Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/01/2014 23:01 # 1
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Cách đọc Tabs (guitar pro)


Tab là một cách thức ghi bản nhạc mà không cần dùng nốt nhạc, dùng riêng cho những người chơi guitar. Tab phát triển từ việc những người mới tập chơi guitar khi chưa quen với các nốt nhạc thường ghi số phím phải bấm phía bên dưới các nốt.Hiện giờ đã có rất nhiều loại tab khác nhau xuất hiện, cùng cả những phần mềm hỗ trợ việc đọc tab rất hiệu quả mà nổi bật nhất là Guitar-pro (hiện đã có phiên bản 4.0 với nhiều tính năng ưu việt, các bạn có thể download tại guitar-pro.com bản demo còn bản full và ***** thì phải lên mấy website của bọn Trung Quốc mới tìm được. Tab mà guitar pro hỗ trợ là loại tab đã được định dạng và khá dễ dùng.. Ở đây tôi chỉ xin bàn đến loại tab mộc mạc mà hồi mới có internet, anh em ta hay tập theo. Đó là loại tab ở dạng file plain text (ASCII text file), chỉ có những kí tự mà anh em thấy trên bàn phím. 
Thay vì một bản nhạc với những nốt loằng ngoằng, 1 bản tab có dạng như sau:

 
Mã:
E----------------------------------------------------------- <-Dây Mí
B----------------------------------------------------------- <-Dây Si
G----------------------------------------------------------- <-Dây Sòn
D----------------------------------------------------------- <-Dây Rê
A----------------------------7------7-8----7-8-10-7-8-10---- <-Dây Là
E------5-7-8-5-7-8-10-7-8-10---8-10-----10------------------ <-Dây Mì

Các nốt nhạc được thay bằng số thứ tự của phím đàn cần phải bấm. Anh em cứ thế mà oánh thôi, không cần bận tâm đấy là nốt gì. Đấy là cái lợi của tab… Đọc tab có thể dễ dàng biết dây nào cần gẩy và phím nào cần bấm mà ko cần phải đọc những bản nhạc rất nhức mắt. Trên tab cũng kí hiệu rõ ràng chỗ nào cần slide, bend, hammer-on, pull-off… (sẽ bàn đến ở dưới), và một số thứ khác như tempo, tuning…, tùy tác giả có kí hiệu ở bản tab hay không. Tuy nhiên, rõ ràng theo cách ghi trên, trường độ của nốt không được biểu hiện, anh em phải nghe 1 bài nào đó thật nhiều thì đánh mới đúng được. Thế bấm anh em cũng phải tự quyết định (nhưng thường những tab tốt, chủ yếu là bản nhạc cổ điển, người ta kí hiệu cả các ngón bấm và các ngón gẩy, nhưng thường là không, nhất là tab cho guitar điện).
* Hợp âm: các nốt viết thẳng hàng. Ví du: gam son trưởng:

 
Mã:
E----3------------------------------------------------------------
B----3------------------------------------------------------------
G----4------------------------------------------------------------
D----5------------------------------------------------------------
A----5------------------------------------------------------------
E----3------------------------------------------------------------

Nếu khoảng cách giữa các nốt ngắn, như kiểu dưới đây:

 
Mã:
E--------3--------------------------------------------------------
B-------3---------------------------------------------------------
G------4----------------------------------------------------------
D-----5-----------------------------------------------------------
A----5------------------------------------------------------------
E---3-------------------------------------------------------------

thì cũng có thể đánh như 1 hợp âm. Nhưng nếu khoảng cách giữa các nốt xa nhau hơn thì phải đánh tách từng nốt một:

 
Mã:
E------------------3----------------------------------------------
B---------------3-----3--------------------------------------------
G------------4-----------4-----------------------------------------
D---------5-----------------5--------------------------------------
A------5-----------------------5----------------------------------
E---3-----------------------------3--------------------------------

Cái này hoàn toàn là tương đối, vì như đã nói ở trên, đọc tab không cung cấp thông tin gì về trường độ của nốt nhạc. Tất cả fụ thuộc vào khả năng bắt chước bài hát gốc của anh em. Tất nhiên, khoảng cách giữa các nốt trong tab cũng có thể coi là sự biểu hiện trường độ của nốt nhạc (với tab xịn), trừ trường hợp kiểu như các nốt tríplê (oánh 3 nốt ngang nhau trong khoảng thời gian của 2 nốt cùng loại) chẳng hạn.

