Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/08/2010 10:08 # 1
TranVanVi
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 22

Kinh nghiệm: 28/130 (22%)
Kĩ năng: 106/220 (48%)
Ngày gia nhập: 22/04/2010
Bài gởi: 808
Được cảm ơn: 2416
Bộ luật bóng đá


Kính gửi toàn thể Thành viên CLB bóng đá ! tớ update 3 bộ luật bóng đá lên đây cho các bạn tham khảo nhé, nói chung là ít ai nhớ hết lắm, mấy bác trọng tò nhớ thôi :D

1. Luật bóng đá 5 người
2. Luật bóng đá 7 người
3. Luật bóng đá 11 người

Các bạn download file đính kèm nhé sẽ có hình ảnh trong đó :D

wa dài quá
 

I.      LUẬT BÓNG ĐÁ 5 NGƯỜI FIFA
LUẬT 1: SÂN THI ĐẤU
Những đặc điểm của sân được xác định theo hình vẽ 1 và 2 sau đây:
1. Kích thước: Sân hình chữ nhật, chiều dọc tối đa 42m và tối thiểu 25m, chiều ngang tối đa 25m và tối thiểu 15m. Trong mọi trường hợp chiều dọc sân phải lớn hơn chiều ngang sân.

2. Các đường giới hạn: Các đường giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng có bề rộng 8cm. Đường giới hạn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang. Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân. Ở chính giữa đường giới hạn này có một điểm rõ ràng gọi là tâm của sân. Lấy điểm này làm tâm, kể một vòng tròn có bán kính 3m.

3. Khu phạt đền: Từ biên ngang của mỗi phần sân, lấy chân 2 cột dọc cầu môn làm tâm kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 6m, nối điểm cuối của 2 cung 1/4 đường tròn được đoạn thẳng dài 3,16m song song và cách đều đường biên ngang (đường cầu môn) 6m. Khu vực trong giới hạn bởi những đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Đường giới hạn này gọi là đường 6m.

4. Điểm phạt đền thứ nhất: Trên đường 6m và ở giữa đoạn thẳng 3,16m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ nhất.

5. Điểm phạt đền thứ hai: Trên đường thẳng góc với biên ngang ở vị trí cách biên ngang 10m có một điểm rõ ràng. Đó là điểm phạt đền thứ hai.

6. Cung đá phạt góc:

a. Lấy tâm là giao điểm của biên dọc và biên ngang của mỗi góc sân, kẻ phía trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 25cm. Đây là vị trí đặt bóng khi đá quả phạt góc.

b. Có thể kẻ phía ngoài sân một đoạn thẳng vuông góc với đường biên ngang cách điểm góc sân 5m để xác định vị trí đứng của cầu thủ đội phòng thủ khi đối phương thực hiện quả phạt góc.

7. Khu vực thay cầu thủ dự bị của mỗi đội bóng: Trên đường biên dọc phía đặt ghế ngồi của cầu thủ dự bị, mỗi đội bóng có khu vực thay đổi cầu thủ dự bị của đội mình. Khu vực này nằm trên đường biên dọc có độ dài 5m, cách đường giới hạn nửa sân 5m, được xác định bởi 2 đoạn thẳng vuông góc với đường biên dọc và có độ dài 80cm (40cm ở phía trong và 40cm ở phía ngoài sân). Khi thay người, các cầu thủ phải ra, vào trong khu vực thay người của đội mình.
Ghi chú: Trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp, khu vực thay người của 2 đội sẽ hoán đổi để việc thay người của đội bóng được thuận lợi.

8. Khung cầu môn: Ở giữa mỗi đường biên ngang có một khung cầu môn, gồm hai cột dọc vuông góc với mặt sân, cách nhau 3m (tính từ mép trong) được nối với nhau bằng xà ngang song song và cách mặt sân 2m (tính từ mép dưới xà). Bề rộng và bề dày của cột dọc, xà ngang phải cùng kích thước là 8cm. Khung cầu môn có thể tháo rời được, nhưng trước trận đấu phải lắp đặt chặt chẽ, an toàn và gắn cố định xuống mặt sân. Lưới phải có khung đỡ thích hợp phía sau cầu môn và được mắc chắc chắn vào xà ngang, cột dọc và mặt sân (Hình 3).

