của môi trường (KHMT)
      Bảng 1.1: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới (ha/người)
Năm
- 106
-105
-104
O(CN)
1650
1840
1930
1994
2010
Dân số(tr.ng)
0,125
1,0
5,0
200
545
1.000
2.000
5.000
7.000
DT(ha/ng)
120.000
15.000
3.000
75
27,5
15
7,5
3,0
1,88
 
Bảng 1.2: Diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam
Năm
1940
1960
1970
1992
2000
Bình quân đầu người(ha/ ng)
       0,2
       0,16
       0,13
      0,11
   0,10
1.4. Các thành phần cơ bản của MT
1.4.1. Thạch quyển
- Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái đất nóng lên dần, dẫn đến sự phân dị của vật chất bên trong và thoát khí, hơi nước, tạo nên khí quyển nguyên sinh gồm CH4, NH3 và hơi nước. Dần dần, lớp ngoài Trái đất nguội dần trở nên đông cứng và tạo nên Vỏ Trái đất.
            - Vỏ Trái đất (Thạch quyển) là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý. Vỏ Trái đất được chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa dày 60 – 70 km và vỏ đại dương 2 – 8 km.
            - Thành phần hóa học của Trái đất bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep.
                 Bảng 1.3  Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái đất                    
Nguyên tố
% trọng lượng toàn vỏ
% thể tích so với toàn vỏ
              O
              Si
              Al
              Fe
              Mg
              Ca
              Na
              K
                46,60
                27,72
                  8,13
                  5,0
                  2,09
                  3,63
                  2,83
                  2,59
                 93,77
                 0,86
                 0,47
                 0,43
                 0,29
                 1,03
                 1,32
                 1,83
8 nguyên tố hóa học phổ biến trên chiếm 99% trọng lượng thạch quyển.
            - Cấu trúc bên trong của Trái đất được trình bày ở hình sau:
Hình 1.2  Cấu tạo bên trong của Trái đất    
1.4.2. Thủy quyển
- Khoảng 71 % với 361 triệu km2 bề mặt Trái đất được bao phủ bởi mặt nước. Khối lượng của thủy quyển khoảng 1,4. 1018 tấn, tương đương với 7 % trọng lượng thạch quyển.
- Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái đất gồm: nước ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thủy quyển bao gồm: Đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết.
- Hiện nay người ta chia thủy quyển làm 4 đại dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn.
            Bảng 1.4  Diện tích các Đại dương và các Biển chính
    Đại dương, biển
Diện tích (triệu km2)
       Phần trăm
Thái Bình Dương
165,242
46,91
Đại Tây Dương
82,362
23,38
Ấn Độ Dương
73,556
20,87
Bắc Băng Dương
13,986
3,97
Biển Malaixia
8,143
0,80
Biển Caribbe
2,756
0,71
Biển Địa Trung Hải
2,505
0,64
Biển Bering
2,269
0,58
Vịnh Mexico
1,544
0,39
        Tổng
252,36
100
1.4.3. Khí quyển
- Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái đất, với ranh giới dưới là bề mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh.
- Khí quyển Trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thủy quyển và thạch quyển.
- Khí quyển Trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt, tầng điện ly.
Hình 1.3  Cấu trúc của khí quyển theo chiều thẳng đứng
· Tầng đối lưu (Troposphere)
+ Là tầng thấp nằm ngay trên mặt đất, có chiều cao khoảng 15 – 18 km tính từ mặt đất, chiếm khoảng 70% khối lượng khí.
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, có nhiệt độ thay đổi giảm dần từ +400C ở lớp sát mặt đất tới -500C ở trên cao.
+ Tầng đối lưu có chiều cao thay đổi từ 7- 8km ở các đới cực và khoảng 16-18km ở đới xích đạo.
+ Số lượng các khí ở tầng này khoảng 4,12 x 1015 tấn so với tổng khối lượng khí là 5,15.1015 tấn.
+ Là nơi tập trung nhiều hơi nước nhất, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão,…
· Tầng bình lưu (Stratosphere)
+ Có một vùng thấp hơn với độ cao trên 25km và có nhiệt độ gần như không đổi, trong khi đó tầng trên của nó nhiệt độ tăng cùng với tăng độ cao.
+ Không khí ở tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao khoảng 25km trong tầng bình lưu, tồn tại một lớp không khí giàu khí ôzôn thường được gọi là tầng ôzôn.
· Tầng trung quyển (Mesosphere): nằm bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80km. Nhiệt độ giảm theo độ cao, từ -20C ở phía dưới giảm xuống -920C ở lớp trên.
· Tầng nhiệt quyển (Thermosphere): có độ cao từ 80km đến 500km, nhiệt độ có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -920C đến +12000C. Nhiệt độ không khí ban ngày rất cao và ban đêm thấp.
· Tầng ngoại quyển (Exosphere): bắt đầu từ độ cao 500km trở lên. Tầng này là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến.
- Thành phần khí quyển Trái đất:
Bảng 1.5  Hàm lượng trung bình của khí quyển
Chất khí
% Thể tích
% Trọng lượng
Khối lượng (n.1010 tấn)
N2
O2
Ar
CO2
Ne
He
CH4
Kr
N2O
H2
O3
Xe
78,08
20,91
0,93
0,035
0,0018
0,0005
0,00017
0,00014
0,00005
0,00005
0,00006
0,000009
75,51
23,15
1,28
0,005
0,00012
0,000007
0,000009
0,000029
0,000008
0,0000035
0,000008
0,00000036
386.480
118.410
6.550
233
6,36
0,37
0,43
1,46
0,4
0,02
0,35
0,18
Học thuyết về sinh quyển (biosphere) được nhà Địa hóa người Nga V.N.Vernatxki đưa ra năm 1926. Theo học thuyết này, sinh quyển là toàn bộ dạng vật chất sống tồn tại ở bên trong, bên trên và phía trên Trái đất hoặc là lớp vỏ sống của Trái đất, một hệ thống động vô cùng phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc điểm xác suất.
Đây là một hệ thống động và rất phức tạp. Với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của loài người, bên trên sinh quyển hình thành một quyển đặc biệt là Trí tuệ quyển (Noosphere).
    Báo cáo tổng quan MT toàn cầu năm 2000 của Chương trình MT LHQ (UNEP) đã phân tích 2 xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba:
-  Thứ nhất, đó là các HST và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa.
-  Thứ hai, thế giới đang ngày càng biến đổi.
Hiện nay thế giới đang đứng trước những thách thức MT sau:
Các nhà khoa học cho biết trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái đất đã nóng lên khoảng 0,50C và trong thế kỷ này sẽ tăng từ 1,50C - 4,50C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu là:
- Mực nước biển dâng cao
- Thời tiết thay đổi
Việt Nam tuy chưa phải là nước công nghiệp phát triển, tuy nhiên xu thế đóng góp khí gây hiệu ứng nhà kính cũng thể hiện khá rõ nét.
Ôzôn (O3) là loại khí hiếm trong không khí gần bề mặt đất và tập trung thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng đối lưu từ 16km đến khoảng 40km ở các vĩ độ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, ôzôn độc hại và sự ô nhiễm ôzôn sẽ có tác động xấu đến năng suất cây trồng.
Hình 1.4  Tầng ôzôn - "ô bảo vệ" sự sống trên trái đất
Tầng ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và các loài sinh vật trên Trái đất. Bức xạ tia cực tím có nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá hủy đối với con người và sinh vật cũng như các vật liệu khác, khi tầng ôzôn tiếp tục bị suy thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ.
Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Như chúng ta đã biết, nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo thành bởi sự cân bằng giữa năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái đất và năng lượng bức xạ nhiệt của mặt đất phản xạ vào khí quyển. Bức xạ Mặt trời là bức xạ sóng ngắn nên nó dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và tầng Ôzôn rồi xuống mặt đất, ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài, nó không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 và lại bị khí CO2 và hơi nước trong không khí hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh Trái đất sẽ tăng lên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất (xem hình 1.5), hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng nhà kính”(green house effect).
Tính chất nguy hại của hiệu ứng nhà kính hiện nay là làm tăng nồng độ các khí này trong khí quyển sẽ có tác dụng làm tăng mức nhiệt độ từ ấm tới nóng, do đó gây nên những vấn đề MT của thời đại. Các khí nhà kính bao gồm: CO2, CFC, CH4, N2O.
1.5.4. Tài nguyên bị suy thoái
- Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc.
- Diện tích rừng của thế giới còn khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay, diện tích này đã bị mất đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới chiếm 2/3. Sự phá hủy rừng xảy ra mạnh chủ yếu ở các nước đang phát triển.
- Với tổng lượng nước là 1386.106km3, bao phủ gần ¾ diện tích bề mặt Trái đất, nhưng loài người vẫn “khát”giữa đại dương mênh mông, bởi vì lượng nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước mà hầu hết tồn tại dưới dạng đóng băng và tập trung ở hai cực (chiếm 2,24%), còn lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng trực tiếp là 0,26%. Gần 20% dân số thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an toàn.
1.5.5. Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Nhiều vấn đề MT tác động ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu vực này thành các điểm nóng về MT.
Ở Việt Nam, trong số 621 đô thị thì chỉ có 3 thành phố trên 1 triệu dân. Trong vòng 10 năm đến, nếu không quy hoạch đô thị hợp lý thì có khả năng TP HCM và HN sẽ trở thành siêu đô thị khi đó những vấn đề MT trở nên nghiêm trọng hơn.
1.5.6. Sự gia tăng dân số
Hiện nay đang xảy ra tình trạng dân số gia tăng mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống thấp, nhiều vấn đề MT nghiêm trọng cho nên đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng giữa dân số và MT.
Theo dự báo đến năm 2015, dân số thế giới sẽ ở mức 6,9 – 7,4 tỷ người và đến 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người, trong đó 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển, do đó sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề MT.
Sự gia tăng dân số tất nhiên dẫn đến sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và hậu quả dẫn đến ô nhiễm MT.
1.5.7.  Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên Trái đất  
Cân bằng sinh thái bị đảo lộn, đặc biệt là hệ sinh thái đại dương. Hiện nay vấn đề mất đa dạng sinh học đang là vấn đề nghiêm trọng, nguyên nhân chính của sự mất đa dạng sinh học là:
- Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
- Săn bắt quá mức để buôn bán.
- Ô nhiễm đất, nước và không khí.
-  Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học
Hầu hết các loài bị đe dọa đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa sống trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biệt là các dải san hô là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chương 2. CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG TRONG KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
2.1. Những vấn đề chung về sinh thái học và tầm quan trọng của Sinh thái học trong Khoa học môi trường
Sinh thái học (SHT) là khoa học tổng hợp nghiên cứu những điều kiện tồn tại của các sinh vật và những mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật với nhau và với các nhân tố của môi trường.
Về bản chất, STH nghiên cứu 2 vấn đề chính:
- Nghiên cứu các yếu tố môi trường liên quan đến sự sống của các sinh vật và các nhân tố sinh thái (NTST) để điều chỉnh các hệ sinh thái (HST) thích nghi với môi trường và với các NTST đó.
- Nghiên cứu các quy luật cơ bản của HST: quy luật tác động tổng hợp các NTST, quy luật giới hạn sinh thái, quy luật tác động không đều của các NTST lên cơ thể sống, quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.
Về nội dung, STH nghiên cứu 6 vấn đề:
- Đặc điểm của các NTST môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước, không khí, đất,…ảnh hưởng đến các sinh vật và sự thích nghi của chúng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
- Nhịp điệu sống của cơ thể liên quan đến các chu kỳ ngày đêm và các chu kỳ địa lý của quả đất.
- Điều kiện hình thành của quần thể, quần xã, những đặc điểm cơ bản và mối quan hệ trong nội bộ quần thể, quần xã, giữa quần thể, quần xã với môi trường.
- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã và ngoại cảnh qua các lưới, các chuỗi thức ăn và sự hình thành các tháp sinh thái về số lượng và năng lượng.
- Cấu trúc của sinh quyển, bao gồm những vùng địa lý sinh vật trên Trái đất (các sinh đới) để cung cấp những hiểu biết về thế giới sinh vật.
- Ứng dụng các kiến thức STH vào việc khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2.1.1. Sinh thái học cá thể
Nghiên cứu các mối quan hệ của một số cá thể của loài đối với MT mà chủ yếu về phương diện hình thái, tìm hiểu phương thức sống của động vật và thực vật: kích thước, nơi ăn ở, chúng ăn cái gì và làm mồi cho con gì, những phản ứng sinh lý của chúng với điều kiện môi trường.
2.1.2. Sinh thái học quần thể
            Nghiên cứu về cấu trúc và sự biến động số lượng của một nhóm cá thể thuộc một loài nhất định cùng sống chung với nhau ở một vùng lãnh thổ, theo một sinh cảnh địa lý.
            Nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa cá thể trong nội bộ quần thể, sự biến động về số lượng của các cá thể trong quần thể dưới tác động của điều kiện môi trường.
2.1.3. Sinh thái học quần xã
            Nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể khác loài và sự hình thành những mối quan hệ sinh thái đó.
            Nội dung của sinh thái học quần xã được nghiên cứu trên 2 phương diện:
            - Phương diện hình thái: Nghiên cứu cấu trúc của quần xã và những đặc điểm của nó (thành phần loài, đặc trưng của quần xã, mối quan hệ giữa các quần thể trong quần xã).
            - Phương diện chức năng: Mô tả diễn thế của quần xã, tìm ra nguyên nhân của nó. Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong quần xã và giữa quần xã với điều kiện MT.
2.2. Một số quy luật của sinh thái học
2.2.1. Quy luật giới hạn sinh thái
2.2.2. Quy luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái
2.2.3 Quy luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức năng sống của cơ thể  
2.2.4. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
2.3. Cân bằng sinh thái
            Cân bằng sinh thái là một trạng thái mà ở đó số lượng của các quần thể ở trạng thái ổn định, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện MT.
2.4. Đa dạng sinh học của hệ sinh thái
            Trong quá trình tồn tại, sinh vật luôn phát triển và tiến hóa. Điều này được xác định bằng ba cơ chế chủ yếu: chọn lọc, đột biến và tính ngẫu nhiên. Các nhà sinh vật học đoán ước rằng có ít nhất từ 5 – 10 triệu loài khác nhau.
            Đa dạng sinh học không chỉ đơn thuần là số lượng các loài khác nhau mà còn đa dạng di truyền, nghĩa là những quần thể khác nhau làm thành các loài đặc trưng.
            Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống loài sinh vật và HST tự nhiên.
2.5. Hệ sinh thái
2.5.1. Định nghĩa
Hệ sinh thái (HST) là tập hợp của quần xã sinh vật và sinh cảnh. Quần xã và sinh cảnh là hai thành phần của một khối thống nhất tạo thành một hệ thống tương đối ổn định, bền vững.
Có thể minh họa bằng công thức sau:
2.5.2. Cấu trúc của HST
Các Hệ sinh thái nói chung, về cấu trúc đều gồm có 4 thành phần cơ bản: Môi trường, Vật sản xuất, Vật tiêu thu, và Vật phân hủy. Có thể viết:
HST = E + P + C + D
- Môi trường (E): bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học (vô sinh) bao quanh sinh vật.
- Vật sản xuất (P): bao gồm cây xanh và một số vi khuẩn, là các sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần cho sự xây dựng cơ thể của mình, hay được gọi là các sinh vật tự dưỡng.
- Vật tiêu thụ (C): bao gồm các động vật, chúng sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản xuất, chúng không có khả năng tự sản xuất được chất hữu cơ, và được gọi là các sinh vật dị dưỡng.
- Vật phân hủy (D): là một số vi khuẩn và nấm, chúng phân hủy các chất thải và xác chết của các sinh vật sản xuất và tiêu thụ.
2.5.3. Cấu trúc dinh dưỡng của HST
 
2.5.3.1. Chuỗi thức ăn
-         Sự vận chuyển năng lượng thức ăn từ thực vật qua một loạt các sinh vật khác, sinh vật này làm thức ăn cho sinh vật kia gọi là chuỗi thức ăn.
-         Hai dạng cơ bản:
     + Chuỗi TĂ cỏ
     + Chuỗi TĂ hoại sinh
2.5.3.2. Mạng lưới TĂ
-         Các chuỗi TĂ liên kết chéo nhau, họp lại thành mạng lưới TĂ.
-         Trong quần xã tự nhiên phức tạp, các SV nhận của mình từ TV thông qua một số đặc điểm giống nhau được người ta xếp vào loại cùng có một bậc đặc điểm.
2.5.3.3. Các mức độ dinh dưỡng
-         Các SV dinh dưỡng ở nhiều bậc khác nhau trong chuỗi TĂ.
-         Cây xanh là bậc dinh dưỡng đầu tiên – sơ cấp.
-         ĐV ăn cỏ là bậc dinh dưỡng thứ cấp, ĐV ăn thịt ăn ĐV ăn cỏ là mức độ dinh dưỡng bậc 3.
2.5.4. Các vòng tuần hoàn vật chất trong HST
Dòng năng lượng đi qua HST chỉ theo một chiều, không hoàn nguyên. Ngược lại, vật chất tham gia tạo thành các cơ thể sống luôn vận động, biến đổi trong nhiều chu trình từ các cơ thể sống vào MT vật lý không sống và ngược lại. Chu trình này được gọi là chu trình sinh địa hóa.
   Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát chu trình sinh địa hóa tự nhiên của Trái đất
Chu trình tuần hoàn sinh địa hóa là vòng tuần hoàn khép kín về vật chất và vòng tuần hoàn hở về năng lượng, được biểu diễn bằng sơ đồ tổng quát ở hình vẽ trên (hình 3.1).
Chu trình sinh địa hóa của các nguyên tố hóa học được chia làm 2 loại:
- Chu trình sinh địa hóa chủ yếu : C,O, P,N,S, nước.
- Các chu trình còn lại là chu trình thứ yếu.
a. Chu trình cacbon.
Chu trình cacbon bắt đầu từ phản ứng quang hợp của thực vật, thực hiện dưới tác động của ánh sáng Mặt trời với chất xúc tác là các hạt diệp lục (clorophyll) và kết thúc bằng việc tạo ra các hợp chất hữu cơ theo phản ứng:
                              Ánh sáng Mặt Trời
CO2 + H2O        --------------------------à C6H12O6 + O2 + 674 kcal/kg
                                  Clorophyll

Hình 2.2 Chu trình cacbon tự nhiên trên Trấ đất

 
 

 

b. Chu trình Oxy
Hình 2.3:  Chu trình Oxy tự nhiên trên Trái Đất
c. Chu trình Nitơ
Chu trình Nitơ có vai trò quan trọng trong đời sống của Trái đất, vì N là nguyên tố cấu thành nên các prôtit, axit amin, AND,ARN.
  
