Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/01/2015 10:01 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
Các tư thế nghỉ ngơi và trị liệu thông thường


CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI 
VÀ TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG

Mục tiêu 
1. Kể các mục đích của tư thế nghỉ ngơi và trị liệu thông thường. 
2. Nêu các bước của quy trình kỹ thuật đặt người bệnh ở tư thế nghỉ ngơi và trị liệu thông thường cho từng trường hợp bệnh. 
3. Nêu các yêu cầu của kỹ thuật đặt người bệnh ở tư thế nghỉ ngơi và trị liệu. 
1. Mục đích 
Tránh biến chứng: sưng phổi, ứ máu phổi, tắt mạch, biến chứng thận … 
Tạo điều kiện thoải mái cho người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng được bình phục. Ngừa biến dạng cơ thể. 
2. Nhận định người bệnh 
Tình trạng tri giác: tỉnh, hôn mê… 
Bệnh lý kèm theo: liệt, chấn thương cột sống, vết thương vùng lưng, khó thở, tim mạch… 
Tổng trạng gầy, trung bình hay béo phì. 
3. Dụng cụ 
Gối đủ cỡ, gối cứng, gối mềm. 
Bàn ăn cá nhân (nếu có). 
Vòng cao su, hộp kê chân. 
Giá gỗ hoặc ghế. 
4. Tiến trình kỹ thuật 
4.1. Tư thế nằm ngửa thẳng 
4.1.1. Chỉ định 
Tư thế trị liệu: sau ngất choáng, sau xuất huyết, bại liệt. 
4.1.2. Chống chỉ định 
Hôn mê 
Nôn nhiều 
4.1.3. Kỹ thuật 
Người bệnh nằm thẳng lưng, chân duỗi thẳng, đầu có gối hoặc không gối, bàn chân được giữ thẳng góc với cẳng chân. 
4.1.4. Cách kê gối

Hình 31.1. Tư thế nằm ngửa thẳngTư thế nghỉ ngơi 
+ Lót gối ở đầu, cổ (gối mềm) 
+ Nơi thắt lưng (nếu người bệnh gầy) 
+ Kheo chân 
Người bệnh liệt 
+ Cho người bệnh nằm gối đỡ cả đầu và vai 
+ Lót vòng cao su có phủ vải dưới mông 
+ Chêm gối dưới chân 
+ Đặt gối dài dọc theo 2 bên chân 
+ Dùng hộp gỗ (đã bao cho êm), đỡ bàn chân thẳng góc với cẳng chân 
+ Lót 2 gối dưới 2 cánh tay người bệnh 
+ Giữ ngón tay người bệnh hơi co lại bằng cách cho người bệnh nắm giữ cuộn băng 
+ Dùng vòng gòn lót gót chân hay cho gót chân ló ra ngoài mí đệm 
4.2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp 
4.2.1. Chỉ định 
Đề phòng ngất choáng 
Ngất choáng (người bệnh nằm trong thời gian ngắn) 
Sau khi chọc dò tủy sống 
Kéo xương trong trường hợp gãy xương chân 

Hình 31.2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp
4.2.2. Kỹ thuật 
Nằm đầu không gối, thân mình thẳng trên giường. 
Chân giường được quay hoặc kê cao tùy theo chỉ định của bác sĩ. 
Cần giữ ấm người bệnh bằng mền. 
4.3. Tư thế nằm đầu hơi cao
4.3.1. Chỉ định 
Bệnh hệ hô hấp, tim, gan 
Dưỡng bệnh người già 
4.3.2. Chống chỉ định Rối loạn về nuốt Hôn mê, sau gây mê 
4.3.3. Kỹ thuật: 
Quay đầu giường, chêm gối cho người bệnh nằm ngửa đầu cao 15 - 30 độ 
Chêm gối ở khuỷu chân 
Dùng 2 gối để đỡ 2 tay 
4.4. Tư thế nửa nằm nửa ngồi 
4.4.1. Chỉ định 
Khó thở trong các bệnh hô hấp, suyễn, viêm phổi, khí phế thủng. 
Bệnh tim. 
Sau một số phẫu thuật ở bụng (nếu có ống dẫn lưu, cho người bệnh nằm nghiêng về phía ống). 
Thời kỳ dưỡng bệnh, nhất là đối với người lớn tuổi. 