9. Mặt sân: Mặt sân phải bằng phẳng và không thô nhám. Khuyến khích nên dùng mặt sân lát gỗ hoặc phủ chất liệu. Không được dùng mặt sân bằng bê tông hoặc tráng nhựa đường. Ghi chú: Lưới cầu môn phải làm bằng sợi vải, sợi đay hoặc dây nilon. Tuy nhiên những sợi nilon không được nhỏ hơn sợi vải, sợi đay.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG LUẬT BÓNG ĐÁ 5 NGƯỜI FIFA
1. Trong những trận đấu quốc tế, kích thước của sân phải là: chiều dọc 38 - 42m và chiều ngang là: 18 - 22m.

2. Trong trường hợp đường biên ngang có kích thước: 15m đến 16m thì bán kính của cung 1/4 vòng tròn phải là 4m. Nhưng điểm phạt đền thứ nhất vẫn cách xa điểm giữa của đường cầu môn 6m.

3. Trong những trận đấu giữa các câu lạc bộ có thể dùng mặt sân bằng cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo hoặc bằng đất nhưng không được dùng trong những trận đấu quốc tế.
LUẬT II: BÓNG
Bóng phải hình tròn, chất liệu vỏ ngoài của bóng phải bằng da hoặc chất liệu khác được công nhận. Không được sử dụng những chất liệu có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ.
Áp suất của bóng: Từ 400 - 600 gr/cm2 .
Chu vi quả bóng tối thiểu là 62cm và tối đa là 64cm.
Trọng lượng quả bóng lúc bắt đầu trận đấu không được nặng hơn 440g và nhẹ hơn 400g.
 
Chỉ có trọng tài chính mới có quyền thay đổi bóng trong trận đấu.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG LUẬT BÓNG ĐÁ 5 NGƯỜI FIFA
1. Trong những trận đấu quốc tế không được dùng loại bóng làm bằng nỉ.

2. Độ nảy của bóng trong lần thả đầu tiên từ tầm cao 2m: tối đa là 65cm và tối thiểu là 50cm.

3. Có thể sử dụng các loại bóng khác (như loại bóng số 5 với độ nảy thấp hơn, nặng hơn v.v…) tuy nhiên trong những trận đấu quốc tế nhất thiết phải sử dụng loại bóng đúng theo Luật định.

4. Đối với những trận đấu do FIFA hoặc các Liên đoàn bóng đá khu vực tổ chức, chỉ có những quả bóng đã qua kiểm nghiệm và đạt được những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu theo Luật II mới được sử dụng.
Bóng chỉ được phép sử dụng thi đấu nếu có một trong những dòng chữ chỉ dẫn sau đây:
- Biểu tượng chính thức “Được FIFA phê chuẩn” (FIFA APPROVED).

- Biểu tượng chính thức “Được FIFA kiểm tra” (FIFA INSPECTED).

- Chứng nhận: “Đạt tiêu chuẩn bóng thi đấu Quốc tế” (cùng các chỉ định về kỹ thuật tương ứng theo yêu cầu của FIFA).

- Trong những trận đấu khác, quả bón được sử dụng phải đáp ứng những yêu cầu của Luật II.
Tuy nhiên các Liên đoàn bóng đá quốc gia, hoặc các giải bóng đá 5 người có thể quyết định những yêu cầu chỉ sử dụng bóng mang một trong những chỉ dẫn nêu trên.
LUẬT III: SỐ LƯỢNG CẦU THỦ
1. Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội có tối đa là 5 cầu thủ, trong đó coa một thủ môn.

2. Trong bất kỳ trận đấu nào của một giải chính thức do FIFA, Liên đoàn bóng đá Châu lục hay Liên đoàn bóng đá quốc gia điều hành đều có quyền thay đổi cầu thủ thi đấu bằng cầu thủ dự bị.