Hình 2.4:  Chu trình Nitơ tự nhiên trên Trái Đất
c. Chu trình S

SO2

 
Đốt cháy
SO42-
H2S
S hữu cơ
S
Phân bón
H2S
 
SO42-
Phân
giải
Cây hấp thụ
Các sunfit sắt
Giải phóng P
Chất khoáng
Sự khử kiềm
           

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 2.5:  Chu trình S tự nhiên trên Trái Đất
 
d. Chu trình P
Photpho là thành phần quan trọng của chất nguyên sinh. Trong tự nhiên phtopho chứa nhiều trong các loại đá, đặc biệt là apatit.
Chu trình P thường bắt đầu từ việc khai thác các muối photpho trong thạch quyển dưới dạng photphat (apatit và photphorit), sau khi tham gia vào sự chuyển hóa trong sinh quyển cuối cùng quay trở về thủy quyển và thạch quyển.
Hình 2.6:  Chu trình P tự nhiên trên Trái Đất
e. Chu trình nước
Hình 2.7:  Chu trình nước  tự nhiên trên Trái Đất
2.5.5. Dòng năng lượng của HST
- Song song với vòng tuần hòan vật chất, trong hệ sinh thái còn tồn tại dòng năng lượng.
- Các HST ở cạn tồn tại và phát triển chủ yếu nhờ nguồn năng lượng vô tận của mặt trời. Sự biến đổi của năng lượng mặt trời thành hóa năng trong quá trình quang hợp là điểm khởi đầu của dòng năng lượng trong các HST.

Hình 2.8 Dòng năng lượng đi qua HST

 

 

- Vòng tuần hòan vật chất và dòng năng lượng là 2 chức năng cơ bản của hệ sinh thái, nó biểu thị đặc trưng riêng của từng hệ sinh thái, và mức độ tiêu hóa của nó.
2.5.6. Các ứng dụng của Sinh thái học trong việc giải quyết các vấn đề môi trường và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên
Như vậy, mỗi cơ thể, mỗi chủng quần có một Khoảng giới hạn sinh thái nhất định đối với từng nhân tố sinh thái; Khoảng giới hạn này phụ thuộc vào khả năng thích nghi ( hay còn gọi là vị trí tiêu hóa) của cơ thể, của chủng quần, và cũng phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái khác.
Ô nhiễm là hiện tượng do các hoạt động của con người, dẫn đến sự thay đổi các nhân tố sinh thái, đưa các nhân tố này ra ngòai Khoảng giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã. Con người đã gây nên rất nhiều lọai ô nhiễm (hóa học, vật lý, sinh học) cho các lòai sinh vật (vi sinh vật, động vật, thực vật, và cả cho người).
Muốn kiểm sóat được ô nhiễm môi trường cần phải biết được các Khoảng giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã đối với từng nhân tố sinh thái.
Dự phòng ô nhiễm là làm sao cho các nhân tố sinh thái nêu trên không vượt ra khỏi khoảng giới hạn thích ứng của nó. Xử lý ô nhiễm có nghĩa là đưa các nhân tố sinh thái đó trở về trong khoảng giới hạn sinh thái của cơ thể, của chủng quần, của quần xã.
Muốn xử lý được ô nhiễm cần phải biết được cấu trúc và chức năng của từng hệ sinh thái và nguyên nhân làm cho các nhân tố sinh thái vượt ra ngòai khoảng giới hạn thích ứng.
Đồng thời cần phải:
-Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và những hệ thống bảo tồn sự sống (tái sinh bảo vệ đất, duy trì chất lượng tổng thể của MT).
- Duy trì tính đa dạng di truyền của vật nuôi, cây trồng và sinh vật hoang dại.
- Đảm bảo việc sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Duy trì cân bằng giữa dân số với điều kiện sản xuất xã hội.
Đây là nguyên lý sinh thái cơ bản được vận dụng vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
2.5.7. Các loại hình hệ sinh thái điển hình liên quan đến việc bảo vệ môi trường
- HST nguồn nước
- HST sông
- HST hồ, đầm lầy
- HST biển
- HST đô thị
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chương 3. TÀI NGUYÊN, MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ - TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
3.1. Khái niệm và phân loại tài nguyên
3.1.1. Khái niệm về tài nguyên
Tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình.
3.1.2. Phân loại tài nguyên
Dưới đây sẽ trình bày sơ đồ phân loại tài nguyên như sau:

Hình 3.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên

 
TÀI NGUYÊN
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên xã hội
Vĩnh cửu (NL Mặt trời, gió, thủy triều,..)
Tái tạo
Không tái tạo
- Di sản văn hóa
- Cơ sở pháp luật xã hội, làng xóm, nhà nước.
Không khí
Nước
Đất
Sinh vật
Gien di truyền
Khoáng sản 
Nhiên liệu hóa thạch
 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
3.2. Tài nguyên đất
            Vào1897, nhà thổ nhưỡng học người Nga Docutraep định nghĩa: “ Đất là một vật thể tự nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm có : đá địa hình, khí hậu, nước, sinh vật và thời gian “.
             Nếu biểu thị định nghĩa trên dưới dạng một công thức toán học thì ta có thể coi đất là hàm của một số yếu tố hình thành đất theo thời gian:
                        Đ = f ( Đa , Đh, Kh, N, SV, CN) t
      Trong đó :              Đ     :    đất
                                      Đa   :    đá
                                      Đh   :    địa hình
                                        Kh  :    khí hậu
                                      N     :   nước 
   SV   :    sinh vật
                                     CN   :    hoạt động của con người
                                      t      :    thời gian 
3.2.1. Sự hình thành đất, đá và quá trình tạo khoáng tự nhiên
- Đất đá và các khoáng vật tự nhiên được tạo ra trên Trái đất nhờ 3 quá trình địa chất: macma, trầm tích và biến chất .