Hình 31.3. Tư thế nửa nằm nửa ngồi
4.4.2. Kỹ thuật 
Quay đầu giường lên cao 45 độ 
Quay chân giường lên cao trên gối để người bệnh khỏi tuột 
Giữ lưng người bệnh thẳng 
4.4.3. Cách kê gối: 
Cho người bệnh nằm gối đỡ cả đầu và vai. 
Lót vòng cao su dưới mông nếu cần. 
Đỡ bàn chân thẳng góc với cẳng chân. 
Lót gối dưới tay hoặc cho người bệnh ôm gối. 
Lưu ý: trường hợp bệnh tim nặng hoặc suyễn, người bệnh ngủ ở thế ngồi: dùng gối chồng trên bàn để người bệnh đặt tay và dựa ngực vào gối, ngủ cho thoải mái. 
4.5. Tư thế nằm sấp 
4.5.1 Chỉ định 
Chướng hơi ở bụng, người bệnh khó ngủ 
Người bệnh bị mảng mục vùng lưng 
4.5.2. Kỹ thuật 
Người bệnh nằm sấp, mặt nghiêng một bên, 2 tay để 2 bên đầu hay thẳng theo thân mình. 
4.5.3. Cách lật sấp người bệnh * Cách 1: 
Cho người bệnh nằm một bên giường. 
Điều dưỡng đứng về phía sẽ lật người bệnh qua: 
Tay gần người bệnh đặt sát vào thân mình người bệnh. 
Chân xa chéo lên chân gần (Nếu người bệnh nặng cân quá cần có thêm người phụ). 
Để gối trên giường ngang tầm bụng người bệnh. 
Điều dưỡng: một tay nắm bả vai, một tay đặt ở mông, đặt người bệnh nghiêng và nhẹ nhàng đặt người bệnh nằm sấp.

Hình 31.4. Tư thế nằm sấp
* Cách 2: 
Cho người bệnh nằm một bên giường. 
Đặt 2 tay người bệnh dưới lưng. 
Điều dưỡng luồng cánh tay dưới mình người bệnh, một tay qua tới vai bên kia, một tay qua mông kéo người bệnh về phía điều dưỡng, nhẹ nhàng lật nghiêng người bệnh và đặt nằm sấp. 
Cách kê gối: 
+ Dùng gối đỡ mặt và phần trên ngực người bệnh. 
+ Sửa lại gối ở bụng. 
+ Chêm gối từ phía dưới đầu gối đến cổ chân. 
4.6. Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc trái 