3. Số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7.

4. Số lần thay đổi cầu thủ dự bị (kể cả thay thế thủ môn dự bị) trong một trận đấu không hạn chế và có thể được tiến hành cả khi bóng trong cuộc hoặc ngoài cuộc. Cầu thủ đã thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân thay cầu thủ khác.

5. Việc thay cầu thủ dự bị phải được thực hiện đúng các quy định sau đây:

a. Cầu thủ rời sân phải ra khỏi đường biên dọc trong phạm vi “khu vực thay cầu thủ” của đội mình.

b. Cầu thủ vào sân cũng phải vào từ “khu vực thay cầu thủ” của đội mình và phải đợi cầu thủ bị thay đã hoàn toàn ra ngoài sân.

c. Một cầu thủ dự bị được tham gia thi đấu hay không là thuộc quyền quyết định của trọng tài.

d. Việc thay người kết thúc khi cầu thủ bị thay đã ra ngoài sân và cầu thủ dự bị đã vào sân. Lúc này cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ được thay ra không còn là chính thức nữa.

6. Cầu thủ nào cũng có thể thay vị trí của thủ môn nhưng phải báo trước cho một trong hai trọng tài biết và việc thay người phải tiến hành vào lúc trận đấu tạm dừng và phải thay trang phục như quy định trong Điều 5 Luật IV (trang phục cầu thủ).

Cách xử phạt:

1. Trận đấu vẫn tiếp tục nếu có cầu thủ vi phạm mục 6.

Tuy nhiên khi bóng ngoài cuộc, ngay lập tức những cầu thủ vi phạm sẽ bị cảnh cáo.

2. Trong khi thay người, nếu cầu thủ dự bị vào sân trước khi cầu thủ bị thay ra khỏi sân hoàn toàn, trọng tài sẽ dừng trận đấu buộc cầu thủ bị thay nhanh chóng rời sân, cảnh cáo cầu thủ vào sân, cho trận đấu tiếp tục lại bằng quả phạt gián tiếp đội có cầu thủ phạm lỗi tại chỗ bóng dừng. Nếu lúc ấy bóng ở trong khu phạt đền thì quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6m tại điểm gần vị trí bóng dừng nhất.

3. Trong khi thay cầu thủ dự bị nếu cầu thủ ra sân không đúng phạm vi “khu vực thay cầu thủ” của đội mình, trọng tài dừng trận đấu, cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi và cho trận đấu tiếp tục lại bằng quả phạt gián tiếp đội có cầu thủ phạm lỗi tại chỗ bóng dừng. Nếu lúc ấy bóng ở trong khu phạt đền thì quả bóng phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6m tại địa điểm gần vị trí bóng dừng nhất.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG LUẬT BÓNG ĐÁ 5 NGƯỜI FIFA
1. Để bắt đầu trận đấu, mỗi đội phải có 5 cầu thủ.

2. Trong trường hợp nhiều cầu thủ bị truất quyền thi đấu, nếu một trong hai đội không còn đủ 3 cầu thủ trên sân, trọng tài cho dừng trận đấu và làm báo cáo gửi về Ban tổ chức giải.
 
LUẬT IV: TRANG PHỤC CẦU THỦ
1. Cầu thủ không được mang bất kỳ vật gì gây nguy hiểm cho các cầu thủ khác.

2. Trang phục cơ bản của một cầu thủ gồm có: áo thun, quần đùi, bít tất dài, bọc ống quyển và giầy. Chỉ loại giầy bằng vải, da mềm hay giầy thể thao đế cao su mềm hoặc chất liệu tương tự mới được sử dụng. Việc mang giầy là bắt buộc.

3. Áo cầu thủ phải có số và các cầu thủ trong đội phải có số áo khác nhau. Màu áo của cầu thủ 2 đội phải khác mầu nhau và khác mầu với trọng tài.