Đá macma

 
Đá macma
Đá macma
Đá biến chất
Đá trầm tích
Nhiệt phóng xạ
Nhiệt mặt trời
Phong hóa
Trầm tích
Biến chất
 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
Hình 3.2: Chu trình biến đổi các loại đá chính trong vỏ Trái đất
- Đất là lớp ngoài cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.
- Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt,...
3.2.2. Vai trò sinh thái của đất
- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng
- Địa bàn cư trú của con người và các sinh vật sống trên và dưới mặt đất.
- Cơ sở hạ tầng cho các công trình xây dựng.
- Chứa đựng, chuyển hóa và phân hủy chất thải.
- Nơi cung cấp và lọc nước
3.2.3. Hiện trạng tài nguyên đất
F Tài nguyên đất thế giới như sau: Tổng diện tích : 14.777 triệu ha; Đất đóng băng : 1.527 triệu ha; Đất không phủ băng : 13.251 triệu ha. Trong đó : 12 % DT đất canh tác, 24% DT đất đồng cỏ, 32% DT đất rừng và 32% DT đất cư trú, đầm lầy. DT đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác 1.500 triệu ha.
Hiện nay tài nguyên đất thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Trong đó, 10% đất có tiềm năng nông nghiệp đang bị sa mạc hóa.
F Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33 triệu ha (xếp thứ 58/200 nước), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ. Bình quân đất tự nhiên theo đầu người rất thấp: 0,444 ha/người (2001), bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Bình quân diện tích nông nghiệp chỉ khoảng 0,12 ha/người.
            Đa số diện tích chưa sử dụng nằm ở vùng đất trống đồi núi trọc. Đây cũng là đối tượng khai hoang mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp trong nước ta.
Trong tổng số diện tích đất chưa sử dụng thì khoảng 8 triệu ha có thể sử dụng cho lâm nghiệp, chỉ có gần 3 triệu ha có thể sử dụng cho nông nghiệp.
3.2.4.  Một số vấn đề có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên đất
3.2.4.1. Xói mòn đất đai (Soil erosion)
a) KN: “xói mòn là sự mang đi lớp đất mặt do nước chảy, gió, tuyết, hoặc các tác nhân vật lý khác, bao gồm cả quá trình sạt lở do trọng lực” Theo Rattan Lal, năm 1990.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn:
            * Con người
            * Khí hậu: hai yếu tố khí hậu quan trọng nhất ảnh hưởng là giáng thủy(mưa, tuyết) và tốc độ gió.
            * Tính chất đất: độ thấm, thành phần cơ giới của đất, kết cấu đất, độ ẩm đất, thành phần hữu sinh trong đất.
            * Các yếu tố khác như: độ dốc, lớp phủ thực vật.
c)Tác hại
            - Do mất đi lớp đất mặt là lớp đất canh tác giàu chất dinh dưỡng
            - Hủy hoại môi trường sinh thái, đất bị sói mòn, mất lớp phủ, chịu sự tác động trực tiếp của ánh sáng Mặt trời, vì vậy nước bốc hơi nhanh, gây hiện tượng mất nước và dễ bị đá ong hóa…chính là nguyên nhân làm cho hệ sinh vật đất bị suy giảm nhanh chóng.
            - Sự suy giảm thảm thực vật và sự xói mòn đất có quan hệ nhân quả với nhau.
            - Ở nước ta tốc độ xói mòn đất được xem là cao nhất thế giới, và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng hơn.
            - Xói mòn và lũ lụt gây ra các sự cố Môi trường như sạt lở đất, đáng chú ý lũ quét trong các năm gần đây
3.2.4.2. Quá trình mặn hóa
            a) Định nghĩa:
            Mặn hóa là quá trình xâm nhiễm và tích tụ muối và các kim loại kiềm trong Môi trường sinh thái đất, nước khi các Môi trường thành phần này từ chỗ chưa bị nhiễm mặn trở thành nhiễm mặn.
            b) Nguyên nhân
             Mặn do muối (Na2SO4, NaCl, MgCl2, NaNO3…) : Do sự bay hơi, do nước tưới nhiễm mặn, do sự thấm ngược lên từ nước ngầm nhiễm mặn từ các mao dẫn của đất, phụ thuộc vào độ sâu, mức độ kiểu mặn của nước ngầm có liên hệ với mực nước biển.
            c) Ảnh hưởng
            + Lớp đất mặt bị nứt nẻ
            + Năng suất cây trồng bị giảm mạnh, nếu hàm lượng muối Na+ hấp thụ vượt quá 10-15% dung dịch hấp thụ thì cây trồng sẽ có triệu chứng ngộ độc, từ 20-25% cây trồng bị ức chế mạnh và dẫn tới chết hàng loạt. Đất trở nên nhão khi ướt và nứt nẻ khi khô, hạt đất trương mạnh bít kín tất cả các khe hở làm cho đất hoàn toàn không thấm nước.
            + Độ kiềm cao, pH có khi lên đến 11-12, cây trồng không thể sống được. Áp suất thẩm thấu cao 10-12 atm cây trồng không sinh trưởng phát triển được.
            + Cây còn vị tác hại do các ion phân ly như Cl- , SO42-, cation độc nhất là Mg và Na…
            + Đối với đất mặn rừng ngập mặn thì chỉ có một số cây như đước, Sú, Vẹt … mọc được
            d) Biện pháp
            - Cải tạo đất mặn thành đồng cỏ chăn nuôi bằng cách trồng các loại cỏ chịu mặn có giá trị làm thức ăn cho gia súc.
            - Cải tạo đất mặn bằng cách kỹ thuật canh tác: cày sâu không lật, xới nhiều lần cắt đứt mao quản làm cho muối không bốc lên mặt ruộng.
            - Cải tạo đất mặn bằng biện pháp luân canh cơ cấu cây trồng. (công thức như cá lấn biển, cói lấn cá, lúa lấn cói ở Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định.)
3.2.4.3. Đất bị phèn hóa
            pH đất thấp, hàm lượng độc tố cao (hàm lượng S và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao)
            Hàm lượng muối cao trong trong đất phèn thường gây ra những bất lợi trong sản xuất và ảnh hưởng đến Môi trường.
3.2.4.4. Đất bị sa mạc hóa
            Sa mạc hóa là sản phẩm cuối cùng của thoái hóa TN đất xảy ra ở vùng khô và bán khô, đây là kết quả của sự thay đổi khí hậu và sự tác động của CON NGƯỜI.
            a) Nguyên nhân
            Sa mạc hóa gần đây là kết quả giữa hạn hán và việc sử dụng tài nguyên môi trường đất không hợp lý (do áp lực của việc gia tăng dân số …lên việc khai thác và sử dụng TN đất)
            b) Cơ chế chung của sự Sa mạc hóa
            - Đầu tiên là sự mở rộng và tăng cường việc sử dụng đất trên những vùng đất khô cằn (gồm cả chăn nuôi, trồng trọt, khai thác rừng…)   
            - Sự xói mòn do gió và nước
            - Sự thay đổi khí hậu thời tiết
            - Sự chăn thả quá mức gia súc làm cho mặt đất bị nén chặt trở nên rắn lại và số lượng thú nuôi quá lớn gây áp lực cho các loài cây trồng lâu năm.
            - Kết quả mặt đất bị phô ra vào mùa khô làm cho gió dễ dàng làm xói mòn bề mặt.
            - Hoạt động canh tác vào những năm ẩm ướt làm tăng sự thoát hơi nước và tăng sự xói mòn do gió vào mùa khô. Trong những năm khô hạn sau đó vấn đề xói mòn do gió làm giảm khả năng giữ nước của tầng đất mặt, việc giảm số lượng cây trồng lâu năm làm cho mực nước ngầm tụt xuống.
            c) Hậu quả   
            - Do sự khắc nghiệt của khí hậu nên đa dạng sinh học rất thấp
            - Mặt đất mất dần khả năng canh tác, và giảm khả năng làm “vật mang” cho các loài khác, tạo sự du nhập giống loài mới có khả năng thích nghi hơn với điều kiện khí hậu mới.
            - Về mặt xã hội : Sa mạc hóa kéo dài dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng lương thực, thực phẩm. Dân số gia tăng, sự sa mạc hóa gia tăng, đất canh tác giảm xuống. Nạn đói xảy ra        tranh chấp và môi trường xã hội xuống cấp.
d) Giải pháp
- Thành lập các vành đai xung quanh các sa mạc (được ứng dụng rộng rãi)
- Kiểm soát bề mặt che phủ (cơ bản nhất)
- Ứng dụng kỹ thuật hiện đại
            + Sử dụng ảnh vệ tinh trong việc theo dõi các yếu tố thời tiết       tìm mối quan hệ giữa các yếu tố đó với tốc độ sa mạc hóa        Dự đoán chính xác diễn biến của hiện tượng sa mạc hóa.
3.2.5. Chiến lược bảo vệ đất cho cuộc sống bền vững
* Bảo vệ những vùng đất tốt nhất cho nông nghiệp
Các chính phủ phải lập bản đồ và giám sát diện tích đất nông nghiệp có năng suất cao, áp dụng các chính sách nghiêm ngặt để ngăn chặn việc lấy đất nông nghiệp cho xây dựng đô thị.
* Cải thiện việc bảo vệ đất và nước
 Cải thiện chất hữu cơ trong đất, cấu trúc đất và tầng cây lương thực che phủ, có phương pháp luân canh và sử dụng phân bón hợp lý. Phải giảm nhẹ tác động của nước mưa và dòng chảy, giảm mức rửa trôi đất màu, duy trì độ xốp và tránh tình trạng nén chặt đất. Duy trì tầng che phủ thực vật, đất càng dễ xói mòn, càng cần thiết phải có tầng che phủ dày đặc và thường xuyên.
* Giảm nhẹ tác động của việc trồng trọt lên đất đã bạc màu
* Khuyến khích những phương thức sản xuất kết hợp với chăn nuôi
Các chính phủ cần bàn bạc với nông dân để khôi phục lại việc kết hợp trồng trọt và chăn nuôi bằng những cách thích hợp nhất. Đối với từng vùng, đặc biệt là những nơi không có phân hóa học hoặc quá đắt. Nông dân là những người có kiến thức về môi trường nông nghiệp địa phương, nên cần hỏi ý kiến họ khi đề ra những ưu tiên về nghiên cứu và thử nghiệm những phương pháp mới.
* Hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp
* Đẩy mạnh biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM)
3.3. Tài nguyên rừng
3.3.1. Vai trò của rừng
- Là hệ sinh thái đa dạng và giàu có nhất trên cạn, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới.
- Rừng có vai trò to lớn về môi trường và phát triển, là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho con người.
- Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, dược liệu, du lịch, giải trí...
- Rừng là "lá phổi xanh" hấp thụ CO2, tái sinh oxy, điều hòa khí hậu cho khu vực.
Về tác dụng cân bằng sinh thái, rừng có vai trò vô cùng quan trọng:
- Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu.
- Rừng là vật cản trên đường di chuyển của gió và có ảnh hưởng đến tốc độ cũng như thay đổi hướng gió
- Rừng không chỉ chắn gió mà còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn trong tự nhiên.
             - Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói mòn.
            - Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này.
- Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất.
- Là nơi cư trú của hàng triệu loài động vật và vi sinh vật, rừng được xem là ngân hàng gen khổng lồ, lưu trữ các loại gen quí.
3.3.2. Phân loại
F Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành các loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- Rừng phòng hộ
- Rừng sản xuất
- Rừng đặc dụng
F Theo độ giàu nghèo ta phân biệt:
- Rừng giàu: có trữ lượng gỗ trên 150 m3/ha.
- Rừng trung bình: có trữ lương gỗ từ 80 -150 m3/ha.
- Rừng nghèo: có trữ lượng gỗ dưới 80 m3/ha.
3.3.3. Hiện trạng tài nguyên rừng.
            - Tài nguyên rừng trên Trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng của Trái đất thay đổi theo thời gian như sau:
                        + Đầu thế kỷ XX :   6 tỷ ha
                        + Năm 1958:            4,4 tỷ ha
                        - Năm 1973:             3,8 tỷ ha
                        - Năm 1995:             2,3 tỷ ha
            - Hằng năm trên thế giới mất đi trung bình 16,1 triệu ha rừng, trong đó rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất 15,2 triệu ha.
- Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người là 0,6 ha/người.
- Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp.
- Hiện nay rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 50% diện tích so với trước đây.
Nạn ô nhiễm môi trường đã tạo nên những trận mưa acid làm hủy diệt nhiều khu rừng, đặc biệt ở các nước Châu Âu, hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên và nước biển dâng cao nhất định sẽ để lại ảnh hưởng đến sự phân bố rừng trên trái đất.
Năm 1945, Việt Nam có 13,3 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích đất đai, đến những năm đầu thập niên 1990 diện tích này đã giảm tới con số 7,8 triệu ha với độ che phủ chỉ còn 23,6% tức là đã ở dưới mức báo động (30%).
Tốc độ mất rừng ở Việt Nam trong những năm 1985 - 1995 là 200.000 ha/năm. Trong đó, 60.000 ha do khai hoang, 50.000 ha do cháy và 90.000 do khai thác quá mức gỗ và củi.
Nguyên nhân chính của sự thu hẹp rừng ở nước ta là do nạn du canh, du cư, phá rừng đốt rẫy làm nông nghiệp, trồng cây xuất khẩu, lấy gỗ củi, mở mang đô thị, khai thác mỏ, nuôi trồng thủy sản. Hậu quả chiến tranh hóa học do Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong thời gian qua để lại cho rừng là không nhỏ. Sức ép dân số và nhu cầu về đời sống, về lương thực và thực phẩm, năng lượng, gỗ dân dụng đang là mối đe doạ đối với rừng còn lại ở nước ta.
3.3.4. Bảo vệ tài nguyên rừng cho phát triển bền vững
- Thành lập một hệ thống hoàn chỉnh các khu rừng tự nhiên được bảo vệ
- Duy trì lâu dài và đầy đủ diện tích những khu rừng biến cải
- Tăng thêm diện tích rừng trồng
- Nâng cao khả năng quản lý rừng bền vững
3.4. Tài nguyên nước
3.4.1. Tầm quan trọng của nước
- Nước là yếu tố chủ yếu của HST, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho mọi hoạt động KTXH của con người.
            - Nước là tài nguyên tái tạo được, là một trong các nhân tố quyết định chất lượng MT sống của con người.
            - ­­Hằng năm có khoảng 5 triệu km3 nước bay hơi từ đất và các nguồn nước mặt (sông, hồ, đại dương,...) sau đó ngưng tụ và mưa xuống, lượng nước do khối nước trên bay hơi hấp thụ xấp xỉ gần 3x1020kcal/năm.
3.4.2. Đặc điểm các nguồn nước
- Nguồn nước mưa
- Nguồn nước mặt
- Nguồn nước dưới đất
3.4.3. Hiện trạng MT nước hiện nay
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, (Bảng 4.8) tập trung phần lớn ở biển và đại dương (trên 97%) (1,348 tỷ km3), phần còn lại chứa trong khí quyển và thạch quyển.
Trên 97% lượng nước của trái đất là nước mặn, khoảng 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,57% là nước ngầm, còn lại là nước sông, hồ,... Lượng nước trong khí quyển chiếm khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%.
Lượng nước ngọt được con người sử dụng có nguồn gốc ban đầu là nước mưa ước chừng 105.000 km3, trong đó khoảng 1/3 chảy ra sông, còn lại 2/3 quay trở lại khí quyển do bốc hơi bề mặt và thoát hơi nước ở thực vật. Nếu xem 1/3 lượng nước mưa kể trên (khoảng 40.000 km3) là nguồn nước cung cấp tiềm năng cho con người thì với số dân hiện tại, mỗi người mỗi ngày nhận được trung bình 16 lít nước.
Các vấn đề về MT nước hiện nay liên quan đến tài nguyên nước quy mô toàn cầu có thể phân ra như sau:
- Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất
- Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên nước hơn
- Các nguồn nước trên Trái đất đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người.
- Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng
Ở nước ta, tiềm năng nước ngọt còn lớn. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2.000 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới.
Tổng lượng dòng chảy hằng năm trên các sông suối Việt Nam khoảng 853 km3 (tương đương 27.100 m3/s), trong tổng lượng dòng chảy phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm chiếm 37% tổng lượng dòng chảy, phần còn lại sản sinh từ các nước láng giềng là 536 km3/năm chiếm 63%.
Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước ở nước ta bao gồm các nội dung sau:
- Mưa phân bố không đều trong năm
- Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm nước ngầm đang diễn ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng.
- Sự ô nhiễm nước mặt đã xuất hiện trên một số sông và mạng sông, kênh rạch thuộc một số đô thị lớn (sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Thị Vải, sông Sài Gòn....).
- Sự xâm nhập mặn vào sông xảy ra với quy mô ngày càng gia tăng ở nhiều sông trong khu vực miền Trung.
3.4.4. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ngọt cho phát triển bền vững
3.4.4.1. Cải thiện các thông tin cơ sở
3.4.4.2. Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức
3.4.4.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước
3.4.4.4. Quản lý nước và vấn đề ô nhiễm trên toàn bộ lưu vực
3.4.4.5. Kết hợp chặt chẽ việc phát triển tài nguyên nước với việc bảo vệ các hệ sinh thái
3.4.4.6. Tăng cường hợp tác quốc tế.
3.5. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng
3.5.1.Tài nguyên khoáng sản
 3.5.1.1.Khái niệm
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ Trái đất.
Bảng 3.2  Dự trữ các loại khoáng sản thế giới
Loại khoáng sản
Dự trữ thế giới (năm )
Loại khoáng sản
Dự trữ thế giới(năm )
Dầu
Khí đốt
Than
Đống
Molipđen
Chì
Kẽm
55
47
216-393
47
53
24
25
Niken
Quặng sắt
Quặng mangan
Quặng crôm
Bauxit
Thiếc
60
85
100
270
290
20
                                                                           (Tính bằng năm theo số liệu tới 1989)
3.5.1.2 Phân loại khoáng sản và mỏ khoáng sản
Theo chức năng sử dụng, khoáng sản được phân ra làm 3 nhóm lớn:
- Khoáng sản kim loại: nhóm khoáng sản Fe và hợp kim sắt; nhóm kim loại cơ bản; nhóm kim loại quý hiếm; nhóm kim loại phóng xạ và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
- Khoáng sản phi kim loại: nhóm khoáng sản hoá chất và phân bón; nhóm nguyên liệu sứ; nhóm nguyên liệu kỹ thuật và nhóm vật liệu xây dựng.
- Khoáng sản cháy : than, dầu khí.
3.5.1.3. Các đặc trưng của khoáng sản
- Diện phân bố khoáng sản được phân chia ra làm nhiều loại (đai, bể), khu vực, trường, mỏ, thân khoáng sản.
- Theo thành phần khoáng vật chủ yếu trong quặng, người ta chia ra làm các loại quặng :
+ Quặng ôxyt dưới dạng ôxyt và hydrôxyt kim loại Fe, Mn,Sn, U, Cr, Al
+ Quặng silicat đặc trưng cho khoáng sản phi kim loại ( kaolin, mica, atbet, tan,...)
+ Quặng sunfua dưới dạng sunfua, acsenit, thường gặp với phần lớn kim loại màu.
+ Quặng cacbonat đặc trưng cho các mỏ quặng sắt, magan, magiê, chì, kẽm, đồng,...
+ Quặng sunfat : mỏ bari, stronxi...
+ Quặng phôtphat: các mỏ phôtphat, apatit,...
+ Quặng halogen : các mỏ muối và fluorit
+ Quặng tự sinh : các mỏ vàng, Pt, Cu,...
3.5.1.4. Hiện trạng khai thác và sử dụng khoáng sản
- Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản: suy thoái chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức khoẻ dân cư địa phương và người lao động...
- Tác động môi trường của hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản (tuyển khoáng, chế biến sơ bộ khoáng sản theo phương pháp vật lý và hoá học vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khoáng sản).
Tài nguyên khoáng sản của nước ta rất phong phú và đa dạng. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5.000 mỏ và điểm quặng, thuộc 60 loại khoáng sản. Những khoáng sản có trữ lượng lớn là:
- Than: khoảng 3.500 triệu tấn, tập trung nhiều ở Quảng Ninh, Thái Nguyên.
- Dầu mỏ và khí đốt: tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi mioxen đồng bằng ven biển và thềm lục địa. 
- Bôxit: vài tỷ tấn, tập trung nhiều ở Nam Việt Nam.
- Thiếc: vài chục ngàn tấn ở Vĩnh Túc, ngoài ra còn có nhiều mỏ phân tán ở Cao Bằng, Tam Đảo (Vĩnh Phú), Quỳ Hợp (Nghệ An), Lâm Đồng,...
- Antimoan: có nhiều ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng,... với trữ lượng khoảng 40.000 tấn.
- Vàng: phân bố rất rộng, trữ lượng khoảng 100 tấn.
- Đá quý: có nhiều ở sông chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An, Đông Nam bộ và Tây nguyên. Dự báo khoảng 78 tấn.
- Nguyên liệu xi măng: chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Hà Tiên.
- Cát thủy tinh: phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận.
Ngoài ra còn có nhiều mỏ khoáng sản khác có trữ lượng khá như apatit ở Lào Cai và nhiều khoáng sản quý như chì, kẽm, nikel, đồng,... các nguyên tố phóng xạ. Nguồn nước khoáng cũng có trữ lượng lớn.
3.5.2. Tài nguyên năng lượng
- Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất, xuất phát từ hai nguồn chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất.
- Năng lượng mặt trời tồn tại dưới dạng bức xạ mặt trời và năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối của động thực vật, năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thủy triều, dòng chảy,...), năng lượng hoá thạch nằm trong lòng đất (than, dầu, khí đốt,..).
- Năng lượng lòng đất gồm nhiệt độ cao của lòng đất với các dạng biểu hiện chính như: nguồn nước nóng, núi lửa và năng lượng phóng xạ của các mỏ U, Th, Po,...
Những nguồn năng lượng mới và sạch như năng lượng Mặt trời, địa nhiệt,... đang bắt đầu được khai thác và sẽ đóng góp vào cấu thành năng lượng của tương lai.
Việc sử dụng năng lượng ở nước ta được phân ra theo các khu vực như sau:
             Dân dụng                                                       67%
             Công nghiệp                                                  22%
             Giao thông                                                      7%
             Nông nghiệp và các khu vực khác                         4%
Cơ cấu năng lượng ở nước ta ngoài phần năng lượng truyền thống là củi, gỗ, than, dầu mỏ,...chúng ta đã xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện. Nhà máy thủy điện Thác Bà có công suất 108 MW; Trị An 400 MW; Hoà Bình 1920 MW; Thác Mơ 150 MW; Sông Hinh 66 MW. Nhà máy thuỷ điện Yali có công suất 690 MW. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta rất to lớn. Các nhà máy nhiệt điện quan trọng ở nước ta là Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình và sắp tới là Phù Mỹ.
3.5.2.3. Các giải pháp về năng lượng của loài người
 Các giải pháp về năng lượng của loài người hướng tới một số mục tiêu cơ bản như sau:
- Duy trì lâu dài các nguồn năng lượng của trái đất.
- Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường trong khai thác và sử dụng năng lượng.
- Sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
- Thay đổi cơ cấu năng lượng, giảm mức độ tiêu thụ năng lượng trên đầu người.
- Việc tăng giá năng lượng như giá điện, giá xăng dầu, than cũng có thể là một biện pháp để giảm sự lãng phí năng lượng, khuyến khích đầu tư cho các công nghệ sạch, các dạng năng lượng khác.
- Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái sinh.
- Nghiên cứu các qui trình sản xuất, thiết bị sản xuất để tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch trong một số lĩnh vực dễ gây ra tác động xấu đến môi trường như giao thông, sinh hoạt,...           
3.6. Tài nguyên biển          
3.6.1. Đặc điểm biển.
Biển và đại dương TG chiếm 71% diện tích Trái đất với độ sâu trung bình 3.710 m, tổng khối nước 1,37 tỷ km3. Biển và đại dương có những đặc thù riêng :
+ Ít bị chia cắt như lục địa, trừ một số biển kín như Caspiên, Aral và nữa kín như Bantic, Hắc Hải, Địa Trung Hải.
+ Môi trường biển tiếp nhận mọi nguồn dinh dưỡng, các chất ô nhiễm, các loại muối tan từ lục địa, là môi trường phát sinh phát triển sự sống trên Trái đất.
+ Theo độ sâu, biển chia ra làm các vùng: thềm lục địa có độ sâu từ 0- 200m, sườn lục địa có độ sâu 200-2.000m và biển sâu trên 2.000 m.
3.6.2. Khai thác và sử dụng tài nguyên biển.
- Tài nguyên biển rất đa dạng, được chia ra thành các loại : nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển, nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng sạch khai thác từ gió, nhiệt độ nuớc biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều.
- Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người.
- Biển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận, tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km3. Các loại khoáng sản khai thác từ biển là dầu khí, quặng Fe,Mn, vàng sa khoáng, Ti và cá loại muối.
3.6.3. Các vấn đề MT liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển hiện nay
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh học
- Ô nhiễm biển từ các hoạt động khai thác dầu khí, vận tải biển, đổ chất thải độc hại và chất thải phóng xạ xuống biển, đưa nước thải từ đất liền ra biển.
- Biển còn là nguồn năng lượng được khai thác trong vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác.
- Biển Đông VN có diện tích 3.447.000km2, với độ sâu trung bình 1.140m, lớn nhất là 5.416 m, tài nguyên biển Đông rất đa dạng cho phép khai thác trên 1 triệu tấn /năm, sản lượng dầu khí khai thác ở vùng biển VN đạt 20 triệu tấn.
3.7 Tài nguyên sinh học
3.7.1. Tài nguyên sinh học trên thế giới
Tài nguyên sinh học hay đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vật và vi sinh vật sống hoang dại, tự nhiên trong rừng, trong đất và trong các vực nước.
Sự phát sinh và phát triển của chúng trên trái đất đã đóng góp cho sự tiến hóa của sinh quyển, đồng thời lại là nguồn sống của con người.
Theo tài liệu mới nhất thì chúng ta đã biết và mô tả 1,74 triệu loài và dự đoán số loài có thể lên đến 14 triệu loài. Trong số 1,7 triệu loài đã mô tả có 4.000 loài vi khuẩn, 80.000 loài nhân thật (Protista gồm động vật nguyên sinh, tảo), 1.320.000 loài động vật, 70.000 loài nấm và 270.000 loài thực vật.
Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Đánh giá về số lượng các loài côn trùng chưa được mô tả ở rừng nhiệt đới nằm trong phạm vi từ 5 đến 30 triệu loài; hiện tại, con số 10 triệu loài là chấp nhận và được sử dụng nhiều trong các tài liệu hiện nay.
Bảng 3.3  Số loài được mô tả và số loài dự đoán
Nhóm ngành
Số loài mô tả
Số loài dự đoán
Vi khuẩn
4.000
1.000.000
Protista
80.000
600.000
Động vật
1.320.000
10.600.000
Nấm
70.000
1.500.000
Thực vật
270.000
300.000
Tổng  
1.744.000
14.000.000
3.7.2. Tài nguyên sinh học ở Việt Nam
Nước ta rất phong phú và đa dạng động thực vật hoang dã đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 10.084 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm, trong đó có tới 2.300 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực và thực phẩm, dược phẩm, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun.
Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Hiện nay của một số loài gỗ quí như Gõ đỏ, Gụ mật, nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng Liên chân gà, Ba kích,... Thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,...
Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 275 loài và phân loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, khoảng 500 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt.
Ở Việt Nam các rạn san hô phân bố rãi rác suốt từ Bắc vào Nam của biển Đông và càng vào phía Nam cấu trúc và số lượng loài càng phong phú. Hiện nay chúng ta đã phát hiện hơn 300 loài san hô cứng ở vùng biển Việt Nam, trong đó có 62 loài là san hô tạo rạn, phù hợp với điều kiện trong vùng. Về các nhóm ở nước mặn, chúng ta đã thống kê được 2.500 loài thân mềm, giáp xác 1.500 loài, giun nhiều tơ 700 loài, da gai 350 loài, hải miên 150 loài, 653 loài tảo biển cũng đã được xác định.
Nguồn lợi sinh vật hoang dã ở nước ta cũng đang bị suy giảm nhanh. Nhiều loài đã biết nay đã bị tiêu diệt (hươu sao, heo vòi, cá chình Nhật). Đến nay đã chỉ ra rằng khoảng 365 loài động vật đang ở trong tình trạng hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt cũng vào khoảng con số trên.
Bảng 3.4  Các Vườn Quốc gia Việt Nam
Stt
Tên Vườn
Diện tích (ha)
Năm
thành lập
Địa điểm
1.     
Ba bể
7.610
11/1992
Ba Bể-Bắc Cạn
2.     
Ba Vì
7.377
01/1991
Ba Vì-Hà Tây
3.     
Bạch Mã
22.031
07/1991
Thừa Thiên Huế
4.     
Bái Tử Long
15.783
06/2001
Vân Đồn-Quảng Ninh
5.     
Bến En
38.153
01/1992
Thanh Hoá
6.     
Bù Gia Mập
26.032
11/2002
Bình Phước
7.     
Cát Bà
15.200
03/1986
Cát Bà-Hải Phòng
8.     
Cát Tiên
73.878
01/1992
Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
9.     
Côn Đảo
19.998
03/1984
Bà Rịa-Vũng Tàu
10.         
Cúc Phương
22.000
01/1960
Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá
11.         
Chư Mom Ray
56.621
07/2002
Kom Tum
12.         
Chư Yang Sin
58.947
07/2002
Đắk Lắk
13.         
Hoàng Liên Sơn
29.845
07/2002
Sapa- Lào Cai
14.         
Kon Ka Kinh
41.780
11/2002
Gia Lai
15.         
Lò Giò-Xa Mát
18.756
07/2002
Tân Biên-Tây Ninh
16.         
Mũi Cà Mau
41.862
2003
Cà Mau
17.         
Núi Chúa
29.865
2003
Ninh Thuận
18.         
Pù Mát
91.113
11/2001
Nghệ An
19.         
Phong Nha-Kẻ Bàng
85.754
12/2001
Bố Trạch-Quảng Bình
20.         
Phú Quốc
31.422
06/2001
Phú Quốc-Kiên Giang
21.         
Tam Đảo
36.883
05/1996
Vĩnh Phúc-Tuyên Quang-Thái Nguyên
22.         
Tràm Chim
7.588
12/1998
Tam Nông-Đồng Tháp
23.         
U Minh Thượng
8.053
01/2002
Kiên Giang
24.         
Vũ Quang
55.028
07/2002
Hà Tĩnh
25.         
Xuân Sơn
15.054
04/2002
Phú Thọ
26.         
Xuân Thuỷ
7.100
01/2003
Nam Định
27.         
Yok Đôn
58.200
06/1992
Đaklak
28.         
Bi –Doup Núi Bà
64.800
05/2005
Lâm Đồng
                              (Nguồn: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004)
3.7.3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học
Về các nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam đến nay, có thể tóm tắt như sau:
Nguyên nhân trực tiếp:
1.      Sự mở rộng đất nông nghiệp
2.      Khai thác gỗ, củi
3.      Khai thác các sản phẩm ngoài gỗ
4.      Cháy rừng
5.      Xây dựng cơ bản
6.      Chiến tranh
7.      Buôn bán các loài động thực vật quý hiếm
8.      Ô nhiễm môi trường
9.      Ô nhiễm sinh học
Nguyên nhân sâu xa:
1. Tăng dân số
2. Sự di dân
3. Sự nghèo đói
4. Chính sách kinh tế vĩ mô
5. Chính sách kinh tế cộng đồng
- Chính sách sử dụng đất
- Chính sách lâm nghiệp
- Tập quán du canh du cư
3.8. Mối quan hệ Dân số - Tài nguyên – Môi trường
3.8.1. Con người với tài nguyên và môi trường.
            Giữa con người, tài nguyên và môi trường có mối quan hệ với nhau theo hình sau:   
Hình 3.4:  Mối quan hệ giữa con người, TNTN và MT
3.8.2. Tác động môi trường của sự gia tăng dân số
- Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:
 I = C.P.E
Trong đó:  I (Intensity) = cường độ tác động đến môi trường
      P (Population) = yếu tố gia tăng dân số
                 C (Consumption) = yếu tố liên quan mức tiêu thụ tài nguyên cho một
                                                 đầu người
     E (Effects) = yếu tố liên quan hậu quả môi trường do tiêu thụ một đơn vị       
                      tài nguyên
- Tác động môi trường của sự gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:
+ Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,...làm giảm mức tiêu thụ bình quân đầu người đối với các nguồn tài nguyên tái tạo.
Bảng 3.5  Dự báo thay đổi dân số và bình quân đầu người các nguồn tài nguyên đến năm 2010
 