Anh em đánh thử 1 đoạn bài quốc ca để nhận rõ sự khác nhau giữa trường độ từng nốt:

 
Mã:
E----------------------------------------------------------------------------
B-----------------------------------------------------------------------------
G------------------------------------------------------------------------------
D--------------0----0----2--0--2--4------2--0-----0-0---------------------
A----0--2--0-------------------------------------2-------2--0----0---------
E----------------------------------------------------------------2------------

Nếu chưa hát quốc ca bao h, chắc chắn chả ai đánh ra bài gì… nhưng cứ thử mà xem, ai cũng sẽ nhận ra đây là bài quốc ca.


Các kí hiệu trong tab
Trong tabs người ta dùng một số chữ cái để kí hiệu cho các effect đặc biệt, như:
h - hammer on - luyến từ âm thấp lên âm cao
p - pull off - luyến từ âm cao về âm thấp
hammeron và pulloff còn được kí hiệu bằng dấu ^ VD: -------2^3^2^3--------
b - uốn dây lên (dí chặt dây đàn và di lên phía trên, tạo ra âm méo)
b^ = uốn ½ nhịp
b^^ = uốn 1 1/2 nhịp
pb = pre-bend
r - nhả uốn, tức là đưa dây về vị trí bình thường.
Có nhiều kiểu uốn dây như uốn lên luôn, ko nhả, uốn rồi nhả về, uốn rồi nhả rồi lại uốn hoặc là uốn trước rồi mới gẩy (gọi là pre-bend), uốn trước - gẩy - và nhả về…
/ - miết lên (miết ngón tay từ 1 phím lên phím có cao độ lớn hơn)
\ - miết xuống
v (hoặc ~) - nhay nhay ngón tay để tạo âm rung
t - đánh kiểu tapping, dùng đầu ngón tay ấn nhanh vào dây đàn để tạo âm thanh

#(#) = Trill - đánh 2 nốt cùng 1 âm hoặc đánh như kiểu vê ý
x = Nốt chết - có đánh nhưng phát ra tiếng câm (sờ lên dây chứ ko bấm, kiểu thế)
P.M. = Ốp lòng bàn tay vào để tắt âm
Tp = oánh tapping bằng móng gẩy
>>> tăng độ to

<<< giảm độ to

Bổ sung thêm bài viết của Envil:

Trên 1 bản nhạc có:
-6 dòng tượng trưng cho 6 dây đàn guitar, dòng trên nhất là dây số 1(mảnh nhất), dòng dưới cùng là dây số 6 (dày nhất)
-số ghi trên từng dòng tượng trưng cho số thứ tự ngăn đàn phải bấm, 0 là dây buông, 1 là bấm ngăn 1, 2 là bấm ngăn 2...
-Vd: dòng trên cùng ghi số 0 nghĩa là đánh dây 1 buông, dòng 4(từ trên xuống) ghi số 2 nghĩa là dánh dây 4 ngăn 2, dòng nào ko ghi số nghĩa là ko đánh dây tương ứng

