Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/10/2018 20:10 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
TẬP HUẤN VỀ GIẢNG DẠY MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên Nhà trường; 

    Nhằm củng cố và nâng cao kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên Nhà trường; được sự chấp thuận của Ban Giám đốc, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế phối hợp cùng Hội đồng Khoa học & Đào tạo Nhà trường tiến hành tổ chức Tập huấn về Giảng dạy môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

     Khóa tập huấn được tổ chức thành các chuỗi 05 chuyên đề và 01 tọa đàm, kéo dài từ ngày 2/3/2018 – 20/3/2018 tại cơ sở II Trường Đại học Lao động – Xã hội. Khóa tập huấn do các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học và giảng dạy NCKH thực hiện như PGS.TS Vũ Tình – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Tp.HCM, PGS.TS Phước Minh Hiệp – Vụ trưởng, Trưởng đại diện văn phòng phía Nam của Tạp chí Cộng Sản, PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai – Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Đào tạo Nhà trường, TS. Nguyễn Lê Anh – Phụ trách Khoa Quản lí nguồn nhân lực trực tiếp giảng dạy. Khóa tập huấn về giảng dạy môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học tập trung đi sâu vào các nội dung như: Đại cương về nghiên cứu khoa học, trình tự logic của nghiên cứu khoa học, thu thập và xử lí thông tin, trình bày luận điểm khoa học, tổ chức và thực hiện đề tài, tọa đàm về phương pháp giảng dạy... 

5

Giảng viên chia sẻ trong Tập huấn về Giảng dạy môn PPLNCKH

    Tập huấn thu hút đông đảo sự tham dự của các cán bộ, giảng viên Nhà trường. Các nội dung trong tập huấn được học viên đánh giá cao và mong muốn Nhà trường tiếp tục thực hiện các hoạt động nâng cao chuyên môn về giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong tương lai, như cách tổ chức thu thập thông tin, xây dựng bảng hỏi nghiên cứu, công bố nghiên cứu, thực hành phân tích số liệu chuyên sâu....

6

Các cán bộ, giảng viên Nhà trường tham gia Tập huấn

    Cùng với các thành tựu trong tuyển sinh, đào tạo và giảng dạy mà Trường ĐH Lao động – Xã hội (CSII) đã đạt được trong thời gian qua, với sự đầu tư và quan tâm của Lãnh đạo Nhà trường cho công tác thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên, thông qua đợt tập huấn và đóng góp của các cán bộ, giảng viên,‎ Hội đồng Khoa học & Đào tạo Nhà trường và Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế nghiên cứu, đề xuất các chương trình đào tạo tiếp theo để phát triển hơn nữa những thành tích nghiên cứu khoa học trong Nhà trường.

                                                                              Nguồn:kênh 14.vn



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank hienhien1503 vì Bài viết có ích:
17/10/2018 13:10 # 2
nqlamdn
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 17/110 (15%)
Kĩ năng: 19/40 (48%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 567
Được cảm ơn: 79
Phản hồi: TẬP HUẤN VỀ GIẢNG DẠY MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Critical thinking is the objective analysis of facts to form a judgment. The subject is complex, and several different definitions exist, which generally include the rationalskepticalunbiased analysis, or evaluation of factual evidence. Critical thinking is self-directedself-disciplined, self-monitored, and self-corrective thinking. It presupposed assent to rigorous standards of excellence and mindful command to their use. It entails effective communication and problem solving abilities, as well as a commitment to overcome our native egocentrism and sociocentrism.

 



-- Có công mài sắt, có ngày nên kim ---


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024