1990
2010
% thay đổi
% thay đổi theo đầu người
Dân số (triệu)
5.290
7.030
33
 
Đánh bắt cá (triệu tấn)
85
102
20
-10
Đất ướt (triệu ha)
237
277
17
-12
Đất trồng trọt (triệu ha)
1.444
1.516
5
-21
Đất đồi và đồng cỏ (triệu ha)
3.402
3.540
4
-22
Rừng (triệu ha)
3.413
3.165
-7
-30
                                                                          (Nguồn: Postel,S. 1994).
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng.
- Sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu đô thị, làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.
3.8.3. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên
            F Dân số và tài nguyên đất đai: Hằng năm trên thế giới có gần 70.000 km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa do sự gia tăng dân số. Diện tích đất canh tác vì thế bị thu hẹp lại, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn.
F Dân số và tài nguyên rừng: Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,...
F Dân số và tài nguyên nước: Tác động chính của việc gia tăng dân số đối với tài nguyên nước như sau:
+ Làm giảm diện tích bề mặt ao, hồ và sông.
+ Làm ô nhiễm các nguồn nước do chất thải, các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ.
+ Làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy sông suối (do phá rừng, xây dựng đập và công trình thủy lợi, rác thải bồi lắng,...)
            F Dân số và khí quyển: Tại nhiều trung tâm công nghiệp lớn, các khí thải CO, CO2 và NOx đang ngày càng được đưa vào khí quyển. Môi trường không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chương 4  CÁC VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ô nhiễm môi trường (environmental pollution) là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường, có hại cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
4.1. Ô nhiễm môi trường nước
4.1.1. Tính chất, thành phần của nước tự nhiên
a. Tính chất vật lý
FNhiệt độ: nhiệt độ của nước thay đổi theo nhiệt độ của không khí, nhất là nước mặt. Nhiệt độ của nước dao động từ 4 – 400C, nước ngầm tương đối ổn định dao động từ 17 – 270C.
FĐộ đục: độ đục do các chất lơ lửng ở trong nước như cát, sét, bùn và các hợp chất hữu cơ có ở trong nước.
FĐộ màu và mùi vị: do chứa các chất vô cơ hay hữu cơ ở dạng hợp chất hòa tan hay chất keo gây ra ( màu vàng nâu do nước chứa nhiều sắt, màu đen do acid humic hay funvic).
Nước có mùi bùn, mùi mốc do các thực vật thối rữa gây ra hay do H2S và do một hợp chất hòa tan có thể làm cho nước có vị đặc biệt mặn, chát (Mg), chua,…
b. Thành phần hóa học của nước tự nhiên
FCác ion hòa tan: Nước tự nhiên là dung môi để hòa tan hầu hết các acid, bazơ, muối vô cơ. Các ion: Cl-, Na+, Mg2+, Ca2+, K+, SO42-, Br-, Fe2+, Fe3+, HCO3-,…
Đặc điểm thành phần của các ion hòa tan của sông do 3 yếu tố chủ đạo gây ra: ảnh hưởng của nước mưa, sự bốc hơi nước, sự phong hóa.
FCác khí hòa tan:
+ Ôxy là loại khí ít hòa tan trong nước và không tác dụng với nước về mặt hóa học.
Độ hòa tan của ôxy trong nước phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ, áp suất của môi trường, ngoài ra còn phụ thuộc vào độ mặn, chiều sâu của lớp bề mặt và mức độ ô nhiễm của nước.
+ Khí CO2 chỉ chiếm 0,03% trong khí quyển nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong nước vì nó phản ứng với nước tạo thành ion bicacbonat (HCO3-) và cacbonat (CO32-). Nồng độ CO2 phụ thuộc vào pH: nếu pH thấp thì CO2 ở dạng khí, pH = 8 – 9 dạng bicacbonat và pH > 10 dạng cacbonat tỷ lệ cao.
+ Khí NH3 tồn tại trong nước có pH > 10. Trong môi trường trung tính và acid chủ yếu ở dạng ion NH4+. Do bị oxy hóa bởi vi sinh vật nên NH4+ dễ dàng chuyển thành nitrit và nitrat.
+ Khí H2S tạo ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có ở trong nước. Trong điều kiện oxy hóa có thể tạo thành H2SO4 gây hại đến môi trường xung quanh.
FCác chất rắn
Các chất rắn trong nước bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ và vi sinh vật. Có thể phân loại thành các kích thước sau:
+ Chất rắn hòa tan (d < 10-9 m).
+ Chất rắn dạng keo (d = 10-9 – 10-6 m).
+ Chất rắn ở dạng lơ lửng (d = 10-6 – 10-5 m).
+ Chất rắn có thể lắng (d > 10-5 m).
FCác chất hữu cơ
Trong nguồn nước tự nhiên, hàm lượng các chất hữu cơ rất thấp, ít có khả năng gây cản trở cho cấp nước sinh hoạt, thủy sản, thủy lợi. Có 2 loại chất hữu cơ: dễ bị phân hủy sinh học (đường, chất béo, protein,…) và khó bị phân hủy sinh học (DDT, Linda, aldrine, dioxin, naphtalen,…).
c. Các thành phần sinh học của nước tự nhiên
FVi khuẩn và nấm
+ Vi khuẩn dị dưỡng: sử dụng chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp. Có 3 nhóm vi khuẩn dị dưỡng: hiếu khí, kỵ khí và tùy tiện.
+ Vi khuẩn tự dưỡng: có khả năng oxy hóa chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng khí CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp. Thuộc nhóm này có VK nitrat hóa, VK lưu huỳnh, VK sắt,…
+ Nấm và men là các thực vật không có khả năng quang hợp. Men có thể chuyển hóa đường thành rượu và phát triển tế bào mới.
FVi rút : Có kích thước cực nhỏ (20 – 100 nm), là loại ký sinh nội bào. Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ, nó thực hiện việc chuyển hóa tế bào để tổng hợp protein và acid nucleic để sinh sản và phát triển.
FTảo là loại thực vật đơn giản nhất có khả năng quang hợp. Tảo là sinh vật tự dưỡng. Tảo là một chỉ tiêu sinh học đánh giá chất lượng nước tự nhiên.
FCác loại thực vật và sinh vật khác
+ Rong, lục bình là các thực vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước tự nhiên.
+ Các nguyên sinh động vật, động vật đa bào, các loại nhuyễn thể và tôm, cá...
4.1.2. Khái niệm, nguồn gốc, phân loại
a. Khái niệm
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật, do sự có mặt của các tác nhân quá ngưỡng cho phép.
b. Nguồn gốc
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Có nguồn gốc tự nhiên là do nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ lụt...
- Có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải (đặc biệt là giao thông vận tải đường biển), thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nông nghiệp, nước chảy tràn…

Hình 4.1. Tác động của nước thải

 

 

c. Phân loại
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân biệt ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lý (ô nhiễm nhiệt hoặc do các chất lơ lững không tan), ô nhiễm phóng xạ.
- Theo vị trí người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm mặt nước, ô nhiễm nước ngầm.
- Theo nguồn gây ô nhiễm người ta phân biệt:
+ Nguồn xác định: là các nguồn thải mà có thể xác định được ví trí chính xác như cống thải nhà máy, khu công nghiệp, đô thị.
+ Nguồn không xác định: là các chất gây ô nhiễm phát sinh từ những trận mưa lớn kéo theo bụi bẩn, xói mòn đất đai,... và là nguồn những chất thải không thể xác định được gây ra như nước mưa chảy qua các khu dân cư, các cánh đồng đã bị ô nhiễm.
4.1.3. Tác nhân gây ô nhiễm nước
a. Các hợp chất hữu cơ
F Các hợp chất hữu cơ không bền vững
- Các cacbonhydrat: các chất đường có chứa các nguyên tố C, N và O, một số đường đơn, đường kép. Riêng polysacharit được chia làm hai loại dễ bị phân hủy sinh học (tinh bột) và khó bị phân hủy sinh học (cellulose…)
- Các loại protein: acid amin mạch dài
- Các chất béo: khả năng phân hủy vi sinh chậm. Nhìn chung các hợp chất hữu cơ có phân tử lớn không thể thấm qua các màng tế bào do đó cần có giai đoạn thủy phân sơ bộ (phân rã) thành các mạch ngắn hơn (quá trình phân hủy yếm khí).
FSơ đồ phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ
- Qúa trình phân hủy hiếu khí:

VSV hiếu khí

 
Chất hữu cơ + O2                                   Năng lượng + CO­2 + H2O

 

- Qúa trình phân hủy kỵ khí:

Thủy phân sơ bộ

 
Thủy phân hoàn toàn
                    Chất hữu cơ                          CHC đơn giản                           Muối khoáng, CO2, CH4,…

 

 F Tác động của sự ô nhiễm các chất hữu cơ không bền vững
- Suy giảm nồng độ oxy hòa tan.
- Tồn trữ và lưu đọng trong các lưu vực ít xáo trộn tạo điều kiện cho các VSV yếm khí phát triển gây mùi khó chịu, làm giảm giá trị sử dụng của nguồn nước.
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hệ động vật nước gây chết cá.
FCác chất hữu cơ bền vững
- Thường là các chất hữu cơ có độc tính sinh học cao, khó bị phân hủy bởi các tác nhân VSV.
- Các chất thuộc loại này: polychlorophenol (PCP), polychlorobiphenyl (PCB), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ, hợp chất dị vòng N hoặc O,...
- Tác động mạnh đến hệ thủy sinh: hủy diệt với nồng độ cao, ở nồng độ thấp tích tụ thông qua mối quan hệ dinh dưỡng gây ngộ độc đối với con người hoặc hủy diệt chủng một số loài như chim và các loài côn trùng,…
FCác HCHC bền vững có độc tính sinh thái cao
- Các hợp chất phenol: phenol và các dẫn xuất của phenol.
- Các loại hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ: photpho hữu cơ, clo hữu cơ, cacbonat, phenoxyaxetic, pyrethroid tổng hợp.
- Tanin và lignin: các hóa chất có nguồn gốc từ thực vật.
- Các hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ.
b. Các chất vô cơ
- Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là nước biển. Trong nước thải sinh họat và công nghiệp nồng độ tương đối cao các ion: Cl-, CO3 2-, PO43-, Na+, K+
- Các loại phân bón hóa chất vô cơ có các dạng chủ yếu như: C, hydro, oxy, N, P, K…do việc sử dụng dư thừa các chất dinh dưỡng như photphat, muối amôn, urê, nitrat, muối kali…
- Các khoáng axit thường xuất hiện ở vùng nước gần các mỏ khoáng sản, nhất là các mỏ than.
- Các chất lắng: Qúa trình xói mòn đất tự nhiên sẽ tăng lượng cặn lắng trong nước. Đây là dạng ô nhiễm chủ yếu nguồn nước mặt. Thường chứa các kim loại: Cr, Cu, Ni, Co, Mn…
- Các nguyên tố vết trong nước: Arsen (As), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Thủy ngân (Hg), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Selen (S)…Các kim loại nặng: Hg, Cu, Zn…đều là những chất độc, có khả năng liên kết với màng tế bào, ngăn cản quá trình vận chuyển và trao đổi chất trong cơ thể sinh vật.
- Các loại hạt nhân phóng xạ: a, b, g
c. Các loại vi trùng
Trong nước có rất nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng và trứng giun sán. Đáng chú ý là các loại vi trùng dạng Coliform (E.Coli).
d. Các chất gây màu
Màu trong nước tự nhiên và nước thải thường có nguồn gốc:
- Các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi các tác nhân VSV.
- Sự phát triển của một số loài thực vật nước: tảo, rong rêu.
- Có chứa các hợp chất sắt, mangan ở dạng keo.
- Có chứa các tác nhân gây màu: kim loại (Cr, Fe,…), các hợp chất hữu cơ tannin, lignin…
Màu thực của nước là màu do các chất hòa tan hoặc các chất ở dạng keo, màu bên ngoài (màu biểu kiến) do các chất lơ lửng của nước tạo nên.
e. Các chất gây mùi
Mùi do các nguyên nhân:
- Các chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, các xí nghiệp chế biến thực phẩm.
- Có các sản phẩm từ sự phân hủy các xác chết động vật.
- Nước thải công nghiệp hóa chất, chế biến dầu mỡ.
4.1.4. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước
F Để xác định chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước, người ta dùng các thông số chất lượng nước:
- Các thông số vật lý: nhiệt độ, màu, mùi vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ,...có thể được xác định bằng định tính hoặc định lượng.
- Các thông số hoá học: độ pH (độ axit hoặc độ kiềm), lượng chất lơ lửng, các chỉ số BOD, COD, oxy hoà tan (DO), dầu mỡ, clorua, sunphat, amôn, nitrit, nitrat, photphat, các nguyên tố vi lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và nhiều loại chất độc khác.
- Các thông số sinh học: Coliform, Fecal streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí và các sinh vật gây bệnh.
F Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ta thường dùng các chỉ tiêu hay thông số phổ biến là:
- Chất rắn lơ lửng (SS - Suspended Solids): là các chất không tan trong nước.
- Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD - Biochemical Oxygen Demand): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá (bởi vi sinh vật hiếu khí) các chất bẩn hữu cơ trong nước trong một khoảng thời gian xác định.
- Nhu cầu oxy hoá học (COD - Chemical Oxygen Demand): là lượng oxy cần thiết để oxy hoá bằng hoá học các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Đại lượng này đặc trưng cho tất cả các chất bẩn hữu cơ có trong nước.
F Có nhiều kỹ thuật đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước dựa vào giá trị của các thông số chọn lọc. Các kỹ thuật này sử dụng các chỉ số (index) để thực hiện mức độ ô nhiễm. Có thể nêu một số chỉ số đang được công nhận như sau:
- Chỉ số ô nhiễm dinh dưỡng (NPI): chỉ số này dựa vào kết quả quan trắc hàng tháng các thông số: NH4+, NO3-, NO2-, tổng P, pH, chlorophyll, độ dẫn điện và độ đục.
- Chỉ số ô nhiễm hữu cơ (OPI): chỉ số này được tính kết quả quan trắc hàng tháng các thông số: NH4+, BOD, COD, nhiệt độ và DO.
- Chỉ số ô nhiễm công nghiệp (IPI): được sử dụng để đánh giá ô nhiễm do các tác nhân ô nhiễm vi lượng (trừ hóa chất bảo vệ thực vật): kim loại nặng, dầu mỡ, polyhydrocacbon thơm, phenol, cyanua, PCB.. không chỉ hòa tan trong nước mà có thể dính bám vào đất và thủy sinh.
- Chỉ số động vật đáy (BSI): BSI được sử dụng để đánh giá chất lượng nước thông qua việc quan trắc động vật đáy không xương sống lớn.
- Chỉ số đa dạng sinh học (BDI): BDI được sử dụng để đánh giá đa dạng thủy sinh vật dựa vào quan trắc thực địa.
Bảng 4.1: Tải lượng tác nhân ô nhiễm do con người đưa vào môi trường
TT
Tác nhân ô nhiễm
Tải lượng(g/người/ngày)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
BOD520 (nhu cầu ôxy sinh học)
COD (nhu cầu ôxy hóa học)
Tổng chất sắt
Chất rắn lơ lững
Rác vô cơ (kích thước >0,2mm)
Dầu mỡ
Kiềm(theo CaCO3)
Cl-
Tổng Nitơ(theo N)
Nitơ hữu cơ
Amoni tự do
Nitrit(NO-2)
Nitrat(NO-3)
Tổng Photpho
P vô cơ
P hữu cơ
Kali (theo K2O)
Vi khuẩn( trong 100ml nước thải)
Coliform
Fecal streptococus
Salmonella typhosa
Đơn bào
Trứng giun
Siêu vi khuẩn(virus)
45-54
1,6-1,9 x BOD520
170-220
70-145
5-15
10-30
20-30
4-8
6-12
0,4 tổng N
0,6 tổng N
-
-
0,8-4
0,7 tổng P
0,3 tổng P
2,0-6,0
109 - 1010
106- 109
105- 106
10 – 104
Đến 103
Đến 103
102 - 104
Bảng 4.2. Đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước mặt
STT
Trạng thái nước nguồn
pH
NH4+, mg/l
NO3-, mg/l
PO43-,
mg/l
O2 bão hòa %
COD, mg/l
BOD5, mg/l
1
Nước rất sạch
7 - 8
< 0,05
< 0,1
< 0,01
100
6
2
2
Nước sạch
6,5 - 8,5
0,05 - 0,4
0,1 - 0,3
0,01 - 0,05
100
6 - 20
2 - 4
3
Nước hơi bẩn
6 - 9
0,4 - 1,5
0,3 - 1,0
0,05 - 0,1
50 -90
20 -50
4 - 6
4
Nước bẩn
5 - 9
1,5 - 3,0
1 - 4
0,1 - 0,15
20 - 50
50 - 70
6 - 8
5
Nước bẩn nặng
4 - 9,5
3,0 - 5,0
4 - 8
0,15 - 0,3
5 - 20
70-100
8- 10
6
Nước rất bẩn
3 - 10
> 5,0
> 8
> 0,3
< 5
> 100
> 10
a. Dựu vào điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn nước
Việc quy định các điều kiện vệ sinh khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận nhằm mục đích hạn chế lượng chất bẩn thải vào môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh cho việc sử dụng nguồn nước.
Nồng độ giới hạn cho phép là nồng độ lớn nhất của các chất bẩn và độc hại trong môi trường, trong quá trình tác động lâu dài không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy hệ sinh thái nguồn nước.
Ở nước ta, Bộ Y tế có quyết định số 505BYT/QĐ (13/4/1992) quy định nồng độ giới hạn cho phép các chất độc hại trong nước bề mặt (xem bảng 5.3).
Bảng 4.3. Nồng độ giới hạn cho phép của một số chất độc hại điển hình trong nước mặt theo quy định của Bộ Y tế
STT
Tên hóa chất
Công thức
Chỉ mức độc hại
Nồng độ giới hạn cho phép, mg/l
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Amoniac
Anilin
Asen
Chì Tetraetyl
Crom
DDT
Phenol
Sunfat
Thủy ngân
NH3
C6H5NH2
As+
Pb(C2H5)4
Cr6+
C14H9Cl5
C6H5OH
S-
Hg2+
Theo chế độ vệ sinh
Độc chất
2,0
0,1
0,05
Không được có
0,1
0,2
0,001
Không được có
0,005
Nồng độ giới hạn cho phép của từng chất xả vào sông hồ được xác định theo từng biểu thức sau:
 