4. Thủ môn được quyền mặc quần dài và thủ môn phải mặc áo có màu dễ dàng phân biệt với các cầu thủ khác và trọng tài. 5. Trường hợp cầu thủ đang thi đấu trong sân muốn thay thế thủ môn, cầu thủ đó mặc áo thủ môn đúng số áo mà cầu thủ đó đăng ký.
Cách xử phạt:
Bất kỳ cầu thủ nào vi phạm điều luật này sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh lại trang phục. Khi trang phục đã chỉnh tề, muốn trở lại sân phải chờ lúc bóng ngoài cuộc và phải được sự đồng ý của một trong hai trọng tài.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG LUẬT BÓNG ĐÁ 5 NGƯỜI FIFA
Bọc ống quyển phải được bít tất dài che kín hoàn toàn và chất liệu của bọc ống quyền phải có khả năng bảo vệ (như cao su, nhựa, xốp hoặc chất liệu tương tự).
 
LUÂT V: TRỌNG TÀI CHÍNH
Mỗi trận đấu có một trọng tài chính điều khiển. Quyền hạn, nhiệm vụ của trọng tài chính do Luật Bóng đá quy định và có hiệu lực ngay khi trọng tài bước vào sân và kết thúc khi trọng tài rời khỏi sân. Trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm kể cả trong những lúc trận đấu tạm dừng hoặc khi bóng ngoài cuộc. Mọi quyết định của trọng tài trong trận đấu, kể cả kết quả trận đấu là những quyết định cuối cùng. Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài chính:

1. Đảm bảo việc áp dụng Luật Bóng đá.

2. Không thổi phạt những lỗi có thể tạo lợi thế cho đội phạm lỗi.

3. Ghi nhận mọi sự cố diễn biến trước, trong và sau trận đấu.

4. Đảm nhiệm việc theo dõi thời gian thi đấu trong trường hợp không có thư ký bấm giờ và trọng tài thứ ba.

5. Có quyền dừng trận đấu vì bất kỳ vi phạm nào về Luật bóng đá. Tạm dừng hoặc dừng hẳn trận đấu xét thấy cần thiết vì những sự cố can thiệp của khán giả hay những lý do khác. Trong những trường hợp như thế trọng tài phải gửi báo cáo chi tiết kịp thời cho ban tổ chức có thẩm quyền đúng theo quy định của Liên đoàn bóng đá Quốc gia mà trận đấu được tổ chức.

6. Ngay khi bước vào sân, trọng tài có quyền cảnh cáo đối với bất cứ cầu thủ nào có hành vi khiếm nhã, vi phạm Luật và nếu tái phạm sẽ truất quyền thi đấu cầu thủ đó. Trong những trường hợp như thế, trọng tài phải gửi danh sách cầu thủ phạm lỗi kịp thời về cho ban tổ chức có thẩm quyền đúng theo quy định của Liên đoàn bóng đá Quốc gia.

7. Trừ cầu thủ và trọng tài thứ 2, không cho phép bất kỳ người nào vào sân khi không được sự cho phép của trọng tài chính.

8. Dừng trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ bị chấn thương trầm trọng, cho đưa ngay cầu thủ đó ra khỏi sân và lập tức cho trận đấu tiếp tục. Nếu có cầu thủ bị chấn thương nhẹ thì trọng tài đợi bóng ngoài cuộc mới dừng trận đấu. Cầu thủ đó nếu có khả năng đi tới đường biên ngang hoặc biên dọc để chăm sóc thì phải được chăm sóc ngoài sân.

9. Truất quyền thi đấu bất kỳ cầu thủ nào – theo nhận định của trọng tài - phạm lỗi thô bạo, có hành vi bạo lực hoặc dùng lời lẽ thoá mạ, thô tục.

10. Ra hiệu cho trận đấu tiếp tục lại sau mỗi lần dừng trận đấu.

11. Quyết định bóng thi đấu đúng theo quy định của Luật II.
 
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG LUẬT BÓNG ĐÁ 5 NGƯỜI FIFA
1. Trường hợp trọng tài chính và trọng tài thứ hai phát hiện lỗi cùng một lúc nhưng không thống nhất được đội nào hưởng quả phạt thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính.

