Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/10/2014 09:10 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Giải “Công trình thế giới của năm 2014”: Chiến thắng của kiến trúc lãng mạn.


Ảnh(c) Nguyễn Hòa Hiệp

Kienviet.net – Những ngày qua dư luận trong nước nóng lên với câu chuyện xoay quanh công trình “Nhà nguyện” của A21 Studio & KTS Nguyễn Hòa Hiệp nhận giải “Công trình thế giới của năm 2014” trong sự kiện Liên hoan kiến trúc thế giới 2014 tại Singapore. Sự kiện này đã đem lại không ít niềm vui cho thế hệ kiến trúc sư nước nhà, cũng như những băn khoăn xung quanh công trình. Trong bài viết này Kienviet.net xin gửi tới độc giả những lý giải và câu chuyện xung quanh công trình  ”Nhà nguyện” của A21 Studio & KTS Nguyễn Hòa Hiệp.

53a72d7fc07a80b48b0000a5_the-chapel-a21-studio_3 (Copy)

Công trình “Nhà nguyện” /Ảnh(c)NGuyễn Hòa Hiệp

Công trình “Nhà nguyện” của A21 Studio & KTS Nguyễn Hòa Hiệp vượt qua gần 300 đồ án để nhận giải “Công trình của năm 2014” trong sự kiện Liên hoan kiến trúc thế giới 2014 (World Architecture Festival – WAF) tại Singapore. Tại vòng cuối cùng đại diện của các công trình có cơ hội trình bày trước các giám khảo cao cấp của WAF gồm: Richard Rogers, Rocco Yim, Julie Eizenberg, Enric Ruiz Geli và Peter Rich kết quả chiến thắng đã thuộc về công trình Nhà nguyện bởi theo như lời của giám khảo: “công trình đã gắn kết được quá khứ và hiện tại”, “đạt hiệu quả tối đa với những vật liệu hạn chế”, “kiến trúc sư đã tìm thấy chất thơ”…

 “Nhà nguyện” ngay từ cái nhìn đầu tiên đó là sự tinh khôi dưới hiệu ứng của màu sắc, ánh sáng: những mảng rèm cầu vồng nổi bật trên nền tường trắng , tương phản với công trình sáng màu là bối cảnh lổn nhổn của vùng ven đô với màu xanh của cây và màu nâu trầm của đất.

Ám ảnh của sự buồn tẻ:

Trong thiết kế kiến trúc, khai thác bối cảnh hiện trạng là một cơ sở để gây dựng nên công trình gắn bó với xung quanh. Công trình có hướng chính là phía Đông Bắc nên KTS bố trí khu phụ (7) và khu dịch vụ (5) ở mặt tường hướng Tây Nam nhằm hạn chế sự tác động của nắng Tây lên các không gian nội thất của công trình.

 Với một lô đất xây dựng 10x20m hứa hẹn một sự tẻ nhạt thì hướng giải quyết của KTS ở đây là xoay khu dịch vụ (5) đi một góc chéo,  việc này mở ra những điểm thú vị : phá tan cái thế buồn tẻ của thế đất, nhấn mạnh hiệu ứng phối cảnh từ đó tạo nên cảm giác sâu hơn của không gian, đồng thời khối dịch vụ cũng trở thành một tuyến thị giác dẫn hướng mắt người nhìn vào khoảng sân sau mà KTS đã đặt vào đó một cái cây với vai trò là một điểm nhấn thị giác và kết nối tự nhiên trong công trình. Sự nhấn mạnh thị giác này còn được lộ rõ qua việc sử dụng các vệt sọc của tấm tôn ốp tường dẫn hướng theo phương ngang nhằm nhấn mạnh hướng nhìn tới điểm tụ. Thủ pháp này cũng nhằm một ý đồ là mở rộng không gian sử dụng đồng thời tạo nên một đối thoại thân thiện của công trình đối với phía mặt đường.

53a72df7c07a80a3930000b5_the-chapel-a21-studio_plan-cheo (Copy)

Mặt bằng/ Ảnh(c)Nguyễn Hòa Hiệp

Một nét chéo vuông góc với Khu dịch vụ (5) từ mặt ngoài của công trình giật lui phần Không gian đa chức năng (3) tạo nên lối vào cho công trình (2) – một sự chuyển tiếp không gian nhẹ nhàng khiến góc chéo của khu dịch vụ (5) không bị “trơ” ngay trên mặt bằng bố trí cũng như ở góc nhìn mắt người tạo nên một tuyến thị giác nhấn mạnh vào độ mở thân thiện của công trình.