Trong đó: - C1, C2,..Cn là nồng độ chất độc hại cho phép trong nước nguồn theo tính toán.
- C1.CP, C2.CP,…Cn.CP là nồng độ giới hạn cho phép của các chất độc hại theo quy định.
- n là số chất độc hại theo quy định.
Đối với nguồn nước là sông suối  thì mốc tính toán kiểm tra đặt trước điểm dùng nước (theo chiều dòng chảy) 1 km.
Trong hồ, hồ chứa nước và biển, thường thiết lập khu vực kiểm tra chất lượng nước sử dụng theo tiêu chuẩn giới hạn quy định với bán kính trên 1 km đối với hồ, hồ chứa nước và trên 300m đối với biển.
b. Tổ chức giám sát chất lượng nước nguồn (monitoring)
Các nội dung cơ bản của hệ thống giám sát chất lượng nước trong khuôn khổ hệ thống giám sát môi trường toàn cầu GEMS là:
- Đánh giá các tác động do hoạt động của con người đối với chất lượng nước và khả năng sử dụng nước cho các mục đích khác.
- Xác định chất lượng nước tự nhiên.
- Giám sát nguồn gốc và đường di chuyển của các chất bẩn và chất độc hại.
- Xác định xu hướng thay đổi chất lượng ở phạm vi vĩ mô.
c. Các biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải
FXử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Phương pháp này dùng để loại ra khỏi nước các chất không hòa tan và một phần hỗn hợp keo có kích thuớc lớn. Là phương pháp không triệt để, thuờng là giai đoạn đầu của quá trình làm sạch bằng sinh học và hóa lý.
Các công trình cơ học như song chắn, lưới chắn, bể lắng cát, các loại bể lawngs, bể sục khí, tạo bọt, bể lọc,…
F Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Dựa trên họat tính của các loại vi sinh vật có trong nước thải để oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan.
Các công trình xử lý: cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ ổn định hoặc trong các công trình nhân tạo như bể thổi khí, bể lọc sinh học, các hồ ổn định, aeroten, biophin,…
F Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Phương pháp hóa lý đạt hiệu quả cao khi xử lý nước thải công nghiệp có chứa các chất vô cơ độc hại (kim loại nặng, acid, bazơ) hoặc các chất hữu cơ bền vững, khử màu, khử mùi, khử trùng,…
Các phương pháp hóa lý thường dùng:
+ Keo tụ và lắng
+ Trung hòa
+ Hấp phụ
+ Ôxy hóa
+ Tuyển nổi
+ Clo hóa
+ Trích ly cốc chiết
d. Sử dụng hợp lý nguồn nước
+ Cung cấp tuần hoàn và sử dụng lại nguồn nước trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.
+ Dùng nước thải và cặn phục vụ nông nghiệp.
+ Dùng lại nước cho quá trình sau.
+ Thu hồi chất quý.
4.2. Ô nhiễm không khí
4.2.1. Khái niệm, nguồn gốc, tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
a. Khái niệm
Ô nhiễm không khí là quá trình thải các chất ô nhiễm vào môi trường làm cho nồng độ của chúng trong môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các động thực vật, cảnh quan và hệ sinh thái.
b. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
            FTheo nguồn phát sinh:
            - Nguồn tự nhiên: do thiên nhiên hình thành nên (núi lửa, cháy rừng, bão bụi gây ra do gió mạnh và bão, các quá trình thối rữa của xác các động thực vật, các phản ứng hóa học giữa các khí tự nhiên,…).
- Nguồn nhân tạo: do các hoạt động của con người gây nên (sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt,…).
Bảng 4.4. Nguồn và nguyên nhân phát sinh của một số chất ô nhiễm không khí
Chất ô nhiễm
Nguyên nhân phát sinh
Nguồn
SO2
Phát thải khí đốt nhiên liệu hoá thạch
Nhà máy nhiệt điện và những nguồn đốt khác; giao thông vận tải
NOx
Đốt nhiên liệu hoá thạch
Giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện, các buồng đốt khác.
CO
Được tạo ra khi đốt không hoàn toàn các nhiên liệu có chứa C
Ống xả ô tô
Các hợp chất hữu cơ bay hơi
Kết hợp với NOx tạo ra khói
Giao thông vận tải, những quá trình công nghiệp khác, đốt nhiên liệu
Bụi nhỏ
Phân tử nhỏ của tro hoặc khói, bồ hóng, bụi, những giọt chất lỏng nhỏ
Phát thải khi đốt nhiên liệu ở dạng bụi, cháy rừng...
Chì
Bụi chì nhỏ trong không khí từ ống xã ô tô
Xăng pha chì, một lượng nhỏ trong các lò nấu kim loại và chế tạo pin
Ozon
Hình thành khi NOx phản ứng với các hợp chất bay hơi
Được hình thành trong không khí do phản ứng giữa NOx và CnHm
F Theo đặc tính hình học:
- Nguồn điểm (ống khói)
- Nguồn đường­ (tuyến đường giao thông)
- Nguồn mặt (bãi rác, hồ ô nhiễm)
F Theo độ cao:
- Nguồn cao: cao hơn hẳn các công trình xung quanh
- Nguồn thấp: Xấp xỉ hoặc thấp hơn các công trình xung quanh
FTheo nhiệt độ:
- Nguồn nóng: nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh
- Nguồn lạnh: Nhiệt độ thấp hơn hoặc xấp xỉ bằng nhiệt độ môi trường xung quanh.
c. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
F Các khí gây ô nhiễm môi trường không khí
- Khí COx (CO2, CO):
COX là khí không màu, không mùi và không vị. Sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu có chứa cacbon (than, củi, dầu).
+ Với CO: Hàm lượng CO trong không khí không ổn định, thường biến thiên nhanh nên rất khó xác định được chính xác.
Khi xâm nhập vào cơ thể người theo con đường hô hấp, tác dụng thuận nghịch với hemoglobin (HbO2) làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt:      HbO2   +   CO              HbCO    +     O2
CO tác dụng với Hb mạnh gấp 250 lần so với O2.
Triệu chứng nhiễm CO ở cơ thể người: nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, hôn mê, co giật, mặt xanh tím, chân tay mềm nhũn, phù phổi cấp.
Với thực vật: xoắn lá cây, chết mầm non, rụng lá và kìm hãm sự sinh trưởng (100 – 10.000ppm).
+ Với CO2: Có lợi cho cây phát triển trong quá trình quang hợp, nhưng gây nên hiệu ứng nhà kính làm nóng bầu khí quyển của Trái đất.
- Khí SOx (SO2, SO3):
Chủ yếu là SO2 là khí không màu, có vị hăng cay, mùi khó chịu. Trong không khí có thể chuyển thành SO3 dưới ánh sáng mặt trời khi có chất xúc tác.
Chúng được sinh ra do quá trình đốt nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, đặc biệt là trong công nghiệp có nhiều lò luyện gang, lò rèn, lò gia công nóng.
Hàm lượng S xuất hiện trong than đá (0,2 – 0,7%), dầu đốt (0,5 – 4%):
S +   O2               SO2
Trữ lượng của  SO2 khoảng 132 triệu tấn/năm, chủ yếu là do đốt than và sử dụng xăng dầu.
Trong không khí SO2 gặp mưa tạo aicd sulfuric (H2SO4):
SO2   +   H2O             H2SO4
Triệu chứng đối với người và động vật: SO2 xâm nhập vào cơ quan hô hấp gây tức ngực, đau đầu, nếu nồng độ cao gây bệnh tật và tử vong.
Thực vật khi tiếp xúc với SO2 sẽ bị vàng lá, rụng lá, giảm khả năng sinh trưởng và có thể chết.
- Khí NOx (NO, NO2):

t ³ 11000C

 
Làm lạnh nhanh
NOx thường xuất hiện trong giao thông và công nghiệp. Trong không khí nitơ và oxy có thể tương tác với nhau khi có nguồn điện cao > 11000C và làm lạnh nhanh để tránh phân hủy:

 

N2   +    x O2                                           2NOx
 
Trữ lượng NOx sinh ra khoảng 48 triệu tấn/năm (chủ yếu là NO2).
+ Với NO2 là khí có màu hồng, khi nồng độ ³ 0,12 ppm thì có thể phát hiện thấy mùi. Tùy theo nồng độ NO2 mà cây cối sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. NO2 sẽ làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm cứng vải tơ, nilông và gây han rỉ kim loại. Tùy theo nồng độ NO2 mà cây cối sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. NO2 là tác nhân gây ra hiện tượng quang hóa.
 + Riêng  NO có khả năng tác dụng mạnh với Hemoglobin (gấp 150 lần so với CO), nhưng NO không có khả năng thâm nhập vào mạch máu để phản ứng với Hemoglobin.
- Khí H2S:
H2S là khí không màu, có mùi trứng thối. Sinh ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ, các xác chết động thực vật (các bãi rác, khu chợ, cống rãnh thoát nước, sông hồ ô nhiễm, hầm lò khai thác than.)
Trữ lượng H2S khoảng 113 triệu tấn/năm.
Tác hại đối với thực vật là rụng lá cây, thối hoa quả, giảm năng suất cây trồng.
Đối với con người, khi tiếp xúc với H2S sẽ cảm thấy khó chịu, nhức đầu buồn nôn và mệt mỏi. Nếu tiếp xúc lâu sẽ làm mất khả năng nhận biết của khứu giác, tăng huyết áp,…
- Khí Ozon:

Tia tử ngoại

 
Ozôn (O3) là sản phẩm của chất chứa oxy (SO2, NO2 và andehyt) khi có tia tủ ngoại của Mặt trời kích thích:

 

Kích thích

 
      NO2                                  NO +   O

 

 
O2 + O                    O3
Ngoài ra:             O2   + hn                  O + O
O2 + O                    O3
O3 sinh ra và mất đi rất nhanh, nó chỉ tồn tại trong khoảng vài phút, tập trung nhiều ở tầng bình lưu (độ cao khkoảng 25 km), nồng độ khoảng 10ppm.
O3 có tác dụng là lá chắn ngăn cản tia tử ngoại của Mặt trời chiếu xuống Trái đất, điều tiết khí hậu của Trái đất, tránh gây nên những nguy hại đối với đời sống của con người và sinh vật.
Nếu nồng độ O3 trong khí quyển quá lớn thì có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thực vật (cà chua, đậu,..), gây bệnh đốm lá, khô héo mầm non.
Ngoài ra còn gây hại đến các loại sợi bong, sợi nilông, sợi nhân tạo, hỏng màu thuốc nhuộm, làm cứng cao su.
Nếu O3 quá cao sẽ tham gia vào quá trình làm nóng lên của Trái đất.
- Khí CxHy:
Là hợp chất của hydro và cacbon (metan, etylen, aniline,..), là khí không màu, không mùi.
Sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn (nhà máy lọc dầu, khai thác và vận chuyển xăng dầu, rò rỉ đường ống dẫn khí đốt,..).
Tác hại:
+ Etylen (C2H4): gây bệnh phổi cho người, làm sưng tấy mắt, gây ung thư phổi cho động vật. Làm vàng lá cây, gây chết hoại cây trồng.
+ Benzen (C6H6): Thâm nhập vào cơ thể người gây bệnh thần kinh, thiếu máu, chảy máu ở răng lợi, suy tủy, suy nhược và dễ chết do nhiễm trùng máu.
- Chì và các hợp chất của chì:
Là chất lỏng, bốc hơi ở nhiệt độ thấp, có mùi thơm.
Pb xuất hiện nhiều trong giao thông, công nghiệp luyện kim, ấn loát, sản xuất pin, công nghiệp hóa chất,…
Pb thâm nhập vào cơ thể người gây tác hại đến não, thận, huyết quản và công năng tạo máu của cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, khả năng sinh sản (phụ nữ mang thai).
- Khí NH3:
NH3 còn gọi là amoniac, có trong không khí ở dạng lỏng và khí. Là khí không màu, có mùi khai.
Sinh ra do quá trình bài tiết của cơ thể, quá trình phân hủy chất hữu cơ, trong một số công nghệ lạnh sử dụng môi chất NH3, tại các nhà máy sản xuất phân đạm, sản xuất acid nitric,…
Ở nồng độ 5 – 10 ppm có thể nhận biết được ammoniac qua khứu giác.
Tác hại: NH3 làm viêm da và đường hô hấp, ở nồng độ 150 – 200 ppm gây khó chịu và cay mắt, ở nồng độ 400 – 700 ppm gây viêm mắt, mũi, tai và họng một cách nghiêm trọng, ở nồng độ ³ 2000ppm da bị cháy bỏng, ngạt thở và tử vong trong vài phút.
Ngoài ra NH3 ở nồng độ cao làm lá cây trắng bạch, đốm lá và hoa, làm giảm tỷ lệ hạt giống nảy mầm,…
F Bụi và sol khí:
Bụi được sinh ra trong giao thông, công nghiệp, hầm lò khai thác than, xây dựng,…
- Bụi Silic
- Bụi amiăng 
- Bụi sắt, thiếc 
- Bụi bông, bụi sợi lanh 
- Bụi đồng 
- Bụi nhựa than 
- Bụi kiềm, bụi acid
- Bụi vi sinh vật, bụi phấn hoa
4.2.2  Ô nhiễm thứ cấp ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu
F Mưa acid
Nếu nước mưa có độ pH < 5,6 thì gọi là mưa axit.
Sở dĩ có mưa acid là vì trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mình, con người đã đốt nhiều than đá và dầu mỏ, trong khói thải có chứa sunfua đioxit (SO2) và nitơ oxit (NOx). Hai loại khí này khi gặp nước mưa hoặc hơi ẩm trong không khí sẽ tương tác với nước để tạo thành axit và gây mưa axit:
SO2 , NO2   +    H2O                H2SO4 +   HNO3
 Tác hại:
- Phá hủy cân bằng sinh thái.
- Làm giảm năng suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng.
- Làm giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi.
- Phá hoại nặng nề các cánh rừng ôn đới phía Bắc bán cầu.
- Phá hủy các công trình xây dựng lộ thiên (tượng đài, các công trình thế kỷ,..).
- Mưa axít còn làm ô nhiễm các đường ống nước uống và nước sinh hoạt của con người và sinh vật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
F Hiệu ứng nhà kính
Hiện tượng này là do trong khí quyển có chứa nhiều CO2, CH4, N2O, CFC, O3. Nhưng thành phần chủ yếu là CO2.
Hình 4.2. Thành phần các khí nhà kính
Đây là những chất gần như trong suốt đối với tia song ngắn nên tia bức xạ Mặt trời dễ dàng đi qua để xuống Trái đất, nhưng các chất này lại hấp thụ rất mạnh các tia song dài phản xạ từ bề mặt Trái đất (tia hồng ngoại), chính vì thế Trái đất chỉ nhận nhiệt của Mặt trời mà không thoát nhiệt ra ngoài làm cho nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên, người ta gọi đó là hiện tượng nhà kính, vì các khí CO2 và một số khí trên có tác dụng như một lớp kính ngăn tia phản xạ nhiệt từ Trái đất.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC=> CH4 => O3 => NO2.
Theo G.N.Plass: nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 3,60C.
Nhiệt độ Trái đất tăng lên gây tác hại:
- Nhiệt độ Trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy sẽ có nhiều vùng bị ngập.
- Sự nóng lên của Trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên Trái đất.
- Khí hậu Trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ các điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động.
- Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện, dịch bệnh lan tràn.
Do vậy, để tránh được hiệu ứng khí nhà kính đòi hỏi các quốc gia cần phải có biện pháp hạn chế thải khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2.
Năm 1997 Nghị định thư Kyoto (Nhật Bản) đã đặt mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính đối với 38 quốc gia đã phát triển, theo đó từ năm 2008 – 2012 cộng đồng Châu Âu cắt giảm 8%, Hoa Kỳ 7%, Nhật Bản 6% mức phát thải của các năm 1990 – 1995.
Hình 4.3. CO2 và các khí làm nóng lên toàn cầu
F Khói quang hóa
Trong giao thông và công nghiệp xuất hiện nhiều khí NO, nó sẽ phản ứng với các nhiên liệu không cháy hết, dưới tác dụng của Mặt trời sẽ tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp gọi là “khí quang hóa”.
Các phản ứng:

