Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/08/2015 22:08 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
Nhi-Loạn sản phổi.


LOẠN SẢN PHỔI

 

 

I. ĐỊNH NGHĨA:

Lọan sản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế quản nhỏ bị họai tử và sừng hóa, giảm chất họat diện (surfactant), mô kẻ tăng sinh dạng sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi. Nguyên nhân của loạn sản phổi là do thông khí áp lực dương với áp lực cao hoặc thời gian dài. 

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Công việc chẩn đoán:

a) Hỏi : Khai thác tiền sử sau sanh:

• Sanh non

• Suy hô hấp sau sanh có hỗ trợ hô hấp với áp lực dương (CPAP, thở

máy) với áp lực cao hoặc nồng độ Oxy cao

b) Khám:

• Biểu hiện suy hô hấp: thở nhanh, rút lõm ngực, tím tái khi ngưng Oxy

• SaO2 < 90% khi ngưng Oxy.

c) Đề nghị xét nghiệm:

• X quang:

• Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng (phết máu, CRP)

• Siêu âm tim: loại trừ nguyên nhân suy hô hấp do còn ống động mạch.

2. Chẩn đoán xác định: dựa vào:

Lệ thuộc Oxy > 28 ngày + bất thường trên phim X quang phổi:

• Giai đoạn 1: khó phân biệt bệnh màng trong (1-3 ngày).

• Giai đọan 2: đám mờ 2 phế trường (4-10 ngày).

• Giai đoạn 3: đám mờ chuyển sang dạng nang (10-20 ngày).

• Giai đọan 4: tăng thể tích phổi, sợi, nhiều vùng ứ khí (> 1 tháng).

3. Chẩn đoán có thể: Lệ thuộc Oxy > 36 tuần tuổi sau sanh, không còn bằng chứng nhiễm trùng (viêm phổi).

4. Chẩn đoán phân biệt:

• Viêm phổi kéo dài do không đáp ứng kháng sinh: X quang phổi tổn

thương nhu mô + các xét nghiệm về nhiễm trùng (phết máu, CRP).

• Còn ống động mạch: khám tim âm thổi liên tục hoặc tâm thu + siêu

âm tim Doppler.

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Nguyên tắc điều trị:

• Hỗ trợ hô hấp.

• Thuốc.

• Hạn chế dịch.

 2. Cung cấp Oxy:

 • Cung cấp Oxy với nồng độ thấp nhất sao cho SaO2 ở mức 90-95%, nên chọn phương pháp thở Oxy qua cannula, giảm dần lưu lượng Oxy và chuyển dần qua thở Oxy gián đoạn trước khi ngưng thở Oxy.

• Nếu bệnh nhân đang giúp thở: tránh gây tăng thông khí phế nang

bằng cách giảm áp lực đường thở ở mức thấp nhất sao cho giữ PaCO2

ở mức 45-55 mmHg và SaO2 từ 90-95%.

3. Hạn chế dịch:

• Hạn chế dịch nghiêm ngặt chưa có chứng cớ làm cải thiện bệnh mà

còn làm giảm cung cấp năng lượng cho bệnh nhân

• Duy trì lượng dịch nhập ở mức 130-150 ml/kg/ngày và tăng dần nếu

tình trạng suy hô hấp cải thiện.

4. Thuốc:

4.1. Lợi tiểu:

• Lợi tiểu có tác dụng làm giảm kháng lực đường thở và cải thiện độ đàn hồi của phổi. Do có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả lâu dài hạn chế, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn không quá 1 tuần.

Furosemide: 0,5 -1 mg/kg tiêm mạch 1-2 lần/ngày, có thể dùng cách

ngày để giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu, theo dõi ion đồ

và bổ sung Kali.

4.2. Dexamethasone:

a) Chỉ định:

• Lệ thuộc máy thở hoặc Oxy (2-3 tuần)

• Điều kiện: phải loại trừ các nguyên nhân khác

- Nhiễm trùng.

- Còn ống động mạch.

- Tắc nghẽn ống nội khí quản.

b) Liều:

• 0,5 mg/kg/ngày chia làm 2 liều × 3 ngày

• 0,3 mg/kg/ngày chia làm 2 liều × 3 ngày

• 0,2 mg/kg/ngày chia làm 2 liều × 2 ngày

• 0,1 mg/kg/ngày chia làm 2 liều × 2 ngày

• 0,05 mg/kg/ngày 1 liều 1 ngày× 4 ngày

Giai đoạn đầu nên tiêm mạch, sau đó có thể chuyển sang đường uống.

c) Cần theo dõi các tác dụng phụ: xuất huyết tiêu hóa, tăng đường huyết, nhiễm trùng.

 4.3. Thuốc và điều trị khác:

a) Theophylline – Caffein:

 • Ở trẻ sơ sinh non tháng, Theophylline hoặc Caffein ngoài tác dụng dãn phế quản, còn giúp kích thích nhịp tự thở ở bệnh nhân thở máy, tăng sức co bóp cơ hoành, lợi tiểu.

• Có thể cung cấp thuốc dạng tiêm qua đường uống.

b) Thuốc dãn phế quản khí dung:

Salbutamol khí dung được chỉ định và có hiệu quả trong trường hợp loạn sản phổi có biểu hiện co thắt phế quản. Liều: 0,02 – 0,04 ml/kg dung dịch 0,5% pha thêm 2 ml NaCl 0,9% khí dung mỗi 6-8 giờ.

c) Truyền máu:

Trong giai đoạn còn lệ thuộc Oxy nên duy trì Hct ở mức 30-35% (Hb: 8-10 g/l), nếu truyền máu lưu ý cho lợi tiểu ngay sau khi truyền máu tránh gây quá tải.

d) Vật lý trị liệu hô hấp:

Vật lý trị liệu hô hấp rất quan trọng trong quá trình điều trị giúp tống

đàm ra ngoài làm giảm kháng lực đường thở.

5. Theo dõi:

a) Trong thời gian nằm viện: 

• SaO2 nên được theo dõi thường xuyên kể cả lúc ngủ, bú.

• Khí máu chỉ cần thiết trong giai đoạn còn giúp thở, giúp điều chỉnh áp

lực thích hợp tránh gây tăng thông khí phế nang.

• Ion đồ cần theo dõi mỗi ngày trong thời gian sử dụng lợi tiểu.

• Hct, xét nghiệm kiểm soát nhiểm trùng nên kiểm tra mỗi tuần.

b) Xuất viện:

Hẹn tái khám định kỳ để theo dõi hô hấp, tăng trưởng trong thời gian

dài 1-2 năm. 

nguồn: benhhoc.com



oanhoanh

 

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024