Nêu từ trái -> phải ở cái dòng dưới(dòng các hiệu ứng bản nhạc):
-Hình chữ X(x): Death note(âm chết). Cách đánh: đập mạnh dây cho chạm tới thanh đồng của cần đàn cho kêu thành tiếng "chạch" hoặc gãy vào 1 dây nhưng tay trái giữ cho không kêu ->"pực". Cả 2 cách đều có hiệu ứng như nhau nhưng cách đầu tiếng rất chói, dùng trong dập hoặc rock.
-Grace Note(G): âm hoa mĩ, đánh nhỏ hơn các âm bình thường.
-Ghost Note(O): âm ma, đánh nhỏ hơn âm hoa mĩ.
-Accentuated note: âm nhấn mạnh.
-Heavy accentuated note: nhấn mạnh hơn 1 chút nữa.
-Let ring(I): để kêu, không ngắt tiếng.
-Natural Harmonic: âm gió tự nhiên, đặt tay hờ vào phím 12 và gẩy tạo âm thanh lạ.
-Artificial harmonic: âm gió nghệ thuật, tay trái bấm vào 1 phím bất kỳ còn tay phải bấm hờ vào phím cách phím cũ 1 khoảng nhất định(5,7,12,19...)-> tạo ra các âm gió đa dạng hơn.
-Hammer on/ Pull off(H): nháy phím, dùng tay bấm(trái) (chứ không phải tay gảy) để gảy nhẹ hoặc bấm mạnh vào các phím nhằm tạo ra âm thanh khác so với gảy-> đánh 1 số chỗ nhanh cần dùng kỹ thuật này.
-Bend(B): đẩy dây, ngón bấm phím đẩy dây lên dọc theo thanh đồng làm tiếng bị méo lên cao. 1/2 tức cao độ méo đi là 1 phím, full là 2 phím...
-Tremolo Bar: cái này khó dùng lắm, mà người ta cũng không dùng mấy.
-Legato slide(S): vuốt dây liền tiếng, vuốt dây mà không gảy ở cuối lúc vuốt.
-Shift slide(Alt+S): vuốt dây đứt tiếng, vuốt dây sau khi đạt tới phím vuốt sau thì gảy 1 cái.
-Slide: vuốt dây, có 4 loại là vuốt lên, vuốt xuống,... thông thường phím khởi điểm cách phím cuối 2 phím.
-Vibrato(v): rung dây, Cách 1:ngón bấm rung dây theo chiều lên xuống dọc theo phím đồng, điểm tiếp xúc của ngón bấm với cần đàn chuyển động. Cách 2: tay trái bấm lay dây dọc theo cần đàn nhưng chỗ tiếp xúc với cần đàn đứng yên.
-Wide Vibrato: rung dây biên độ lớn, cách đánh tương tự.
-Trill: tremolo cả khuông nhạc. về kỹ thuật tremolo các bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc trên www.guitarpro.vn
-Tremolo picking: tremolo với số lần định trước.
-P.M(P): Palm mute, tay gảy hoặc tay bấm chặn ở gần cầu ngựa hoặc gần chỗ đầu rung của dây là dây rung kém đi 1 chút, nếu thành thạo thì tiếng nghe giống tiếng đàn bầu.(Kỹ thuật này khó lắm, phụ thuộc vào cảm giác tay nhiều lắm)
-Staccato: ngắt tiếng, làm thế nào cho 1 cái dây nó không kêu nữa 1 cách đột ngột thì làm.
-Tapping: dùng tay gảy bấm note đó(trường hợp các phím bấm xa nhau không với được.
-Slapping: trong bass thì có kỹ thuật lấy ngón cái đập vào dây khi kêu tạo hiệu ứng lạ.
-Popping: cái này trong đàn bass dùng, tui cũng chưa biết nó thế nào vì không đánh bass bao giờ.
-Fade In(F): tạo ra tiếng to dần(trong đàn điện mới được).
-Wah Wah: Dấu + là đánh vì trí gảy dây tay gảy gảy gần về phía cầu ngựa, dấu o là gảy gần vào giữa dây đàn.
-Chord(A): các thế bấm Gam.
-Downstroke(Ctrl+D): rải hợp âm xuống.
-Upstroke(Ctrl+U): rải hợp âm lên.
-Pickstroke up: móc dây theo hướng lên trên.
-Pickstroke down: bật dây xuống dưới.
-"ppp"->"fff": độ to của âm tăng dần.
-Tempo: số note đen trong 1 phút, càng nhiều thì bài càng nhanh.

 

guitarpro.vn



Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024