Các nhà thiên văn học đã hoàn thành việc phân tích những hành tinh ngoài hệ mặt trời được tìm thấy lâu nay thông qua dự án của kính viễn vọng Kepler.
Trong số 4.422 hành tinh được nghiên cứu, dường như chỉ có một hành tinh sở hữu điều kiện để phát triển sinh quyển phức tạp như Trái đất, theo báo cáo đăng trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. Đó là Kepler−442b.
Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia tập trung tìm kiếm dấu hiệu của quang hợp trên nhóm hành tinh mục tiêu. Đây là điều kiện then chốt cho phép một hành tinh phát triển khí quyển chứa dưỡng khí.
Là một hành tinh đá có khối lượng gấp đôi Trái đất, Kepler-443b xoay xung quanh một sao lùn cam tên Kepler-443, thuộc phạm vi chòm sao Thiên Cầm, cách Trái đất khoảng 1.120 năm ánh sáng.
Còn được gọi là KOI-4742.01, hành tinh trên chỉ cách sao trung tâm khoảng phân nửa so với khoảng cách từ mặt trời đến Trái dất. Nó mất 112 ngày để hoàn tất vòng quay quanh Kepler-443.
Báo cáo cũng kết luận những ngôi sao có nhiệt độ bằng phân nửa mặt trời (như sao lùn đỏ) không đủ sức duy trì sinh quyển như trên Trái đất
vì chúng không cung cấp đủ năng lượng cần thiết với khoảng cách cho phép truyền tải bước sóng ánh sáng thích hợp.
Còn những ngôi sao nóng và sáng hơn mặt trời lại được cho không tồn tại đủ lâu để sự sống phức tạp có thể phát triển trên bề mặt hành tinh.
“Do sao lùn đỏ đến nay vẫn là dạng sao phổ biến nhất trong Dải Ngân hà kết quả thu được cho thấy
hành tinh giống Trái đất hiếm hơn vẫn tưởng”, theo tác giả Giovanni Covone, giáo sư của Đại học Naples (Ý).