Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/08/2017 22:08 # 1
niphip
Cấp độ: 26 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 109/260 (42%)
Kĩ năng: 113/140 (81%)
Ngày gia nhập: 19/12/2012
Bài gởi: 3359
Được cảm ơn: 1023
[Đánh giá phim] Atomic Blonde - Đừng đùa với chị đẹp


Nếu có danh hiệu ''Người đẹp ác nhất Hollywood'' thì hẳn nó sẽ thuộc về Charlize Theron. Đằng sau thân hình mảnh mai, gương mặt quý phái và mái tóc vàng thiên thần là sự cứng rắn, dữ dội và thậm chí là tàn bạo trong những vai diễn, dù là chính diện hay phản diện. Vai điệp viên Lorraine Broughton trong Atomic Blonde cũng vậy. Charlize Theron đã kết hợp sự quyến rũ của một người mẫu với sự lạnh lùng của một tay điệp viên sát thủ được huấn luyện bài bản.
 


Atomic Blonde (tên tiếng Việt là Điệp Viên Báo Thù) lấy bối cảnh những ngày cuối năm 1989 tại Đức, trước khi Bức tường Berlin sụp đổ. Đây là giai đoạn chính trị - xã hội cực kỳ rối ren của nước Đức và của cả phương Tây. Chính phủ các nước chạy đua để duy trì ảnh hưởng tại Berlin. Các cơ quan tình báo gửi những mật vụ cứng cựa nhất của mình để tạo lập mạng lưới mới, hoặc triệt tiêu các thành phần gây cản trở. MI6 cũng không đứng ngoài cuộc. Cục tình báo Anh gửi tới Berlin viên ngọc quý giá nhất của họ, Lorraine Broughton, để tìm danh sách các điệp viên phương Tây đang hoạt động ngầm ở các nước Xô viết. Nhưng ngoài nhiệm vụ này, Lorraine còn nhận chỉ thị riêng từ sếp MI6: tìm tay điệp viên nhị trùng đã bán thông tin cho Nga. Hỗ trợ (hay cản trở?) cô trong nhiệm vụ này là David Percival, một điệp viên nằm vùng lâu năm của MI6 tại Đông Đức.
 

auto2.jpg


Chỉ đạo phim này là David Leitch, đồng đạo diễn của John Wick, vì vậy Atomic Blonde có rất nhiều điểm giống với John Wick, từ nhân vật chính mặt đẹp như tượng và lạnh như tiền, cho tới cách sử dụng ánh sáng và các màu neon tương phản. Nhưng điều thực sự khiến Atomic Blonde đứng ngang hàng với John Wick là các sequence hành động. Cả hai bộ phim đều không hảo kiểu hành động siêu anh hùng slow motion, đấm một phát tóc mái tung bay, hay đánh nhau cả nửa ngày mà mặt mũi vẫn đẹp như mới đi spa về.
 

auto5.jpg


David Leitch xuất thân là diễn viên đóng thế các cảnh chiến đấu và võ thuật, bởi vậy hành động trong phim của anh là máu chảy, xương gãy, khớp tay sưng vù. Đôi mắt xanh của Lorraine Broughton bị đấm sưng húp, làn da trắng sứ chi chít những vết rách và mái tóc vàng bết lại vì máu. Thứ đẹp nhất mà Charlize Theron có thể khoe ra trong bộ phim là đôi chân dài mướt mải xỏ trong chiếc ủng hàng hiệu, đang đạp vỡ mặt kẻ thù. Không phải tự nhiên mà Atomic Blonde được xếp loại R, cấm tiệt khán giả dưới 17 tuổi. 
 

auto7.jpg


Nhưng dĩ nhiên, khi bạn có một người đẹp như Charlize Theron đóng vai chính thì bạn không thể nào biến nó thành một bộ phim đánh đấm cục súc được. Chị tàn bạo nhưng chị lộng lẫy. Chị đánh bọn điệp viên Nga thành một đống như giẻ rách nhưng từng cử động của chị vẫn thanh thoát như người mẫu đi catwalk. Và nhất là chị vẫn quyến rũ, ở tuổi 42, với cả đàn ông lẫn phụ nữ, kiểu quyến rũ nhục dục và nữ tính.
 