Hình 31.5. Tư thế nghiêng sang phải hoặc sang trái 
4.6.1. Chỉ định 
Nghỉ ngơi 
Thăm khám hậu môn, đo nhiệt độ hậu môn 
Thụt tháo 
4.6.2. Kỹ thuật 
Người bệnh nằm nghiêng sang phải hoặc trái, đầu có gối hoặc không, chân trên co nhiều, chân dưới hơi co hoặc duỗi thẳng. 
4.6.3. Cách lật người bệnh nằm nghiêng 
* Cách 1: 
Cho người bệnh nằm một bên giường. 
Điều dưỡng đứng về phía sắp lật người bệnh. 
Tay gần người bệnh dang xa thân mình, tay xa để trên bụng. 
Chân xa tréo lên chân gần. 
Điều dưỡng một tay ở vai, một tay ở mông lật người bệnh về phía mình đứng. 
* Cách 2: điều dưỡng đặt: 
− Tay xa người bệnh dang xa thân mình, tay gần để trên bụng. 
− Chân gần tréo lên chân xa. 
điều dưỡng luồn cánh tay dưới mình người bệnh, một tay qua tới vai bên kia, một tay qua mông kéo người bệnh về phía điều dưỡng, nhẹ nhàng lật người bệnh qua bên kia. 
Cách kê gối: 
+ Chêm gối dưới đầu, cổ, vai. 
+ Cho người bệnh ôm gối. 
+ Chêm gối sau lưng. 
+ Chân trên co cao có lót gối, chân dưới hơi co. 
4.7. Đem người bệnh lên đầu giường 
4.7.1. Người bệnh phụ giúp được 
Gối che đầu giường. 
Người bệnh chống chân lên. 
điều dưỡng luồn 1 tay dưới vai, một tay dưới mông. 
Trong lúc người bệnh nhún mình, chống chân, điều dưỡng đỡ và đẩy theo. 
4.7.2. Người bệnh không phụ giúp được: bất động hay bán bất động Gối che đầu giường. 
Hai người điều dưỡng đứng cùng một bên. 
Một người: một tay luồn dưới vai, một tay đặt ở thắt lưng. 
Người kia: một tay đặt ở mông, một tay ở đùi. 
Cả hai cùng đưa người bệnh lên một lượt. 
Đem đệm lên
Với hai người điều dưỡng: mỗi người đứng một bên ở giữa giường, nắm đệm lên và cùng nhấc một lượt. 
Nếu người bệnh nặng cần 4 người, mỗi người một góc đệm. 
5. Những điều cần lưu ý 
Một người không nên đỡ người bệnh quá nặng. 
Khi người bệnh có thể tự xoay trở, nên để họ tự làm, chỉ giúp họ khi cần. 
Nên đứng bên cạnh giường về phía người bệnh nghiêng qua là tốt nhất. 
Luôn giữ người bệnh đúng tư thế và xoay trở thường xuyên mỗi 2 giờ. 
Khi chêm, nên chú ý chêm những vùng đè cấn. 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
Chọn câu trả lời đúng nhất 
1. Cho người bệnh nằm tư thế ngửa thẳng trong trường hợp: 
A. Người bệnh bị phù nhiều hai chi dưới D. Nôn mửa nhiều 
B. Người bệnh sau khi bị ngất hoặc choáng E. Hôn mê sâu 
C. Người bệnh đang được kéo tạ trong trường hợp gãy xương 
2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp dùng trong các trường hợp: 
A. Người bệnh trong khi chọc dò tủy sống 
B. Người bệnh trong khi chọc dò màng phổi C. Người bệnh trong khi chọc dò màng bụng D. Người bệnh sau khi được chọc dò tủy sống E. Những người già trong thời kỳ dưỡng bệnh 
3. Khi nâng đỡ người bệnh, điều dưỡng cần: 
A. Cố gắng nâng đỡ người bệnh, nếu người bệnh quá nặng 
B. Gọi người phụ giúp, nếu người bệnh quá nặng 
C. Giúp đỡ người bệnh khi họ cần sự giúp đỡ 
D. Có thể đặt tư thế người bệnh tuỳ ý trong lúc nâng đỡ 
E. Câu B và C đúng 
4. Tư thế nằm sấp dùng trong trường hợp: 
A. Người bệnh khó ngủ D. Người bệnh nôn B. Người bệnh chướng hơi ở bụng E. B, C, D đều đúng 
C. Người bệnh bị mảng mục ở vùng xương cùng 
5. Trước khi xoay trở và đặt người bệnh nằm đúng tư thế, cần nhận định người bệnh về các vấn đề: 
A. Tổng trạng chung của người bệnh D. Dấu hiệu sinh tồn 
B. Tri giác của người bệnh E. Tất cả đều đúng 
C. Các bệnh lý đi kèm 
Phân biệt câu đúng (Đ) – sai (S): 
6. Tư thế nằm ngửa thẳng thường áp dụng trong trường hợp người bệnh cần nghỉ ngơi sau ngất, choáng. 
7. Tư thế nằm khom lưng dùng trong trường hợp bác sỹ cần khám bệnh ở vùng cột sống. 
8. Tư thế nằm sấp thường áp dụng trong trường hợp người bệnh bị vết loét ở vùng lưng. 
9. Tư thế nằm đầu cao 30 độ để phòng ngừa nôn ói. 
10. Không nên cố gắng nâng đỡ người bệnh quá nặng vì có thể gây mất an toàn cho người bệnh. 
Đáp án: 1.B, 2.D, 3.E, 4.E, 5.E, 6. Đ, 7.S, 8.Đ, 9.S, 10.Đ

Nguồn: ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN I (2007)
Chủ biên: ThS. Trần Thị Thuận


oanhoanh

 

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024