Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/01/2019 22:01 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Top 5 điều thú vị về ngành y dược bạn chưa biết


1. Ngành y dược là gì?

nganh-y-duoc-2

Ngành y dược là ngành học gì?

Ngành y dược là ngành học liên quan đến thuốc, sản xuất thuốc, nghiên cứu và kiểm tra chất lượng thuốc. Phục vụ cho công tác cứu và chữa bệnh cho mọi người.

Sinh viên ngành y dược sẽ được học nhiều lĩnh vực khác nhau: Lĩnh vực quản lý dược, nghiên cứu, sản xuất  và phân phối lưu thông thuốc, kiểm tra đảm bảo chất lượng thuốc, hướng dẫn mọi người sử dụng thuốc.

2. Ngành y dược học những môn học nào?

Ngành y dược học những môn nào là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Nhất là những bạn thí sinh có nhu cầu học ngành y dược.

Tất cả các ngành đào tạo ngành y dược, sẽ được đào tạo các kiến thức về môn học cơ sở, cơ sở ngành, chuyên ngành. Sinh viên ngành y dược còn được đào tạo những kiến thức về các môn khoa học công nghệ dược hiện đại như: Công nghệ nano, dược động học,.. Nhằm đáp ứng được sự phát triển ngành y dược hiện đại hiện nay.

nganh-y-duoc-3

Ngành Y dược học những môn nào?

Sinh viên ngành y dược sẽ được học những môn học:

Về môn học cơ sở: Triết học Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học, Đường lối cách mạng ĐCSVN, Quân sự, Tin học, Thể dục, Tiếng Anh, Hóa đại cương vô cơ, Vật lý đại cương, Toán cao cấp – Xác suất thống kê, Hóa hữu cơ, Sinh đại cương.

Về môn học cơ sở ngành: Sinh viên ngành y dược sẽ được đào tạo những môn học cơ sở ngành như:  Vi sinh, Sinh lý bệnh Miễn dịch, Giải phẫu, Bệnh học, Sinh lý, Hóa sinh, Ký sinh trùng,…

Về môn học chuyên ngành: Khi đến những năm cuối, sinh viên ngành y dược sẽ được học những môn học như sản xuất thuốc, ứng dụng công nghệ Nano trong bào chế thuốc, Bào chế – Sinh dược học, Nghiên cứu và phát triển thuốc mới, Kiểm nghiệm, Hóa phân tích, Đảm bảo chất lượng thuốc, Hóa dược, Kỹ năng giao tiếp, Thông tin và cảnh giác dược, Dược Lâm Sàng, Dược lý, Dược liệu, Thực vật, Dược cổ truyền, Bảo quản thuốc, Quản lý kinh tế dược, Pháp chế dược, Dược xã hội học, Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, Marketing thị trường dược phẩm,…

Là những môn học cơ bản và tiêu biểu mà sinh viên ngành y dược sẽ được học. Nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức, và đưa các em tiếp cận, tham gia sáng tạo trong lĩnh vực ngành y dược tiên tiến hiện nay.

3. Sinh viên ngành Y dược ra trường làm gì?

Sinh viên học ngành y dược ra trường làm gì? ở đâu là vấn đề được nhiều bạn thí sinh, sinh viên ngành y dược đặc biệt quan tâm.  Sinh viên học ngành y dược sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ trở thành dược sĩ, và làm việc tại nhiều vị trí, môi trường khác nhau. Tùy thuộc vào chuyên ngành y dược mà các em theo học.

Sau khi ra trường các em có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau, tùy thuộc vào ưu điểm, khả năng mỗi người; Các em có thể làm việc tại các bệnh viện đứng ở quầy thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người, đảm bảo chất lượng thuốc và chất lượng lẫn số lượng tại bệnh viện, cùng với bác sĩ trao đổi trong việc kê toa thuốc.

Làm việc tại các công ty, cơ sở sản xuất thuốc như nghiên cứu, kiểm nghiệm đảm bảo chất lược thuốc, theo dõi quy trình sản xuất,..

Làm giảng viên dạy trong lĩnh vực y dược tại các trường đại học , làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm, viện kiểm nghiệm với vai trò phát hiện chất lượng thuốc thật – giả, kiểm tra chất lượng thuốc. Làm việc tại các nhà thuốc bán lẻ, công ty chuyên phân phối, nhập khẩu thuốc.

Ngoài ra sinh viên học ngành y dược có thể tự kinh doanh thuốc, làm trình dược viên, nhân viên tư vấn thuốc, marketing thuốc,…

4. Cơ hội việc làm ngành y dược

nganh-y-duoc-5

Ngành y dược được đánh giá là một trong những ngành có cơ hội việc làm lớn

Ở bất cứ ngành nghề nào, sinh viên đều quan tâm đến cơ hội ngành y dược. Vậy cơ hội việc làm ngành y dược như thế nào?