Tia tử ngoại

 
 

 


 

Ánh sáng

 
                          NO2                            NO + O

 

CH4 + 2O2 + 2NO                             H2O + HCHO + 2NO2
CH4 + O2                   HCHO + H2O
O + O2                        O3
O3 + NO                     O2 + NO2
Theo phản ứng dây chuyền như vậy sẽ hình thành một loạt các chất mới, sản phẩm cuối cùng: NO2 sinh ra. NO mất đi, O3 được tích lũy, andehit, fomandehit,…xuất hiện. Tất cả các chất đó tập hợp lại thành khói quang hóa.
Tác hại:
- Thường gây cay mắt, nhức mắt, đau đầu, rát cổ họng và khó thở.
- Ảnh hưởng đến thảm thực vật, làm cho lá cây chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, xảy ra hiện tượng rụng lá hang loạt, cây bị khô và chết.
- Gây bệnh tật cho gia súc, gia cầm.
- Các mặt hang cao su bị lão hóa rất nhanh.
- Các công trình kiến trúc bị nhanh chóng phá hủy,…
F Hiện tượng thủng tầng ozon
Tầng ozon được hình thành ở độ cao 25 km (tầng bình lưu), có tác dụng chắn tia tử ngoại của Mặt trời chiếu xuông Trái đất, che chở cho sự sống loài người và các sinh vật.
Những nghiên cứu khẳng định rằng, nhân tố chính làm giảm sút tầng ozôn là chất CFCs như F-11 (CCl3F) và F-12 (CCl2F2), trong chừng mực nào đấy là các chất khí như nitơ oxit và mêtan.Việc sử dụng nhiều các chất CFC (Cloro - Fluro - Cacbon, các chất dùng trong kỹ nghệ lạnh, trong công nghệ rửa mạch in điện tử hay trong các bình xịt nước hoa,..) trong những năm gần đây đã để lại sự tích luỹ chúng trong tầng bình lưu khí quyển.
Các chất CFC làm huỷ hoại tầng ozon (O3), làm suy giảm nồng độ, độ dày tầng ozon. Quan sát cho thấy sự suy giảm xảy ra mạnh ở trên hai cực, tạo ra các "lỗ hổng ozon".
Tầng ozon bị thủng tạo điều kiện cho tia cực tím của Mặt trời chiếu xuống Trái đất, gây các bệnh ung thư da và mắt cho con người, nhiều loại thực vật không thích nghi với tia tử ngoại sẽ bị mất dần hệ miễn dịch, các sinh vật dưới biển sẽ bị tổn thương và chết.
Biện pháp suy giảm tầng ozon:
- Công ước viên (22/3/1985) đối với các nước phát triển.
- Nghị định thư Montreal (16/9/1987) về các chất làm suy giảm tầng ozon, nhằm xác định những biện pháp cần thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát được việc sản xuất và tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozon.
Bảng 4.5 Chương trình cắt giảm và loại bỏ chất CFC

THỜI HẠN

 
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1/1/1996
1/7/1999
1/1/2005
1/1/2007
1/1/2010
Loại bỏ CFC
Bước đầu thực hiện loại bỏ CFC
Cắt giảm 50% CFC
Cắt giảm 80% CFC
Loại bỏ CFC

 

Đối với Việt Nam, chính thức tham gia và phê chuẩn Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon cùng những sửa đổi bổ sung của Nghị định thư vào tháng 1/1994. Chương trình quốc gia về bảo về tầng ozon của Việt Nam:
- Đến năm 2005 cắt giảm 50% mức tiêu thụ CFC với mức tiêu thụ trung bình thời kỳ 1995 – 1997.
- Năm 2010 sẽ loại trừ hoàn toàn chất CFC.
4.2.3 Các giải pháp phòng – chống ô nhiễm không khí
F Giải pháp quy hoạch: Cần phải xem xét các điều kiện khí tượng, địa hình và thủy văn để bố trí các công trình cho hợp lý. Mặt bằng quy hoạch phải đảm bảo thông thoáng, đón được hướng gió tốt nhất cho đô thị.
F Giải pháp cách ly vệ sinh: Đối với các khu công nghiệp cần có tường bao che, dùng dải cây xanh để ngăn chặn sự phát tán bụi và tiếng ồn xung quanh, nhằm giảm tối đa sự ô nhiễm môi trường đến nơi sinh sống của con người.
F Biện pháp sinh thái học: trồng cây xanh và hồ nước sẽ là "lá phổi" khổng lồ điều hòa khí hậu và giữ trong lành bầu khí quyển.
F Giải pháp công nghệ kỹ thuật: Cần phải hoàn thiện các công nghệ sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ sản xuất kín, giảm các khâu sản xuất thủ công, áp dụng cơ giới hóa và tự động hóa trong dây chuyền sản xuất. Đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các năng lượng mới, ít ô nhiễm như năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước...vào sản xuất.
Các thiết bị máy móc sản xuất, các đường ống vận chuyển cần phải kín, để đảm bảo vận hành an toàn, kinh tế và tránh rò rỉ chất ô nhiễm ra ngoài môi trường.
FGiải pháp xử lý chất thải ngay tại nguồn:
- Các phương pháp xử lý bụi: lưới lọc bụi, buồng lắng bụi, xiclon tách bụi, lọc bụi bằng thiết bị tĩnh điện, lọc bụi kiểu ướt.
- Các phương pháp xử lý khí thải: hấp thụ, hấp phụ, thiêu đốt
FSử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế: Phải tiến hành kiểm soát và đăng ký các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Mỗi nhà máy đều phải đăng ký chất thải, hình thức các chất độc hại, cũng như các biện pháp phòng tránh sự cố xảy ra thảm hoạ về ô nhiễm môi trường. Tiến hành thu thuế, xử phạt, thậm chí là bắt ngừng sản xuất, nếu nhà máy thải ra các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường quá giới hạn cho phép.
Điều quan trọng cuối cùng của việc giữ trong lành của bầu khí quyển là giáo dục ý thức tự giác của mỗi người dân.
                         Hình 4.4.  Ống khói nhà máy gây nên ô nhiễm không khí
4.3. Ô nhiễm đất
4.3.1. Khái niệm, nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất
a. Khái niệm
Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu sống của con người.
b. Nguyên nhân
F Trong sản xuất công nghiệp
- Các chất thải từ các ống khói, từ các khu công nghiệp, giao thông,…đưa vào không khí dưới dạng bụi khí và hơi, sau đó lắng xuống đất theo trọng lực hoặc do hơi ẩm hoặc mưa, chúng sẽ làm thay đổi tính chất của đất.
- Dư thừa nhiều chất thải rắn, lỏng có chứa nhiều tác nhân ô nhiễm không có lợi cho đất, khi thải vào đất sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.
- Các hoạt động xây dựng công nghiệp như xây dựng bến bãi, đường xá, nhà máy,…sẽ phá hủy thảm thực vật và cảnh quan đô thị, làm thay đổi địa hình, ảnh hưởng tới dòng chảy, tạo điều kiện xói mòn đất.
FTrong sản xuất nông nghiệp
- Hệ thống tưới tiêu không hợp lý, sử dụng nguồn nước tưới tiêu không phù hợp dễ dẫn đến sự ô nhiễm đất.
- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không đúng quy cách.
- Chế độ canh tác không hợp lý.
F Trong sinh hoạt của con người đã tạo ra nhiều chất thải (rác thải, phân và chất thải sinh họat ) mà đất là chỗ tiếp nhận chúng.
c. Tác nhân gây ô nhiễm đất
F Ô nhiễm do tác nhân sinh học
- Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột,... đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang người và động vật.
F Ô nhiễm do tác nhân hóa học
- Chất thải từ các nguồn thải công nghiệp bao gồm các chất thải cặn bả, các sản phẩm phụ do hiệu xuất của nhà máy không cao.
- Do nguồn từ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...
Bảng 4.6. Hàm lượng tích lũy DDT ở các bậc dinh dưỡng ở nước và trên cạn
Số lần khuyếch đại
Sinh vật
Hàm lượng DDT (ppm)
80.000
Chim nước
1600,00
5.000
100,00
250
Tôm
5,00
1
Các loài tảo
0,02
75
Chim cổ đỏ
750,00
9
Giun đất
90,0
1
Đất
10,0
Đất bị ô nhiễm trước tiên sẽ gây tác hại đến hệ sinh vật sống trong đất, các động vật và thực vật sống trên đất. Đất thiếu sinh vật trở nên môi trường trơ, không thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được nữa.
F Ô nhiễm do tác nhân vật lý: Bao gồm ô nhiễm nhiệt và phóng xạ
- Ô nhiễm nhiệt chủ yếu từ các quá trình sản xuất công nghiệp (từ nguồn nước thải công nghiệp, từ khí thải,...). Ngoài ra còn có các nguồn từ tự nhiên.
- Nguồn ô nhiễm do phóng xạ là các chất phế thải của các cơ sở khai thác, nghiên cứu và sử dụng các chất phóng xạ. Các chất phóng xạ đi vào đất, từ đất vào cây trồng sau đó có thể đi vào người.
4.3.2. Biện pháp phòng - chống ô nhiễm đất
- Hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
- Phải bảo vệ được đời sống vi sinh vật, thực vật và động vật sống trong đất.
- Việc tìm bãi đổ rác để chôn vùi các chất thải rắn ở đô thị và khu công nghiệp cần phải được lựa chọn cẩn thận, ngăn ngừa được sự rò rỉ chất thải, gây ra ô nhiễm và sau khi san lấp vẫn có thể sử dụng vào các công việc khác. Các bãi rác này trở nên các "bãi rác vệ sinh".
- Căn cứ vào số dân đô thị và khu công nghiệp, dự tính hàng ngày sẽ thải ra bao nhiêu rác mà qui hoạch bãi rác cho thích hợp. Các kỹ thuật công nghệ như thu dọn, vận chuyển, xử lý, chôn vùi chất thải rắn, rác rưởi đô thị cần được áp dụng để bảo đảm vệ sinh môi trường.
4.4 Ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại
4.4.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại
Chất thải được xuất hiện nhiều ở trong sinh hoạt, công – thương nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, bệnh viện,…Có thể phân thành một số loại cơ bản sau:
- Chất thải dễ phân hủy: ở các khu dân cư, nhà máy chế biến thực phẩm, khu ở gia đình.
- Chất dễ cháy: bao gồm các chất thải các hộ gia đình, công sở, hoạt động công thương mại…như giấy, bìa, platic, da, gỗ, củi, rơm rạ,…
- Chất thải khó cháy: thủy tinh, vỏ hộp kim loại, chất thải xây dựng (gạch, đất đá, vôi vữa…). Chất thải từ các hệ thống xử lý nước, cống rãnh, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp,…
- Chất thải nguy hiểm: các kim loại độc, chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật, chất thải bệnh viện,…
- Chất thải có kích thước lớn: thường xuất hiện ở các nước phát triển như xe ôtô, xe máy, tủ lạnh và các thiết bị máy móc khác.
Bảng 4.7 Tỷ lệ các thành phần trong chất thải rắn ở 3 thành phố
TT
Thành phần
Hà Nội
Tp Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
1
2
3
4
5
6
Giấy vụn, vải, các tong
Lá cây, rác hữu cơ
Ni lông, đồ nhựa, cao su
Kim loại, vỏ đồ hộp
Thủy tinh, sành, sứ
Đất cát và chất khác
4,2
50,1
5,5
2,5
1,8
35,9
24,83
41,25
8,78
1,55
5,59
18
6,8
31,5
22,5
1,4
1,8
36
4.4.2 Tác hại
- Rác thải khi phát tán trong môi trường sẽ gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Trong quá trình phân hủy sẽ gây ra nhiều mùi hôi thối, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của con người.
- Tạo môi trường lý tưởng cho chuột bọ và các côn trùng, vi trùng gây bệnh phát triển mạnh, là nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm cho con người.
- Chất thải rắn khi tràn xuống các cống rãnh, ao hồ, kênh rạch sẽ gây tắc hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường phố bị ngập.
- Việc thải rác ra môi trường sẽ lãng phí một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4.4.3. Vấn đề xử lý rác thải ở Việt Nam
Cho đến gần đây, việc xử lý rác thải của các đô thị lớn ở nước ta chỉ mới dừng lại ở việc tìm bãi rác để đổ. Tiếp tục như vậy thì ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi, bệnh dịch và mầm bệnh vẫn được lan truyền.
Trong năm 1996, tổng lượng rác thải sinh hoạt toàn quốc xấp xỉ 16.237 m3/ngày, nhưng mới chỉ thu gom được 45 - 55%. Lượng rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác tạm bợ không theo đúng kỹ thuật vệ sinh, hầu hết chất thải rắn không được xử lý. Các thiết bị thu gom và vận chuyển còn lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu. Các loại chất thải công nghiệp có chứa một số chất độc hại từ các ngành công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý không thích đáng, gây ô nhiễm môi trường nước và đất khi chúng được thải ra quanh khu vực sản xuất.
 Hàng ngày thành phố Hà Nội đã thải một lượng rác khoảng 3.000 m3. Công ty Môi Trường Đô Thị Hà Nội chỉ thu gom được khoảng 1.000 m3 rác/ngày, còn lại nhân dân tự đổ bừa bãi ra các vùng xung quanh nơi ở. Hà Nội hiện có một bãi thải rác là bãi Mễ Trì thì nay đã đầy. Cần phải qui hoạch thiết kế các bãi thải mới. Trong số 36 bệnh viện của Hà Nội hiện chỉ có một vài bệnh viện có lò thiêu rác, đa số rác các bệnh viện được đổ cùng với rác thải sinh hoạt. Thành phố cần phải xây dựng các lò đốt rác.
Hà Nội mới xây dựng một nhà mày làm phân ủ ở Cầu Diễn có công suất chế biến 30.000 m3 rác/năm thành 7.500 tấn phân hữu cơ. Rõ ràng là vấn đề xử lý chất thải rắn ở Hà Nội chưa được giải quyết triệt để và cần phải đầu tư giải quyết. Ở các thành phố khác của nước ta cũng vậy, vấn đề xử lý rác thải chưa được giải quyết đúng mức. Người dân, các nhà sản xuất sẽ phải đóng góp chi phí để giải quyết vấn đề chất thải rắn.
Hiện nay việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị đang ở trong tình trạng rất yếu kém do nhiều nguyên nhân như: lượng thu gom thấp, chất thải không được phân loại, xử lý và các bãi chôn lấp chất thải không phù hợp và không bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.
Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành theo quyết định 682/BXD - CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ Xây dựng thì việc quản lý chất thải rắn gồm các điểm chính sau:
- Những loại chất thải độc hại như rác thải bệnh viện, rác thải công nghiệp độc hại phải được xử lý riêng.
- Các bãi rác thải tập trung của đô thị phải được bố trí theo quy hoạch, ở ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy sông, suối và cách ly với khu dân cư các nhà máy thực phẩm. Xung quanh các bãi rác phải bố trí nhiều cây xanh.
- Tại các bãi rác phải có những biện pháp xử lý phù hợp với các điều kiện vệ sinh, kinh tế và có các biện pháp ngăn ngừa để không làm ô nhiễm nước ngầm.
Vấn đề quản lý phân thải cũng đang còn nhiều tồn đọng: nhiều hố xí tự hoại không đúng qui cách, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khi vận hành, không được bảo quản tốt nên hư hỏng gây ứ tắc, nhất là ở các thành phố có dân số cao. Nhiều đô thị còn tồn tại nhiều loại hố xí thấm, xí cầu dọc theo kênh, rạch, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm lan truyền mầm bệnh và mất vẻ mỹ quan.
4.4.4. Biện pháp xử lý
4.5. Ô nhiễm tiếng ồn, nhiệt và phóng xạ
4.5.1 Ô nhiễm tiếng ồn
a. Khái niệm cơ bản về âm thanh và tiếng ồn
· Âm thanh là dao động cơ học, được dao động dưới hình thức sóng trong môi trường đàn hồi và được thính giác của người tiếp thu. Trong không khí tốc độ âm thanh là 343 m/s, còn trong nước là 1450 m/s.
· Tấn số của âm thanh được đo bằng Hz, là số dao động trong 1 giây.
Tai có thể cảm nhận được tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Tai người không nghe được: dưới 16Hz gọi là hạ âm và trên 20.000Hz gọi là siêu âm. Mức tần số nghe chuẩn nhất là từ 1.000Hz đến 5.000Hz.
· Đơn vị đo của âm thanh là dB: là thang đo logarit, còn gọi là mức cường độ âm, gọi tắt là mức âm.
         , [dB]
I: cường độ âm, [W/m2]
I0: Cường độ âm ở ngưỡng nghe, I0 = 10-12 [W/m2]
· Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người.
b. Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
F Tiếng ồn giao thông: mật độ xe cô chạy trên đường, máy bay.
F Tiếng ồn trong xây dựng
Bảng 4.8 Mức ồn của một số máy móc trong xây dựng