auto1.jpg


Vì cái quyến rũ chết người này mà nhân vật Lorraine Broughton cua đứt em gái người Pháp Delphine (Sofia Boutella) và có những cảnh ái ân đồng giới khiến cả nam lẫn nữ đều thấy nóng người. (Ấy là mình đoán thế, dựa theo nhịp phim, chứ cảnh hai người đẹp đó bị cắt mất rồi, để bảo toàn sự trong sáng của khán giả VN, dù phim C18). Mối quan hệ giữa hai nàng điệp viên xinh đẹp không chỉ để tăng độ hot cho phim (dù thực tế là tăng khá nhiều), mà còn để cân bằng với sự bạo lực. Atomic Blonde là phim về một điệp viên nữ, mà phụ nữ thì luôn có những sức mạnh mà nam giới không bao giờ có được. James Bond mỗi phim đều lăn lộn với ít nhất hai cô gái. Các cảnh sex của James Bond có thể nóng bỏng đấy, nhưng nó không bao giờ có được sự gợi cảm như Atomic Blonde.
 

auto10.jpg


Bạn diễn của chị đẹp trong phim này là anh đẹp James McAvoy. Khán giả đại chúng quen mặt ảnh với vai Giáo sư X hồi trẻ trong X-Men, còn khán giả thích phim nghệ thuật biết đến ảnh từ các phim như Atonement và The Last King of Scotland, gần đây là vai tên tâm thần đa nhân cách trong Split. James McAvoy là diễn viên không phải hạng vừa đâu, nên nhân vật của ảnh chắc chắn là không dở. Và đó điều quan trọng ở đây: James là thứ duy nhất khiến nhân vật David Percival không dở. David có vẻ thông minh và nguy hiểm, nhưng là nhờ diễn xuất của James McAvoy, chứ còn tính cách nhân vật thì mình thấy nhàm, thiếu chiều sâu và hơi thiếu não so với một điệp viên, dù tay này được quảng cáo trong phim là giỏi không thua gì Lorraine Broughton. Vậy mới nói, nhân vật trong phim muốn thuyết phục phải qua hành động chứ không phải là bằng những câu nói mô tả từ các nhân vật khác.
 

auto9.jpg


Bạn diễn thứ hai của Charlize Theron trong phim là người đẹp cùng quê... châu Phi: Sofia Boutella. Sofia có vẻ hơi vụng về khi đổi từ hình tượng đả nữ sang cô gái (hơi hơi) dịu dàng. Nhân vật của cô cũng có chút máu mặt, nhưng so với nhân vật của chị đẹp thì cứ như pro với amateur. Có cảm giác Sofia được tuyển vì lý do mỹ thuật nhiều hơn. Mái tóc đen, làn da ngăm và nhan sắc có phần hoang dại của cô tương phản một cách hài hoà với vẻ đẹp búp bê sứ của Charlize Theron. Từ khi chuyển nghề từ vũ công qua diễn viên, vai diễn ấn tượng nhất của người đẹp Pháp/Algérie vẫn là Gazelle, cô nàng tay sai có đôi chân bằng lưỡi kiếm trong Kingsman: The Secret Service. 
 

auto6.jpg


Với các yếu tố như hành động, quay phim, diễn xuất, Atomic Blonde hoàn toàn có thể nhận 8/10 điểm. Đáng buồn là những thành công về mặt hình ảnh của phim lại bị phá hỏng bởi kịch bản và nhịp phim. Chắc biên kịch nghĩ khán giả ai cũng thừa thông minh để hiểu tất cả các nút thắt to thắt nhỏ, nhiều khi không cần thiết, mà ảnh nhồi nhét trong câu chuyện. Twist này có ý nghĩa gì vậy? Không là gì cả, để chơi vậy thôi. Tiện thể, biên kịch của phim là Kurt Johnstad, đồng tác giả kịch bản 300 và 300: Rise of an Empire. Với kịch bản như vậy thì dĩ nhiên nhịp phim cũng bị ảnh hưởng. Cảm giác chung giống như đang bon bon trên đường thì gặp ổ gà vậy.

Tóm lại thì mình chấm Atomic Blonde 6,5/10. Khoản hành động và nhan sắc của chị đẹp Charlize Theron chiếm 6 điểm. Ai dễ tính có thể cho điểm cao hơn, vì những yếu tố giải trí như đánh đấm và diễn viên đẹp thì phim này đều có. Nhưng với mình thì phim điệp viên cần câu chuyện khá khẩm hơn. 

Tóm lại lần hai cho những bạn nãy giờ không đọc review: phim coi được, không xuất sắc/

tinhte.vn



Facebook: Ngọc Yến Phan

Email: ngocyen.phan184@gmail.com

Lớp K17PSUQTH


 
05/09/2017 16:09 # 2
TheLookFashion
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/10 (80%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 05/09/2017
Bài gởi: 8
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: [Đánh giá phim] Atomic Blonde - Đừng đùa với chị đẹp


đẹp  ....



HÀNG CAO CẤP - GIÁ BÌNH DÂN (HOTLINE: 08.68.68.38.69)


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024