Vệt chéo này được lặp lại ở chính mặt tường phía sân sau với sự tham gia của những tấm rèm nhựa màu, điều này tạo nên sự thống nhất cấu trúc giữa mặt bằng và mặt đứng (nội thất ) của công trình ngoài ra, phần rèm này còn có tác dụng tạo sự tập trung cho cây xanh làm điểm nhấn ở khoảng sân sau.

Mặt cắt/ Ảnh(c)Nguyễn Hòa Hiệp

Mặt cắt/ Ảnh(c)Nguyễn Hòa Hiệp

Sự thống nhất cấu trúc của công trình còn nằm ở hệ cột hình thân cây ở trong nội thất. Do phần kết cầu khung nhà chưa đủ ổn định nên kết cấu phải được gia cố, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cho không gian đa chức năng (3) sự linh hoạt cần thiết, giải pháp là một cây cột thép hình cây với nhiều nhánh phân ra đỡ hệ mái  là giải pháp giúp giải phóng được lưới cột kẻ ô , tạo nên sự linh hoạt cho không gian đa chức năng (3), hệ cột hình cây còn là một điểm nhấn thị giác mang tính điêu khắc trong nội thất của công trình, rất có thể đây là một ngụ ý về thiên nhiên nếu chúng ta đối chiếu sự liên quan của hình thức cột cây với những dáng cây xương được chọn trồng ở đây.

Có lẽ với người nghệ sỹ, nỗi sợ lớn nhất là sự buồn tẻ (?), hành trình sáng tạo là để giải thoát khỏi nỗi ám ảnh này. Ở công trình Nhà nguyện có những chi tiết rất thú vị để giải thoát khỏi sự tẻ nhạt như : cột thép hình cây, góc vát chéo của mặt bằng , mặt đứng và sự kết hợp của ánh sáng và màu sắc trong công trình. Mặt trước tòa nhà mở toang ra phía Đông Bắc với diện rộng, mặt hướng ra sân sau có sự tiết chế nhỏ theo hướng Tây Nam, dường như cho chúng ta thấy sự cố gắng điều tiết ánh sáng của KTS. Xem kỹ  trên các chi tiết: phần vát chéo lớn của rèm nhựa màu ở sân sau do ảnh hưởng của nắng Tây Nam hay rèm nhựa màu 2 lớp (double skin), các lớp rèm màu khác nhau ở trên cửa mái lấy sáng. Ánh sáng được lọc qua 2 lớp rèm xuyên sáng hòa lẫn các màu, từ đó loang theo nền trắng của những tấm tôn múi tạo nên sự nhẹ nhàng, trong trẻo cho công trình. Trong ngày, tùy theo sự dịch chuyển của mặt trời mà công trình có sự thay đổi về màu sắc trong không gian nội thất, nhưng khi về đêm thì ánh sáng đèn lại xuyên qua các tấm rèm nhựa tạo nên một diện mạo mới, sự biến đổi này chính là diện mạo phong phú cho công trình trong các thời điểm khác nhau.

53a72dc2c07a80b48b0000a8_the-chapel-a21-studio_10 (Copy)

Hiệu ứng xuyên sáng qua các lớp rèm màu / Ảnh(c)Nguyễn Hòa Hiệp

Màu sắc, ánh sáng, không gian được đong đếm dường như vừa đủ, liệu có phải hiệu ứng xuyên sáng qua các lớp rèm màu làm ta thấy sự cân bằng mong manh là thế nào ?

Sự tối thiểu và sự tối đa

Trong khi Nhà nguyện có cả một dải màu cầu vồng thì sự lựa chọn về vật liệu cho công trình lại rất hạn chế, vật liệu xây dựng được tận dụng từ công trình hiện trạng , từ những vật liệu rẻ tiền, sẵn có: tôn, nhựa màu, sắt hộp, gỗ tái chế & ánh sáng. Có lẽ sự hạn chế về vật liệu tương phản với sự phong phú về màu sắc và ánh sáng cũng tạo nên chất cảm thẩm mỹ cho công trình.