Loại phương tiện

 
Mức ồn
Loại phương tiện
Mức ồn
Máy trộn bêtông
Máy ủi
Máy búa 1,5 tấn
75 dB
93 dB
80 dB
Máy khoan
Máy nghiền xi măng
Máy búa hơi
87 – 114 dB
100 dB
100 – 110 dB

 

F Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất
Bảng 4.9 Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp

Loại phương tiện

 
Mức ồn
Loại phương tiện
Mức ồn
Xưởng dệt
Xưởng gò
Máy cưa
110 dB
113 – 114 dB
82 – 85 dB
Xưởng đèn
Xưởng đúc
Máy đập
100 – 120 dB
112 dB
85 dB

 

F Tiếng ồn trong sinh hoạt
Bảng 4.10 Mức ồn trong sinh họat con người

Tiếng nói nhỏ

 
Tiếng nói bình thường
Tiếng nói to
Tiếng khóc của trẻ
Tiếng hát to
Tiếng cửa cọt kẹt
30 dBA
60 dBA
80 dBA
80 dBA
110 dBA
78 dBA

 

c. Tác hại của tiếng ồn
- Ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công việc
- Ảnh hưởng đến trao đổi thông tin
d. Các biện pháp khắc phục
- Quy hoạch kiến trúc hợp lý
- Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nhà
- Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm
- Phương pháp thông tin giáo dục con người
4.5.2 Ô nhiễm nhiệt
a. Nguyên nhân của sự ô nhiễm nhiệt
F Thiên nhiên
F Các hoạt động đốt nhiên liệu của con người
F Qúa trình đô thị hóa
F Đối với các công trình nhà ở
b. Tác hại
- Sự nóng lên của nhiệt độ Trái đất nói chung sẽ làm mất trạng thái cân bằng nhiệt của HST, làm giảm khả năng sinh trưởng của HST, làm cho hệ sinh thái mất cân bằng.
- Nhiệt độ tăng       băng ở các cực tăng        dâng cao mực nước biển                    thu hẹp diện tích lục địa.
- Làm tăng chu trình hạn hán, lụt lội.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất, nếu nhiệt độ tăng cao hay điều kiện vi khí hậu vượt quá giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Số lượng phế phẩm hàng hóa tăng cao. Tuổi thọ của các công trình và sản phẩm giảm xuống, chi phí phục hồi bão dưỡng tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều nước.
- Đối với con người: khi nhiệt độ tăng thì sự tuần hoàn máu trong cơ thể tăng , tần số hô hấp tăng và mồ hôi chảy ra, cơ thể sẽ mất nước.
c. Biện pháp khắc phục ô nhiễm nhiệt
- Giảm lượng phát thải CO2 vào khí quyển nghĩa là hạn chế sử dụng các nhiên liệu đốt thải nhiều khí CO2.
- Sử dụng các năng lượng sạch như năng lượng Mặt trời, gió, dòng chảy,...
- Trồng cây xanh, bảo vệ rừng.
- Trong các đô thị và khu dân cư cần tăng diện tích ao hồ.
- Đối với các công trình nhà ở, sản xuất cần phải có biện pháp thông thoáng hợp lý, chọn được hướng gió tốt hoặc phải có biện pháp làm mát nhân tạo cho công trình.
- Sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Có biện pháp khử nhiệt trước khi thải ra môi trường.
4.5.3 Ô nhiễm phóng xạ
Hiện nay chất phóng xạ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực (chẩn đoán và chữa bệnh trong y học, sản xuất điện nguyên tử, kiểm nghiệm và nghiên cứu để phát triển kinh tế,...).
a. Các loại bức xạ
F Bức xạ không ion hóa: là bức xạ có bước song cực ngắn nhưng năng lượng cao, có khả năng làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật vì nó tác động lên tế bào cơ thể sinh vật.
F Bức xạ ion hóa: là loại bức xạ có khả năng ion hóa vật chất. Chẳng hạn:
H2O               H+ +   OH-
- Bức xạ a: phóng ra từ hạt nhân với vận tốc 107 m/s. Đi được quảng đường £ 8 cm. Không xuyên qua nổi tấm kính mỏng.
- Bức xạ b: Phóng ra với vận tốc tương đương với vận tốc ánh sáng. Loại này ion hóa yếu hơn bức xạ  a, có tầm bay khoảng hàng trăm mét.
- Bức xạ g: Có bước sóng cực ngắn (< 0,001nm), có năng lượng cao và có khả năng đâm xuyên lớn, có thể đi qua lớp chì dày hàng trăm deximet.
- Tia X: Có bước sóng cực ngắn (10-12 – 10-8m), có khả năng đâm xuyên mạnh.
b. Các nguồn phóng xạ
F Nguồn tự nhiên:
- Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên: Ra226, U238, Th232, K40,...Số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào bản chất của đất và khoảng cách đến mỏ quặng.
- Bức xạ vũ trụ: là những tia phân tử tích điện có năng lượng cao. Nó có khả năng bức xạ năng lượng khác do sự va chạm hạt nhân oxi và nitơ trong khí quyển.
Gồm các đồng vị: H3, C14, Be7, S35,...
F Nguồn nhân tạo
- Các thiết bị y tế: trong y học thường dùng tia X để chấn đoán và điều trị bệnh.
- Bức xạ từ tivi, máy tính: Thường có lượng bức xạ không lớn nhưng con người thường xuyên tiếp xúc và cự ly tiếp cận gần nên sự ảnh hưởng cũng sẽ rất đáng kể. Nếu tiếp xúc lâu thì có khả năng làm biến đổi gen, gia tăng bệnh tật.
- Các nhà máy điện hạt nhân nguyên tử, phòng thí nghiệm.
- Phóng xạ từ vũ khí hạt nhân.
c. Tác hại
Tùy theo mức độ phóng xạ và thời gian tiếp xúc mà sẽ ảnh hưởng đến con người như sau:
F Ảnh hưởng cấp tính.
- Gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là não, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, cáu kỉnh, khó ngủ, kén ăn, mệt mỏi.
- Ở chỗ tia phóng xạ chiếu qua sẽ bị bỏng hoặc tấy đỏ.
- Ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu, gây thiếu máu, làm giảm khả năng chống bệnh truyền nhiễm.
- Cơ thể gầy yếu, sút cân, dần dần suy nhược toàn bộ cơ thể hoặc bị nhiễm trùng nặng rồi chết.
Dạng phóng xạ cấp tính thường xảy ra trong những vụ nổ vũ khí hạt nhân, tai nạn sự cố ở các lò phản ứng nguyên tử.
F Ảnh hưởng mãn tính:
- Gây suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, rối loạn cơ quan tạo máu.
- Có thể dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương,...
- Xảy ra các bệnh ngẫu biến di truyền, các bệnh bẩm sinh cho thế hệ mai sau.
d. Các biện pháp phòng ngừa phóng xạ
- Cấm sản xuất sử dụng và thử vũ khí hạt nhân.
- Hạn chế khai thác quặng phóng xạ. Phải mang các thiết bị phòng hộ khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
- Hạn chế thời gian tiếp xúc với các nguồn gây phóng xạ.
- Chỉ sử dụng tia X quang trong y học khi thực sự cần thiết. Cấm chiếu tia phóng xạ cho những phụ nữ đang mang thai.
- Phải có khoảng cách thích hợp giữa nguồn gây phóng xạ đối với nơi con người sinh sống, bởi vì mức độ phóng xạ sẽ giảm tỷ lệ với bình phương khoảng cách.
- Dùng chì để bao bọc và bảo quản chất phóng xạ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chương 5: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1. Khái niệm và nội dung phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.       

Hình 5.1. Kinh tế - Xã hội – Môi trường trong phát triển bền vững

 

 

? Tiêu chí cụ thể để đạt được mục tiêu PTBV
Về kinh tế :                                                 
- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.
- Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến ĐDSH và MT.
- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục.
- Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối.
- Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng sạch đã sử dụng).
Về xã hội – nhân văn
- Ổn định dân số.
- Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.
- Giảm thiểu tác động xấu của MT đến đô thị hóa.
- Nâng cao học vấn, xóa mù chữ.
- Bảo vệ đa dạng văn hóa.
- Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới.
- Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
Về tự nhiên – MT
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
- Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của HST.
- Bảo vệ ĐDSH
- Bảo vệ tầng ozon
- Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
- Bảo vệ chặt chẽ các HST nhạy cảm
- Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục MT những khu vực ô nhiễm.
? Các nguyên tắc của PTBV :
- Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân.
- Nguyên tắc phòng ngừa
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
- Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
- Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
5.2. Chỉ tiêu lượng hóa phát triển bền vững
5.2.1. Lượng hóa PTBV ở cấp độ quốc tế và quốc gia
Có hai cấp độ đánh giá
- Định lượng hóa PTBV ở cấp độ quốc tế và quốc gia.
- Định lượng hóa PTBV ở cấp độ địa phương
Để xác định tính bền vững ở cấp độ quốc tế và quốc gia, người ta thường dùng 4 yếu tố để lượng hóa PTBV, bao gồm những yếu tố sau:
- P:Số lượng dân cư
- HD: Hàng hóa và dịch vụ
- NT: Năng lượng và tài nguyên
- EI:Tác động MT
Theo 4 yếu tố này, giá trị của PTBV (SD) được xác định như sau:
1/SD = (SP).(HD/P).(NT/HD).(EI/NT)
Trong đó:
- P phản ánh sức ép của dân số tới sự PTBV
- (HD/P) phản ánh bức tranh tiêu thụ ở xã hội PTBV tính theo đơn vị hang hóa và dịch vụ bình quân theo đầu người.
- (NT/HD) và (EI/NT) phản ánh các khía cạnh kỹ thuật công nghệ.
a.Các chỉ thị môi trường của sự phát triển bền vững.
         Nhóm các yếu tố liên quan tới sự khá nhau giữa phân tích trạng thái và xác định mục tiêu.
         Nhóm các yếu tố liên quan đến sự khác nhau giữa phân tích trạng thái phân bố của các nhóm mục tiêu khác nhau với vấn đề xác định mục tiêu.
Công thức tính bền vững môi trường quốc tế, quốc gia.
SD: Giá trị của tính bền vững môi trường
P: Số lượng dân cư
HP: Hàng hóa và dịch vụ
NT: Năng lượng và tài nguyên
EI: Tác động môi trường.
b. Các chỉ thị kinh tế xã hội của sự phát triển bền vững.
         Các chỉ thị xã hội
                      HDI = L + H + T
L: Tuổi thọ trung bình của người dân
H: Số năm giáo dục bình quân và trình độ văn hóa của dân cư
T: Thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người.
         Các chỉ thị kinh tế.
Quan điểm truyền thống dùng GNP nhưng hiện nay sử dụng chỉ số SNP (tổng sản phẩm quốc dân bền vững) hoặc chỉ số SNI (tổng thu nhập quốc dân bền vững).
c.Các chỉ thị tích hợp về phân tích bền vững toàn cầu.
Trong sự phát triển của xã hội loài người có 4 khía cạnh nền tảng cần được mô tả: kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Để đo tính bền vững của từng khía cạnh đó cần có các chỉ thị bền vững riêng.
5.2.2. Các chỉ số đơn giản về phát triển bền vững
a. Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product)
GDP là tổng giá trị tính bằng tiền mặt của sản phẩm và dịch vụ trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là một năm tài chính).
b. Chỉ số tiến bộ đích thực GPI (Genuine Progress Indicator)
Nhằm đánh giá sự hưng thịnh đích thực và toàn diện của một quốc gia, hiện nay nhiều nước phát triển đang sử dụng chỉ số GPI thay thế cho chỉ số GDP.
Khác với GDP, GPI lượng hoá và cộng thêm vào các công việc thiện nguyện và trừ đi các phí tổn chi cho các hiệu ứng tiêu cực như tội phạm, ô nhiễm, suy thoái tài nguyên ...
Ở một số quốc gia như Australia, việc tính toán theo chỉ số GPI cho thấy trong khi GDP vẫn tiếp tục tăng cao thì GPI vẫn đứng nguyên tại chổ và thậm chí còn đi xuống.
c. Chỉ số phát triển nhân văn HDI (Human Development Index)
Chỉ số HDI được đánh giá trên thang điểm từ 1-0 là một tập hợp gồm 3 chỉ thị: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ % người biết chữ, GDP/người tính theo chỉ số sức mua tương đương PPP (Purchasing Power Parity).
HDI < 0,5: thấp, chậm phát triển.
HDI từ 0,501 đến 0,799: trung bình.
HDI > 0,800: cao, phát triển cao.
d. Chỉ số nghèo tổng hợp HPI (Human Poverty Index)
Chỉ số HPI biểu thị mức sống của một quốc gia. Theo Liên Hiệp Quốc, chỉ số này là một chỉ thị rõ ràng và đầy đủ hơn so với HDI và GDP.
Đối với các nước đang phát triển, chỉ số HPI dựa trên 3 nhân tố cơ bản của chỉ số HDI là: tuổi thọ, kiến thức và mức sống (GDP/người).
Đối với các nước phát triển, ngoài 3 nhân tố cơ bản trên đây, một nhân tố khác được tính thêm vào, đó là vị thế của người dân trong xã hội (được tôn trọng, được tham gia vào các hoạt động, mức độ dân chủ, ...). 
5.3. Các mục tiêu của phát triển bền vững
a. Hội nghị Thượng đỉnh về MT và PTBV
b. Sử dụng hợp lý tài nguyên và tính bền vững
* Quản lý bền vững tài nguyên đất và tài nguyên rừng
- Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng
+ Trồng rừng để giảm sức ép đến rừng nguyên sinh và rừng lâu
     năm.
+ Giảm nguy cơ cháy rừng, sâu bệnh, săn bắt trộm, thải các chất ô
   nhiễm ảnh hưởng đến rừng (kể cả vấn đề ô nhiễm xuyên biên
   giới).
+ Hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn du canh du cư.
+ Sử dụng các phương pháp khai thác rừng phù hợp, hiệu quả hơn
   về kinh tế, ít gây ô nhiễm.
+ Giảm thiểu sử dụng lãng phí gỗ.
+ Phát triển lâm nghiệp đô thị, nhằm phủ xanh tất cả những nơi có 
    người sinh sống.
+ Khuyến khích sử dụng các hình thức khai thác rừng ít gây tác
    động tới rừng (như du lịch sinh thái).
+ Quản lý bền vững các vùng đệm.
- Ngăn chặn hoang mạc hóa
+ Thực hiện các kế hoạch quốc gia về sử dụng đất bền vững và
    quản lý bền vững tài nguyên nước.
+ Đẩy nhanh các chương trình trồng cây theo hướng trồng các loại
    cây phát triển nhanh, các cây địa phương chịu hạn tốt và các loại
    thực vật khác.
+ Tạo điều kiện giảm nhu cầu củi đốt, thông qua các chương trình
    sử dụng các loại năng lượng có hiệu quả và năng lượng thay thế.
+ Tuyên truyền huấn luyện cho người dân ở nông thôn về việc bảo
    vệ đất, nước, khai thác nước, nông lâm kết hợp và tưới tiêu thủy
    lợi quy mô nhỏ.
+ Cải tạo lại các loại đất đã bị suy thoái, và hướng cho nhân dân
    các lối sống thay thế.
+ Thiết lập các hệ thống ngân hàng và tín dụng nông thôn nhằm
    giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất phù hợp.
+ Thiết lập một hệ thống quốc tế để đáp ứng phó khẩn cáp khi có 
    hạn hán.
+ Tăng cường các trạm giám sát và cung cấp thông tin nhằm giúp
    chính phủ xây dựng các kế hoạch sử dụng đất, các cảnh bóa sớm
    về hạn hán.
* Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước
- Bảo vệ và quản lý đại dương
+ Ngăn chặn sự tiếp tục suy thoái MT biển, giảm các nguy cơ ảnh
    hưởng lâu dài và bất khả kháng tới đại dương.
+ Đưa BVMT trở thành một bộ phận trong chính sách tổng thể
    phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
+ Áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiếm phải trả tiền” và các
    khuyến khích kinh tế, nhằm giảm ô nhiễm biển.
+ Nâng cao điều kiện sống cho người dân ven biển, đặt biệt ở các
    nước đang phát triển, để họ có thể hỗ trợ cho việc BVMT biển.
+ Xây dựng và duy trì các hệ thống xử lý nước thải nghiêm ngăt
    của mỗi quốc gia, tránh thải nước thải gần các bãi cá, bãi tắm;
    kiểm soát việc thải bỏ chất thải ra biển.
+ Phát triển nuôi trồng thủy sản; giảm lãng phí trong đánh bắt, bảo
 quản và chế biến thủy hải sản; cấm dùng các loại khai thác đánh
 bắt cá có tính hủy diệt.
+ Bảo vệ các HST nhạy cảm: HST rạn san hô, HST cửa sông, HST
   rừng ngập mặn, HST bãi cỏ biển và các vùng sinh đẻ, ươm giống
   khác trên biển.
- Bảo vệ và quản lý nước ngọt
+ Cung cấp cho toàn dân đô thị tối thiểu 40 lít nước uống an toàn
   trong một ngày.
+ 75% dân đô thị có đủ điều kiện vệ sinh.
+ Có các tiêu chuẩn về thải các chất thải thành phố và công nghiệp.
+ ¾ lượng chất thải rắn đô thị được thu gom và việc quay vòng, tái
   sử dụng, thải bỏ an toàn cho MT.
+ Có nước uống an toàn cho nhân dân ở nông thôn.
+ Kiểm soát các bẹnh và dịch bệnh liên quan tới nước.
+ Tăng số lượng và chất lượng nước cấp.
+ Quản lý tài nguyên nước trong mối quan hệ tổng hòa với HST
    thủy sinh.
+ Đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển
    liên quan tới tài nguyên nước loại lớn có khả năng gây hại cho
    chất lượng nước và HST thủy sinh.
+ Phát triển các nguồn nước ngọt thay thế (khử mùi, nước mưa,
    nước quay vòng tái sử dụng) với công nghệ rẻ tiền, sẵn có và
    khả năng phù hợp với các nước đang phát triển.
+ Trả tiền nước theo số lượng và chất lượng nước sử dụng.
+ Bảo vệ lớp phủ rừng đầu nguồn và giảm thiểu chất ô nhiếm nông
   nghiệp cho nguồn nước.
+ Quản lý việc khai thác đánh bắt thủy sản nước ngọt, không phá
   hủy HST thủy sinh.
c. Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững
* Bảo vệ ĐDSH
- Đánh giá lại hiện trạng ĐD SH trên quy mô toàn cầu.
- Xây dựng các chiến lược quốc gia, nhằm bảo vẹ và sử dụng bền vững
 ĐDSH; và làm cho các chiến lược này phải trở thành một bộ phận của
   chiến lược tổng thể phát triển quốc gia.
- Tiến hành các nghiên cứu dài hạn đánh giá tầm quan trọng của ĐDSH
   đối với các HST tạo ra sản phẩm hàng hóa và các lợi ích MT.
- Khuyến khích sử dụng các phương pháp truyền thống có thẻ làm tăng
 thêm ĐDSH trong nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý đồng cỏ và các
 loài động vật hoang dại. Thu hút cộng đồng, bao gồm cả phụ nữ vào
   việc bảo vệ và quản lý các HST.
- Phân chia hợp lý và công bằng các lợi ích thu được do sử dụng nguồn
   tài nguyên sinh vật và tài nguyên gen. Cộng đồng bản địa phải được
   chia xẻ các lợi ích về kinh tế và thương mại.
- Bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Tăng cường phục hồi các HST đã bị phá hủy và các loài đang bị đe
   dọa.
- Hình thành cách thức sử dụng công nghệ sinh học, chuyển giao công
   nghệ bền vững, đặc biệt là chuyển giao cho các nước đang phát triển.
- Đánh giá tác động của các dự án phát trienr đến ĐDSH, tính toán được
   hết các chi phí/mất mát phải trả cho những tổn thất về ĐDSH. Đối với
   những dự án có khả năng gây các tác động lớn phải được ĐTM có sừ
   tham gia rộng rãi của công chúng.
* Công ước về ĐDSH
d. Phương thức tiêu thụ trong PTBV
- Tìm các con đường phát triển kinh tế, trong khi lại giảm được việc sử
   dụng năng lượng và vật liệu, giảm việc tạo ra chất thải, tái sử dụng chất thải.
- Xác định các mẫu hình tiêu thụ cần bằng và có thể duy trì trên thế giới.
- Đẩy mạnh sản xuất có hiệu quả, giảm tiêu thụ lãng phí.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích chuyển sang mẫu hình bền vững trong sản xuất và tiêu thụ: kích thích giá cả và các tín hiệu thị trườn, phát triển và mở rộng việc dán nhãn MT; giáo dục nâng cao nhận thức cho công chúng, quảng cáo lành mạnh.
- Khuyến khích việc chuyển giao các công nghệ than thiện MT cho các nước đang phát triển.
e. Vai trò của khoa học công nghệ trong PTBV
- Công nghệ tạo nên các nguồn tài nguyên, năng lượng mới
- Khai thác tài nguyên khó tiếp cận nhờ công nghệ.
- Giảm nguyên liệu, năng lượng sản xuất và tiêu dùng nhờ công nghệ.
- Công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
- Sự phát triển của các công nghệ sạch.
5.4. Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh về MT và PTBV tại Rio-de Janeiro (Braxin) tháng 6 năm 1992 đã đưa ý kiến thống nhất của 172 quốc gia về sự cần thiết phải xây dựng một xã hội PTBV trên Trái Đất.
            Có 9 nguyên tắc được đưa ra chỉ sự PTBV như sau:
1. Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người:
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng trên Trái Đất.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất.
6. Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân.
7. Giúp cho các cộng đồng có khả năng tự giữ gìn môi trường của mình.
8. Đưa ra một khuôn mẫu quốc gia cho sự phát triển tổng hợp và bảo vệ
9. Xây dựng khối liên minh toàn cầu.
5.5. Phát triển bền vững ở Việt Nam
Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc trong quá trình phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta vấn đề này đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đặc biệt đến Đại hội IX Đảng ta đã nêu thành một quan điểm phát triển hàng đầu là " Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".
Hơn 10 năm qua, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu lực thi hành, hệ thống luật pháp nước ta về môi trường ngày càng được hoàn thiện. Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 36 ngày 25/6/1998 về " Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước".
Để giải quyết những vấn đề này, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, chỉ đạo quyết liệt và kiên trì để động viên, thu hút được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ xã hội tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường của chúng ta:
Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về công tác BVMT, trong đó chú trọng 4 quan điểm và 8 giải pháp cơ bản, đồng thời tiếp tục thực hiên tốt những văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về BVMT, trong đó lưu ý thực hiện các vấn đề sau đây:
- Bảo vệ tài nguyên nước và chống ô nhiễm nguồn nước bao gồm nước ở các sông ngòi, nước ngầm, xử lý nước thải, cung cấp nước sinh hoạt.
- Xử lý chất thải bao gồm chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.
- Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 43% vào năm 2010.
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, các cơ chế, chính sách cần thiết để lồng ghép các yêu cầu BVMT ngay từ khâu xây dựng, thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến các bộ, ngành hoàn chỉnh, sớm trình Thủ tướng phê duyệt Thủ tướng Chính phủ chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010.
Các bộ, ngành liên quan, theo chức năng của mình khẩn trương nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn môi trường ngành để phục vụ công tác quản lý.
Ba là, chú trọng việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng doanh nghiệp... về BVMT, coi BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Bốn là, Việt Nam còn là một nước nghèo, kinh tế còn lạc hậu, đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH đất nước. Vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững thì vấn đề BVMT cũng phải được đặc biệt quan tâm hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đang đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường. Tác động của các vấn đề về môi trường toàn cầu, khu vực ngày càng lớn và phức tạp. Tất cả những thách thức đó đặt ra cho chúng ta trách nhiệm nặng nề trong việc bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
Năm là, giải quyết vấn đề môi trường không phải làm một lần, một đợt là xong, mà là công việc phải làm thường xuyên, kiên trì và kiên quyết; Bản thân vấn đề môi trường đã mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng, cộng đồng nên việc giải quyết vấn đề này phải đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá. Do vậy, cùng với ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các ngành phải huy động được sự tham gia, đóng góp của địa phương mình, ngành mình, từng người dân, từng gia đình, từng cộng đồng, từng doanh nghiệp, từng dự án để bảo vệ tài nguyên môi trường.
5.6. Phát triển bền vững ở Việt Nam
Trước tình hình nêu trên, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành các bước quan trọng để giải quyết các vấn đề môi trường.
v     Chiến lược Bảo vệ môi trường nước ta đến năm 2010
            Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển bền vững.
            Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ toàn xã hội, của các cấp, các ngành các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân.
            Bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.
            Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.
            Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Mục tiêu đến năm 2010
     Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn, cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương.
     Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường, ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra.
     Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.
     Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng sống của nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững đất nước.
Những định hướng lớn đến năm 2020
-       Ngăn ngừa về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo đảm cho mọi người dân đều được sống chung môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố môi trường tự nhiên khác đạt chuẩn mực do Nhà nước quy định.
-       Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu chính sau:
+      80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.
+      100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
+      Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.
+      100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch.
+      Nâng cao tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 48% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.
+      100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chương 6 : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
6.1. Khái niệm cơ bản về quản lý môi trường.
            Quản lý MT là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu của con người, vừa bảo đảm được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta.       
6.2. Các mục tiêu chủ yếu.
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm MT phát sinh trong hoạt động sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Phát triển bền vững KTXH của quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do Rio - 92 đưa ra.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý MT quốc gia và các vùng lãnh thổ.
6.3. Các nguyên tắc chủ yếu
- Hướng công tác quản lý MT tới mục tiêu phát triển bền vững KTXH đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý MT.
- Quản lý MT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái MT cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục MT nếu để gây ra ô nhiễm MT. Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm.
- Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm MT gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục MT đã bị ô nhiễm.
6.4. Tổ chức công tác quản lý môi trường
            Công tác quản lý môi trường của bất kỳ quốc gia nào có tốt hay không là phụ thuộc rất nhiều vào bộ máy quản lý môi trường của quốc gia đó. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng nước mà hệ thống tổ chức bộ máy được hình thành.
            Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ TN&MT thực hiện bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở trực thuộc quản lý trực tiếp. UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở TN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
            Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Việt Nam:
            Hình 6.1: Hệ thống tổ chức công tác quản lý Nhà nước về MT của VN
 
