Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/10/2013 08:10 # 1
hienthao20
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 9/90 (10%)
Kĩ năng: 15/30 (50%)
Ngày gia nhập: 29/09/2013
Bài gởi: 369
Được cảm ơn: 45
Nội dung, ý nghĩa của các cặp phạm trù cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên.


a) Phạm trù cái riêng, cái chung
- Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định
- Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
- Cái đơn nhất: đó là những đặc tính, những tính chất…chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
b) Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
- Theo quan điểm duy vật biện chứng :Cái riêng, cái chung và cái đơn chất đều tồn tại khách quan.Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cai riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó, cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng, tức mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, khong coá cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.Bởi vì, cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn chất, còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.Cái chung và cái đơn chất có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện xác định.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung đã được LêNin khái quát ngắn gọn:” Như vậy, các mặt đối lập(cái riêng đối lập với cái chung) là đồng nhất:cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng.Bất cứ cái riêng( nàocũng) là cái chung.Bất cứ cái chung nào cũng là( một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất)của cái riêng.Bất cứ cái chung nào cũng chỉ là bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ.Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung….Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hoá mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác(sự vật, hiện tượng, quá trình)
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.Không nhận thức được cái chung thì trong thực tiễn khi giải quyết mỗi cái riêng, mỗi trường hợp cụ thể sẽ nhất định vấp phải những sai lầm, mất phương hướng.Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ cái riêng bởi cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng
Mặt khác, cần phải cụ thể hoá cái chung trong mõi mọi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương trong vận dụng mỗi cái chung để giải quyết mỗi trường hợp cụ thể.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn , cũng cần phải biết vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hoá giữa cái đơn chất có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện xác định.
*) Nguyên nhân và kết quả
a) Phạm trù nguyên nhân, kết quả
Phạm trù nguyên nhân dung để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
b) Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có sự ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau:Có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài…Ngược lại một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp…
Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.Ăngghen viết: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định , nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổ vị trí cho nhau, cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chố khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại “.
d) Ý nghĩa phương pháp luận
Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân- quả.Trong thế giới hiện thực khong thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định.
Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với những trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân - quả.
*) Tất nhiên và ngẫu nhiên
a) Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kịên nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác.Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.
b) Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định.
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau, không có cai tất nhiên thuần tuý và ngẫu nhiên thuần tuý.Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hoá cho nhau :tất nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Về căn bản, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên.Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi ngẫu nhiên.Cẫn xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên, và khi dựa vào cái tất nhiên phải chú ý đến cái ngẫu nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá lẫn nhau.Vì vậy, cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá của chúng theo mục đích nhất định.

http://hongquan20989.blogspot.com/2010/09/cau-3-noi-dung-y-nghia-cua-cac-cap-pham_09.html




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024