Dõi theo một loạt các công trình đã thiết kế của A21 và KTS Nguyễn Hòa Hiệp thì sẽ thấy một xu hướng sử dụng các vật liệu tái chế: 9 Spa, W gourmet, the Nest House… ở các công trình trước, đâu đó vẫn thấy ở đó một sự nuột nà nhưng ở công trình Nhà nguyện, cái độ nuột đó lỏng hơn rất nhiều dưới sự tác động của ánh sáng lên trên các vật liệu tái chế dùng cho công trình, trong tổ hợp này ánh sáng đóng vai trò nhiều hơn để tạo nên chất lãng mạn, chất thơ của công trình,

xcfd

Công trình W gourmet/Ảnh(c) Nguyễn Hòa Hiệp

Ít và nhiều, thô và tinh, sáng và tối, đặc và rỗng…là những cặp tương phản được sử dụng tạo nên những rung cảm thẩm mỹ trực tiếp, những cảm xúc đó lại dẫn dắt con người tới suy tưởng trí tuệ. Có ít chất liệu để cảm nhận được cái đầy đặn, chan hòa của ánh sáng, ít công năng để có nhiều sự linh hoạt hơn, giá rẻ thôi để phù hợp với rất nhiều người…

Dezeen_The-Nest-by-a21studio_3

The Nest House /Ảnh(c) Nguyễn Hòa Hiệp

Lựa chọn sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu rẻ tiền nếu nói là làm kiến trúc xanh thì còn nhiều tranh cãi, nhưng rất có thể đó là cách tiếp cận kiến trúc thông minh với mức thu nhập đại bộ phận người dân Việt Nam chỉ 1600 USD/ năm. KTS dường như đã có hướng tiếp cận kiến trúc của riêng mình: kiến trúc chi phí thấp.

Khúc diên vỹ

Một công trình mà có tên The Chapel ( Nhà nguyện ) nhưng có chức năng như một không gian cộng đồng, quán café chắc hẳn sẽ còn gây nhiều tranh cãi. Người hiểu rõ cái tên đó chắc chắn không ai khác là KTS Nguyễn Hòa Hiệp, tôi tin rằng mỗi cái tên được đặt đều có lý do của nó mà không mấy ai có thể hiểu hết bởi đặt tên là vấn đề thuộc về phạm trù cá nhân. Trong nghệ thuật, tính đa nghĩa, đa nguyên vốn là bản chất của mỗi tác phẩm, mỗi người có quyền hiểu và đặt cho mình riêng những cái tên trước công trình này. Chúng ta có thể không có chung cách hiểu nhưng tận cùng trong mỗi người đều có những xúc cảm giống nhau trước cái đẹp.

53a72d6bc07a80b48b0000a4_the-chapel-a21-studio_2 (Copy)

Ánh sáng công trình vào buổi tối/Ảnh(c)Nguyễn Hòa Hiệp

Công trình Nhà Nguyện xét về công năng rất đơn giản nếu so sánh với những công trình cùng vào vòng trong trong WAF 2014, nhưng công trình đã vượt qua hàng trăm công trình khác để đạt giải thưởng lớn này tạo nên một tác động kỳ lạ trong dư luận. Tại sao một công trình nhỏ, công năng đơn giản lại đạt giải lần này ? Thông điệp của giải thưởng là gì ?

Liệu lời có phải dưới tốc độ của sự phát triển với nhiều chuẩn mực mới xuất hiện, rất có thể đẹp sẽ là dát vàng lên trên công trình hoặc vốn đầu tư nghìn tỷ , nhưng với việc WAF trao giải cho một công trình rẻ, từ vật liệu tái chế là Công trình của năm 2014 giống như một lời khẳng định: Chân giá trị kiến trúc là vẻ đẹp thuần khiết với tinh thần nhân văn thẫm đẫm,và đó cũng là một lời chúc cho những người đang kiên nhẫn theo đuổi con đường mình đã chọn.

Tin rằng Việt Nam sẽ còn rất nhiều những “nhà nguyện” nơi mà mỗi người làm thiết kế Kiến trúc vẫn đang thắp sáng Đức tin của chính mình, nơi mỗi con người tìm thấy hiện thân của Chúa dưới hình hài của CÁI ĐẸP.

Xem tất cả hình ảnh trong bài tại đây:

Bài: Đạo Minh

Biên tập: Mỹ Hạnh – Kienviet.net

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Các thành viên đã Thank nguyenthang_ktr vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024