6.5. Các công cụ quản lý môi trường
- Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp và phương tiện nhằm thực hiện những nội dung của công tác quản lý môi trường. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi công cụ có một chức năng nhất định, liên kết và hổ trợ lẫn nhau.
- Các loại công cụ quản lý môi trường bao gồm:
+ Phân loại theo chức năng: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động, công cụ hổ trợ.
+ Phân loại theo bản chất: Công cụ luật pháp chính sách
+ Công cụ kỹ thuật quản lý: Bao gồm ĐTM, quan trắc môi trường, tái chế và xử lý chất thải.
+ Công cụ kinh tế: Gồm các loại thuế, phí,…
 
 
 
 
CHƯƠNG 7: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
 
7.1. Mục tiêu và đối tượng GDMT
Định nghĩa: GDMT là một quá trình mà qua đó con người nhận thức được MT của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề MT hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của các thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai. (Dự án VIE/95/041, 1997).
GDMT nói chung có mục tiêu đem lại cho đối tượng các vấn đề sau:
- Hiểu biết bản chất các vấn đề về MT: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt nhiều chiều, tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu đựng tải của MT, quan hệ chặt chẽ giữa MT và phát triển, giữa MT địa phương, vùng, quốc gia với MT khu vực và toàn cầu. Mục tiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiến thức về MT.
 - Nhận thức được ý, tầm quan trọng của các vấn đề MT như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển, đối với bản than họ cũng như đối cộng đồng, quốc gia của họ và quốc tế. Từ đó, có thái độ, cách ứng sử đúng đắn trước các vấn đề MT, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. Như vậy, mục tiêu này có định hướng xây dựng thái độ, cách đối xử than thiên với MT.
- Tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề MT cụ thể nơi họ ở và làm việc. Đây là mục tiêu về khả năng hành động cụ thể.

Hiểu biết về MT

- Vấn đề
- Nguyên nhân
- Hậu quả
 
Thái độ đúng đắn về MT
- Nhận thức
- Thái độ
- Ứng xử
Khả năng hành động có hiệu quả về MT
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Dự báo các tác động
- Tổ chức hành động

 

Hình 7.1 Ba mục tiêu của GDMT
GDMT trong một quốc gia thường được phân thành các bộ phận phù hợp với trình độ nhận thức và tính chất đặct thù của cương vị công tác như:
- GDMT cho cộng đồng còn gọi là nâng cao nhận thức về MT cho quần chúng được thực hiện chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn ngắn hạn, các hoạt động văn hóa, truyền thông và các cuộc vận động quần chúng rộng rãi.
- GDMT cho các nhà quản lý cao cấp, các cán bộ ra quyết định được thực hiện bằng nhiều biện pháp phù hợp.
- GDMT trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở các trường từ các trường mẫu giáo đến các trường cao đẳng và đại học.
- Đào tạo nhân lực chuyên môn về MT, bao gồm công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy.
Mục đích cuối cùng của GDMT là tiến tới xã hội hóa các vấn đề MT, nghĩa là tạo ra những công dân có nhận thức, có trách nhiệm về MT và biết sống vì MT theo những nấc thang được minh họa ở hình sau:

Con người giác ngộ MT

 
Người công dân có trách nhiệm với MT
Nhà chuyên môn thấu hiểu về MT
 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
Hình 7.2 Các mục tiêu của GDMT
7.2 Nội dung của giáo dục môi trường
1. Có tính liên ngành rộng, do GDMT phải xem xét MT như một tổng thể hợp thành bởi nhiều thành phần. Thiên nhiên và các HST của nó: kinh tế, dân số, xã hội, công nghệ, văn hóa (đáp ứng cho mục tiêu 1).
2. Nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức, trong thái độ, ứng xử và hành động trước các vấn đề MT (đáp ứng cho mục tiêu 2).
3. Cung cấp cho người học những kiến thức cụ thể, kỹ năng thực hành, phương pháp phân tích và đánh giá chi phí – lợi ích để họ có thể hành động độc lập, ra những quyết định phù hợp, hoặc cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý các vấn đề MT một cách có hiệu quả (đáp ứng cho mục tiêu 3).
4. Phải đề cập đến vấn đề MT và PTBV của địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế (do quan hệ không gian của các vấn đề MT).
5. Phải xem xét các vấn đề MT hiện nay và quan hệ với các vấn đề MT tương lai (do quan hệ thời gian và tính liên thế hệ của các vấn đề MT).
Hình 7.3 Mối quan hệ giữa giáo dục môi trường với các lĩnh vực
7.3 Phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường
7.3.1. Ba cách tiếp cận
1.1 Giáo dục về MT: xem MT là một đối tượng khoa học. Cụ thể:
- Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó
- Cung cấp những hiểu biết tác động của con người tới MT
1.2 Giáo dục trong MT: Xem MT thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, MT sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người dạy và người học. Cách tiếp cận này có thể hiệu quả rất cao.
1.3 Giáo dục vì MT: truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của MT hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về MT, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những quyết định, hành động BVMT và PTBV.
7.3.2 Chín nguyên tắc về phương pháp giáo dục môi trường
- Giảm bớt giảng diễn tăng cường thảo luận, tranh cãi
- Giảm giờ giảng trên lớp, tăng giờ học ngoài hiện trường và ở trong phòng thí nghiệm
- Giảm bớt nhớ thuộc lòng, tăng cường khảo sát, nghiên cứu
- Giảm trả lời theo sách, tăng độc lập tư duy, giải quyết vấn đề
- Vận dụng nguyên lý, tránh tiếp nhận xuôi chiều lý thuyết sẵn có
- Tập trung xem xét tính hệ thống của vấn đề tránh sa vào hiện tượng vụn vặt
- Chú ý kinh nghiệm thực tế và khả năng vận dụng
- Tăng cường làm việc tập thể
- Chú ý khóa luận, dự án và đề tài khảo sát nghiên cứu
7.3.3 Bảy phương pháp cụ thể trong giáo dục môi trường
 
 

Giáo dục qua kinh nghiệm thực tế

 
Khảo sát thực địa
Giải quyết vấn đề
Nghiên cứu trường hợp
Thực hiện dự án cụ thể
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Phát triển thái độ đạo đức, ứng xử
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
 

 

 
 
 
 
 
 
 
 

 
Hình 7.4 Phương pháp cụ thể thường dùng trong GDMT
7.4 Luật và chính sách môi trường ở Việt Nam
7.4.1. Định nghĩa, khái niệm
Luật BVMT chủ yếu nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp giữa hoạt động của con người sao cho có lợi cho sức khỏe và đời sống, đảm bảo sự PTBV, hài hòa giữa lợi ích của con người và của cả MT.
7.4.2. Nội dung cơ bản của Luật BVMT
Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua vào ngày 27/12/1993 và được chủ tịch nước ký ngày 10/10/1994, gồm 7 chương 55 điều.
Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã ban hành Luật BVMT sửa đổi từ Luật BVMT năm 1993, thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2006, bao gồm 15 chương với 136 điều.
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Tiêu chuẩn môi trường
Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý Tài nguyên thiên nhiên
Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị , khu dân cư
Chương VII: BVMT biển, nước sông và các nguồn nước khác
Chương VIII: Quản lý chất thải
Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
Chương X: Quan trắc và thông tin về môi trường
Chương XI: Nguồn lực BVMT
Chương XII: Hợp tác quốc tế về môi trường
Chương XIII: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về BVMT
Chương XIV: Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường
Chương XV: Điều khoản thi hành.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tài liệu tham khảo
 
1.      Lê Huy Bá, 1997. Môi trường tập I. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2.      Bộ TN&MT – Cục BVMT, 2002. Tài liệu tập huấn “ Nâng cao nhận thức môi trường”. Hà Nội.
3.      Lê Thạc Cán, 1995. Cơ sở khoa học môi trường. Viện Đại học Mở Hà Nội.
4.      Phạm Ngọc Đăng, 2004. Môi trường không khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5.      Lưu Đức Hải, 2001. Cơ sở khoa học môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.
6.      Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2000. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. NXB ĐHQG Hà Nội.
7.      Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiễm. NXB Giáo dục, Hà Nội.
8.      Lê Văn Khoa và nnk, 2002. Khoa học môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội.
9.      Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng, 2000. Chiến lược và chính sách môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.
10.  Luật Bảo vệ môi trường, 2006. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11.  Mai Trọng Nhuận, 2002. Địa hóa môi trường. NXB ĐHQG Hà Nội.
12.  Petter H.Raven; Linda R.Berg; George B.Johson, 1993. Environment. Samder college publishing, USA.
 
 
 
 
 
 



 
Các thành viên đã Thank xinhay_hieuchotoi2002 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024