Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/08/2015 10:08 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
CẤU TRÚC MÔ HỌC MEN RĂNG


 

CẤU TRÚC MÔ HỌC MEN RĂNG

 

1. Cấu trúc trụ men: 

Men được hình thành bởi các trụ men xếp sát vào nhau. Những trụ là những dải bị khoáng hoá  chạy  khắp  vùng  men,  bắt  đầu  từ  vùng  nối  ngà  đến  bề  mặt  của  men. Phần khoáng hoá dày đặc của trung tâm gọi là tâm trụ, phần kéo dài mỏng tạo thành đuôi trụ. Trụ men này xếp gối lên trụ men kia, ở người khoảng cách gian trụ rất hẹp. 

Đường kính tâm trụ chừng 7µm ở trung tâm trụ các tinh thể men xếp song song với nhau, trục c của tinh thể song song với trục của trụ, ở đuôi trụ tinh thể chạy theo hướng đuôi. 

Bao quanh tâm trụ và đuôi trụ là chất căn bản gian trụ: bao trụ. Khi men được khoáng hoá các trụ men chiếm phần kéo dài của nhú Tomes, giữa là chất gian trụ. Quá trình tinh thể hoá đẩy chất gian trụ ra vùng ngoại biên, phần lớn chất gian trụ được tái hấp thụ khi quá trình tạo men chấm dứt (bởi nguyên bào men giai đoạn sau chế tiết). 

Bao trụ chứa chất hữu cơ còn lại trong quá trình tái hấp thụ. 

Trên tiêu bản cắt dọc, trụ men có cấu tạo:

 + Có những vùng dãn ra và hẹp lại. 

+ Những đường chạy ngang đường kính 5-7µm. 

 Điều này phản ánh nhịp độ của sự phát triển của men gồm: 

+ Sự biến dưỡng của tế bào. 

+ Sự đắp thành từng lớp men trụ. 

+ Sự rút lui từng đợt của nguyên bào men. 

Những hình ảnh lượn sóng bởi những xoang ở 2/3 lớp men trong, những xoang nằm giữa 5-7 trụ, giữa các bó trụ men các trụ xếp song song, kết quả là các bó trụ phát triển theo nhóm. Ở tiêu bản men phần trung tâm người ta thấy có sự thay đổi, có những bó trụ bị cắt ngang và những bó trụ bị cắt dọc, tạo băng Hunter Schreger.  Ở tiêu bản mài dải Hunter Schreger cho hình ảnh những băng sáng và băng tối, điều này do quá trình khoáng hoá các trụ men, tuỳ thuộc vào trụ bị mài ngang hoặc dọc. Ở phía ngoài  men răng, phần lớn  các trụ men chạy thành từng lớp  song song  và thẳng góc với bề mặt của men ngoài. 

2. Những đường tăng trưởng: 

 Ngoài  những  vạch  có  chu  kỳ  của  trụ  men  phản  ánh  nhịp  độ  sinh  men.  Sự  đắp thêm dần các lớp men phản ánh đường tăng trưởng: đường Retzius. Đường Retzius chạy quanh răng ngay khi men bắt đầu hình thành, chúng chạy đến bề mặt của răng, dày chừng 30µm, các đường xếp song song tạo đường tăng trưởng. Ở bề mặt của men răng những đường này có hình ảnh tấm lợp gọi là perikymatie, những đường gồ ghề perikymatie thường bị bào mòn trong quá trình nhai. 

3. Đường nối men ngà: 

 Sự  thành  lập  men  răng  đầu  tiên  được  thực  hiện  trực  tiếp  lên  lớp  ngà  đã  được khoáng hoá sớm hơn một chút.

 Đường nối men ngà bao quanh ngà, trừ phần cổ răng. 

 Trong giai đoạn này nhú Tomes chưa hoàn toàn phát triển, do đó vùng này chưa có trụ men, có độ dày 30-50µm, gọi là đường nối men ngà.

 - Ở trên lớp này trụ men bắt đầu hình thành, tuy nhiên ở người trưởng thành lớp men ở trong sát với đường nối men ngà vẫn còn tồn tại, chất căn bản không bị hấp thụ hết tạo nên hình ảnh những búi men. 

Búi men thường kéo dài thường được chiếm bởi các chất hữu cơ, lá búi men đôi lúc  tiến tới  bề  mặt  của  men,  lớp  này  thường  nhiễm  các  protein  có  nguồn  gốc  từ nước bọt. Búi men không phải là một trạng thái bệnh lý, cũng không phải là nơi xảy ra sâu răng. 

Ở đường nối men ngà có sự xâm nhập của các sợi ngà gọi là bó sợi men.

4. Men bề mặt: 

Vào giai đoạn cuối quá trình tạo men, nguyên bào men mất khả năng chế tiết và nhú Tomes thoái triển, nhưng sự ngừng chế tiết không xảy ra đồng thời. Một vài lớp tế bào nhú Tomes vẫn còn hoạt động, điều này dẫn đến sự tạo thành lớp men không trụ ở bề mặt, lớp men không trụ không đồng nhất, tạo thành hình ảnh lồi lõm trên bề mặt men. Những vết lõm phản ánh dấu ấn của những nguyên bào men trên bề mặt.

nguồn: duocly.vn

 



              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024