Hầu hết sinh viên ngành dược tốt nghiệp ra trường tại các trường đại học, cao đẳng đều có thể xin được việc. Khi nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực y tế ngày càng cao, trong đó có ngành y dược.

Do đời sống con người ngày càng tăng cao và cải thiện đáng kể, kết hợp với thực trạng mắc bệnh ngày càng nhiều. Nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao. Dẫn đến thực trạng khan hiếm nguồn nhân lực ngành y tế. Đã mở ra cơ hội việc làm lớn cho sinh viên ngành y dược.

Nhu cầu học ngành y dược tăng kết hợp với nhu cầu tăng số lượng nguồn nhân lực ngành y tế, nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực. Đã có rất nhiều trường đào tạo ngành y thực hiện tuyển sinh, đào tạo như: Xét tuyển trường Đại học Y dược Hà Nội, xét tuyển ĐH Y dược TP. HCM, xét tuyển Cao đẳng Dược Sài Gòn, Xét tuyển trường Cao đẳng y Dược Tuệ Tĩnh, xét tuyển cao đẳng Dược Trung ương, xét tuyển Cao đẳng Y tế Công cộng,..

Đó cũng là một trong những top đào tạo ngành dược uy tín, chất lượng. Hầu hết sinh viên học những trường này, sau khi ra trường đều có thể xin được việc và làm được việc. Tỷ lệ sinh viên xin được cao chiếm trên khoảng 90%.

Như vậy, ngành y dược được đánh giá là một trong những ngành dễ xin việc nhất hiện nay, mà các em có thể quan tâm, tìm hiểu.

5. Ngành y dược trong thời đại 4.0

 

Ngành y dược trong thời đại 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức nhiều cho sinh viên.

Thời đại 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đối với sinh viên ngành y dược. Y dược thời đại công nghệ 4.0 bạn nghĩ như thế nào?

Chính công nghệ 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho sinh viên ngành y dược, khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức Hiệp hội đối tác xuyên Thái Bình Dương viết tắt là TPP và hiệp định Cộng đồng kinh tế Asean viết tắt là AEC. Có thể tạo ra 14 triệu cơ hội việc làm cho sinh viên ở khu vực Asean. Trong số đó Việt Nam đã chiếm tới 1/6 tổng số nguồn nhân lực.

Đặc biệt, ngành Y tế ( Dược sĩ, Điều dưỡng viên. Bác sĩ, Nha sĩ) là một trong những ngành cho phép người lao động được phép làm tất cả ở các nước trong khu vực Asean, chỉ cần có tay nghề.

Nhờ có công nghệ 4.0 mà ngành y dược nói riêng, ngành y tế nói chung phát triển hơn rất nhiều. Nhiều công ty, viện nghiên cứu dược phẩm đã sử dụng siêu máy tính có dung lượng cao để kiểm soát hàng chục triệu tài liệu, các công trình nghiên cứu để lựa chọn các loại thuốc và tiếp cận điều trị một cách hoàn hảo.

Sử dụng ứng dụng công nghệ Nano vào sản xuất thuốc. Một trong những ưu điểm của thuốc Nano đó là có thể đi qua các rào cản sinh học, phóng thuốc tại chỗ mà không gây ảnh hưởng đến mô, các cơ quan xung quanh.

Nhờ công nghệ 4.0 mà con người có thể tạo được thuốc thuốc gelatin nano, giúp điều trị đột quỵ,  tạo ra được vắc-xin nano hiệu quả và lâu dài hơn.

Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi, công nghệ 4.0 cũng đưa ra khá nhiều thách thức. Việc sinh viên phải sử dụng những kỹ thuật tiên tiến, thay vì sử dụng các kĩ thuật sản xuất thuốc truyền thống.  Những ứng dụng công nghệ thông mình được nhiều bệnh viện, công ty, viện nghiên cứu, kiểm nghiệm thuốc đưa vào áp dụng để sản xuất,thuốc, điều trị và chăm sóc người bệnh.

Chính những điều này đã tạo ra rất nhiều thách thức đối với sinh viên ngành y dược nói riêng, ngành y tế nói chung. Đòi hòi các em phải nâng cao kiến thức, nắm bắt nhanh các công nghệ sản xuất y dược hiện đại. Hội nhập với nền y học hiện đại trên Thế giới.

Trên đây là tất cả những thông tin về: Top 5 điều thú vị bạn cần biết về ngành y dược. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nguồn:kênh 14.vn

 

 



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
02/02/2020 21:02 # 2
chidungbeo
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 7/10 (70%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 02/02/2020
Bài gởi: 7
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Top 5 điều thú vị về ngành y dược bạn chưa biết


nghành y là phải có trí nhớ về tên thuốc, loại thuốc và tác dụng của thuốc rất nhiều. Người trí nhớ thấp mà học thì khó thành tài.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024