Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/09/2020 22:09 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Tự Học Design – Những Tài Sản Quan Trọng


1. Học sinh Việt Nam hoàn toàn không được trang bị kĩ năng tự học. 
 
Trong bối cảnh các trường/trung tâm giáo dục thiết kế ở Việt Nam đang còn non trẻ về trình độ giảng dạy, tự học đang là hướng đi phổ biến nhất. Rắc rối nằm ở chỗ, học sinh Việt Nam hoàn toàn không được trang bị kĩ năng này. Tài liệu trực tuyến nhan nhản trên mạng, tồn tại cùng các “mẹo” thiết kế từ các anh chị trong ngành, mà đôi khi, chọi nhau chan chát. Note này sẽ không bàn thêm về kiến thức và cung cách tự học, thay vào đó, sẽ nói về các hành trang quan trọng trên con đường này.
 
2. Người tự học nên biết cách tìm thầy, biết lắng nghe và sàng lọc thông tin, và cuối cùng, biết cách kết bạn.  
 
 
Tự học thật sự là một từ dễ gây hiểu lầm. Nhiều bạn nhầm “tự học” nghĩa là ngồi nhà đọc sách và coi tutorial, một thân một mình tu luyện, khỏi phải đi đâu mệt thân. Đây là một suy nghĩ sai lầm, tự học trái ngược hoàn toàn. Khi đi đến trường lớp, thầy cô, bạn bè, kiến thức được bày ra sẵn, chỉ cần ngồi đó tiếp nhận. Khi tự học, những điều trên hoàn toàn thiếu hụt, và người biết tự học là người tích cực tìm kiếm những điều trên một cách liên tục và bền bỉ. Họ biết cách tìm thầy cho mình, biết lắng nghe và sàng lọc thông tin để tiếp thu, và cuối cùng, họ biết cách kết bạn.
 
3. Có hai người mà mọi designer nên có: một người thường xuyên khích lệ và một người thường xuyên "ăn hiếp".  
 
 
Nói về tìm thầy, có hai loại người mà mọi designer nên có: một người thường xuyên khích lệ, và một người thường xuyên “ăn hiếp”. Người khích lệ sẽ đóng vai trò tạo cảm hứng, tạo động lực đi với nghề lâu dài, người ăn hiếp sẽ đóng vai trò tạo nên khuôn khổ, chỉ ra lỗi sai, chỗ chưa chuẩn trong thiết kế, và cả trong cách tư duy. Phương pháp này được áp dụng trong việc tuyển giảng viên ở các trường Đại học Mĩ thuật lớn trên thế giới. Ngoài kiến thức và trình độ giảng dạy, cá tính là một nhân tố quan trọng. Hai người này như hai đầu của một cây thước vậy, người thì kiến tạo, người thì tiết chế. Nếu thiếu một đầu, sinh viên một là làm không biết điểm đừng, hai là bỏ nghề do không chịu được áp lực. Hai người thầy này có thể là bạn học, là anh em trong nghề, là đồng nghiệp, hoặc là cấp trên, etc…
 
4. Có rất nhiều trang báo, sách vở, nhà phê bình viết về thiết kế trên mạng, và tất nhiên, ai cũng nghĩ mình là người viết tốt.  
 
 
Nói về lắng nghe và sàng lọc thông tin, có hai loại thông tin mà người làm sáng tạo thường tiếp nhận: kiến thức học thuật, và feedback thiết kế. Có rất nhiều trang báo, sách vở, nhà phê bình viết về thiết kế trên mạng, và tất nhiên, ai cũng nghĩ là mình viết tốt. Điều khó khăn ở đây, là khi mới vào nghề, một người không thể tự nhiên biết được cái nào tốt, cái nào không tốt để mà sàng lọc. Lời khuyên của Huy là đầu tiên, cứ đọc, nhưng đọc xong thì phải nghiên cứu thêm về lý lịch, phong cách, triết lý của người viết. Họ là ai? Họ làm gì? Họ học ở đâu? Họ ủng hộ điều gì? Đó là thứ mà mọi học giả chuyên nghiệp làm.
 
5. Khi ta đưa tác phẩm thiết kế tâm huyết của mình cho một người, là ta đang đưa cảm xúc của mình cho họ chi phối, vì vậy, hãy chọn thật kỹ.  
 
 
Về feedback, hãy tìm cho mình một người biết làm điều đó. Khi ta đưa tác phẩm thiết kế tâm huyết của mình cho một người, là ta đang đưa cảm xúc của ta cho họ chi phối, vì vậy, hãy chọn thật kĩ. Huy sẽ ưa những người có lý lịch học thuật mạnh hơn là một người đơn giản là làm trong ngành, bởi lẽ họ thường biết cách nhận xét hơn, như giảng viên của họ từng làm. Cũng như chuyện tìm thầy, ta cần hai đầu của một cây thước. Một feedback tốt sẽ đề cập cả điểm mạnh và điểm yếu của chủ thể. Chủ thể nói tới ở đây không chỉ là tác phẩm thiết kế, mà còn là chính bản thân người thiết kế ra nó. Designer rất hay dấu những gì xảy ra đằng sau tác phẩm của họ (quy trình, phác thảo, nghiên cứu, cảm hứng, note, etc…), tuy nhiên, nhận được feedback chuẩn về những thứ này là một đặc ân bất kì designer nào cũng nên tìm kiếm và trân trọng.
 
6. Thiếu sót lớn nhất của những bạn tự học so với những bạn học Đại Học chính là Networking.
 
 
Nói về việc kết bạn, hay từ ngữ chuẩn xác hơn là “Networking”. Một người làm sáng tạo không thể kiêm được hết. Để có một tác phẩm chuẩn chỉnh, thú vị, gây tiếng vang, ta thường phải hợp tác. Đó là lí do nền công nghiệp này có hệ sinh thái như hiện giờ, với đa dạng các loại ngành nghề như thiết kế đồ họa, thiết kế chuyển động (motion design), thiết kế trải nghiệm người dùng, etc… Mỗi nghề nghiệp thiết kế tạo ra mỗi phương tiện giao tiếp khác nhau trên những mặt trận khác nhau, giúp thông điệp được truyền tải một cách mạch lạc và đa dạng hơn. Thiếu sót lớn nhất của những bạn tự học so với những bạn học đại học chính là Networking. Những ai muốn kết bạn, hãy mạnh dạn tìm cho mình bạn bè trong ngành (có thể qua Behance, mutual Fb friends, Instagram, etc…), hẹn người đó ra café, và đừng quên trả tiền cho người ta. Tìm cách học hỏi, hợp tác, chia sẻ những câu chuyện với nhau, Huy chắc chắn bạn sẽ ồ lên vì nghĩ tại sao mình không làm điều này sớm hơn. Cô đơn trong ngành là một điều cực kì đáng sợ. Ở lớp DA, Huy xem Networking như một nghi lễ bắt buộc.
 
 
Những điều trên là hành trang quan trọng nhất của việc tự học thiết kế. Hãy chuẩn bị rằng con đường tự học thiết kế không hề dễ. Ta phải nỗ lực bù đắp cho những gì trường lớp chuẩn bị sẵn cho chúng ta. Hãy cảnh giác với những thông tin sai lệch, những người thầy lang băm, hay những người bạn mà mình kết giao. Và trên hết, không bao giờ được ngừng học tập.
 
Hãy cùng ngẫm lại xem bạn có hành trang nào rồi.
 
 
Tác giả: Huy Ta (Eldur Ta)

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024