Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/12/2009 12:12 # 1

Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 8/10 (80%)
Ngày gia nhập: 23/10/2009
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 8
Thế giới Phẳng - Thomas L. Freedman


Lòng tin là điều cốt tử đối với một thế giới phẳng

“Không có lòng tin thì không có xã hội mở, bởi vì không có đủ cảnh sát để trông coi tất cả những chỗ đã được mở ra trong xã hội này. Không có lòng tin thì cũng chẳng có thế giới phẳng, bởi vì chính lòng tin cho phép chúng ta phá bỏ những bức tường, dỡ bỏ những hàng rào và loại bỏ những va chạm ở biên giới..."

"Lòng tin là điều cốt tử đối với một thế giới phẳng, nơi hệ thống cung cấp có sự tham gia của hàng chục, hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn người, phần lớn trong số đó chưa bao giờ gặp mặt nhau”.

Ký ức và ước mơ

Các nhà phân tích luôn có xu hướng đánh giá xã hội bằng những thống kê cổ điển về kinh tế và xã hội: tỉ lệ thâm hụt ngân sách trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tỉ lệ thất nghiệp hoặc tỉ lệ biết chữ của phụ nữ trưởng thành. Những con số thống kê đó là quan trọng và nói lên nhiều điều.

Nhưng còn một con số khác khó thống kê hơn nhiều, và tôi nghĩ con số này còn quan trọng và nói lên nhiều điều hơn. Đó là: xã hội của bạn có nhiều ký ức hơn ước mơ hay nhiều ước mơ hơn ký ức?

... Đối với một đất nước cũng vậy. Bạn không muốn quên đi bản sắc truyền thống của mình. Tôi vui mừng vì đất nước của bạn là một cường quốc trong thế kỷ XIV, nhưng đó là chuyện của thời ấy, còn ngày nay là chuyện của ngày nay.

Khi ký ức vượt lên trên ước mơ thì có nghĩa là hồi kết thúc đã đến gần. Đặc điểm tiêu biểu của một tổ chức thành đạt thật sự thể hiện ở việc nó sẵn sàng từ bỏ những gì đã làm cho nó thành đạt và bắt đầu một cái mới.

Trong một xã hội có nhiều ký ức hơn ước mơ thì sẽ có quá nhiều người dành quá nhiều ngày tháng để nhìn về quá khứ. Họ nhìn nhận chân giá trị, sự khẳng định và tự trọng không phải bằng khai phá hiện tại mà bằng gặm nhấm quá khứ.

Và thường thì đó không phải là một quá khứ chân thực mà là một quá khứ được tưởng tượng và tô hồng.

Trên thực tế những xã hội như thế thường tập trung trí tưởng tượng của mình vào việc làm cho quá khứ tưởng tượng đó tươi đẹp hơn, và rồi họ bấu víu vào đó như một chuỗi tràng hạt hay một chuỗi buồn lo, chứ không dám tưởng tượng ra một tương lai tốt đẹp hơn và hành động để đạt được điều đó.

(Trích trong Thế giới phẳng - Thomas L. Friedman - NXB Trẻ)
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười ba* của tủ sách SOS2, cuốn Thế giới Phẳng của Thomas L. Freedman. Cuốn sách được in và phát hành lần đầu vào tháng 4-2005. Đây là cuốn sách thứ tư của Freedman, cuốn thứ hai, Xe Lexus và Cây Ôliu, vừa được Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội xuất bản bằng tiếng Việt. T. L. Freedman là nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times, đi nhiều, gặp gỡ với rất nhiều nhân vật nổi tiếng, với con mắt hết sức sắc sảo, ông trình bày những vấn đề toàn cầu hoá rất súc tích và sinh động, ông trình bày những vấn đề khô khan, khó hiểu một cách sáng sủa, dí dỏm, dùng nhiều ẩn dụ giúp bạn đọc lĩnh hội vấn đề một cách dễ dàng.

Tôi nghĩ cuốn sách rất bổ ích cho các nhà chính trị, các nhà hoạch định chính sách, vì nó trình bày những thách thức của thế giới phẳng đối với Mĩ, với thế giới đang phát triển, với các công ti, nên các loại độc giả này sẽ có thể thấy thông tin và ý tưởng của Freedman gây kích thích. Các học giả chắc sẽ học được cách trình bày đơn giản nhiều vấn đề phức tạp. Tôi nhiệt thành khuyên giới trẻ và các doanh nhân hãy đọc cuốn sách này, vì nó sẽ bổ ích cho họ để xác định lại mình trong học tập, khởi nghiệp, học và làm việc suốt đời. Tất nhiên cuốn sách cũng bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến tương lai, việc làm, công nghệ, khoa học, và sáng tạo.

Mỗi người, sau khi đọc xong quyển sách đầy tranh cãi này, sẽ tự rút ra kết luận cho mình. Riêng tôi, tôi liên tưởng khái niệm về thế giới phẳng của Friedman với khái niệm về biên giới mềm của một học giả Trung Quốc.

Có lẽ điểm giống nhau của những khái niệm này là các bức tường, dù là bức tường thiên nhiên hay do con người dựng nên, bằng bêtông cốt thép hay bằng tư tưởng, đều không còn ý nghĩa phòng vệ nữa.

Trong một thế giới phẳng, hay trong một thế giới của biên cương mềm, một cộng đồng dân tộc không thể bảo vệ các quyền lợi kinh tế, văn hóa, chính trị của mình bằng cách trú ẩn sau các bức tường và cũng không thể phát triển bằng sức lực, tài nguyên của riêng mình phía sau các bức tường đó. Chiến lược phát triển phải thay đổi: phải biết lấy công làm thủ, phải vào đất chết để tìm đường sống, phải dám dùng sức của người làm sức của mình.

Cuối cùng, trong vô vàn các ý tưởng mà Friedman xây dựng nên thế giới phẳng, tôi đọc được một thông điệp của Friedman: một nước, một doanh nghiệp muốn thịnh vượng, giàu có phải có những con người giỏi và những con người đó phải có niềm tin và niềm hi vọng về tương lai. Chính những con người đó, những cá nhân đó mới là động lực thật sự của phát triển...

(Chuyên gia kinh tế HUỲNH BỬU SƠN - trích phát biểu tại tọa đàm "Thế giới phẳng - tiến đến sân chơi công bằng")
Sách ở dạng .prc các bạn cài thêm chương trình Mobipocket Reader để xem
File nén gồm có ebook và file cài đặt Mobipocket Reader. Pass là sinhvienkinhte. Cảm ơn vì đã quan tâm.

http://nvhung.com/tranhungdaond/lenh...orldisflat.rar

 





 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024