2. Trọng tài chính và trọng tài thứ hai có quyền cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu cầu thủ nhưng trong trường hợp không thống nhất được với nhau, thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
II. LUẬT 7 NGƯỜI:

UỶ BAN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỂ DỤC THỂ THAO
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________
__________________
Số: 492/QĐ-UBTDTT
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2001
 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM
UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Về việc ban hành Luật bóng đá 7 người
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính Phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 03/1998/NĐ-CP ngày 06/01/1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thể dục thể thao;
- Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao II và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Luật Bóng đá 7 người gồm 17 điều luật.
Điều 2: Luật này được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu bóng đá 7 người trong toàn quốc và thi đấu quốc tế ở nước ta.
Điều 3: Luật này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - đào tạo, Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Giám đốc các Sở Thể dục thể thao, Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao, cơ quan Thể dục thể thao các ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 
K/T BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM UỶ BAN TDTT
PHÓ CHỦ NHIỆM THƯỜNG TRỰC
 
Nguyễn Danh Thái (đã ký)
 

 
 
 
LUẬT I
SÂN THI ĐẤU
Sân bãi cùng những đặc điểm của sân được xác định theo hình vẽ sau đây
1. Sân thi đấu hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ, cụ thể:
- Đường biên dọc: 50m đến 75m
- Đường biên ngang: 40m đến 55m
2. Đường thẳng song song và cách biên ngang 13m, chạy suốt chiều ngang sân. Gọi là đường 13m.
3. Các đường giới hạn đều không quá rộng hơn 12cm.
4. Đường giới hạn nửa sân kẻ suốt theo chiều ngang và chia sân thành 2 phần bằng nhau.
- Ở giữa đường nửa sân có một điểm rõ ràng là tâm của sân. Lấy điểm đó làm tâm kể đường tròn bán kính 6m, đó là đường trong giữa sân.
5. Khu cầu môn:
Từ điểm cách cột dọc 5m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5m, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu cầu môn.
6. Khu phạt đền:
Từ điểm cách cột dọc 13m trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 13m, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu phạt đền.
Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 9m - Đó là điểm phạt đền. Từ điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 6m, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt đền 9m.
7. Cột cờ góc:
Ở mỗi góc sân được cắm cột cờ góc không nhọn đầu và cao tối thiểu 1m50.
8. Cung phạt góc:
Từ tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 cung tròn bán kính 1m. Đây là vị trí đặt bóng để đá quả phạt góc.
9. Cầu môn:
Ở chính giữa mỗi đường biên ngang được đặt một khung cầu môn. Cầu môn được cấu tạo bởi 2 cột dọc vuông góc với biên ngang và cách đều 2 cột cờ góc, có khoảng cách 6m, (tính từ mép trong của cột) được nối liền với nhau bằng một xà ngang song song và cách mặt sân 2,10m (tính từ mép dưới xà ngang).
Cột dọc và xà ngang phải có cùng kích thước và không rộng quá 12cm. Lưới phải được mắc vào cột dọc, xà ngang và gắn xuống mặt sân phía sau cầu một cách chắc chắn. Lưới phải có thiết bị căng một cách thích hợp để không gây cản trở hoạt động của thủ môn cũng như không để bóng có thể bật trở lại sân, khi bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn.
LUẬT II
BÓNG
Bóng dùng cho thi đấu bóng đá 7 người được sử dụng tương ứng với độ tuổi của các cầu thủ (thiếu niên dùng bóng số 4 hoặc tương đương).
Bóng số 4 có kích thước:
Chu vi:  Tối đa 66cm và tối thiểu 63,5cm.
Trọng lượng: Tối đa 390gr và tối thiểu 350gr.
Áp suất: 0,6 - 1,1 Kg/cm2 
Trọng tài quyết định bóng thi đấu và chỉ có trọng tài mới có quyền thay đổi bóng trong trận đấu.
Nếu bóng bị hỏng khi đang trong cuộc, trọng tài dừng trận đấu và sau đó cho trận đấu tiếp tục bằng quả "thả bóng chạm đất" tại vị trí bóng hỏng.
LUẬT III
SỐ LƯỢNG CẦU THỦ
1. Trong một trận đấu có 2 đội. Mỗi đội tối đa 7 người trong đó có 1 thủ môn.
2. Lúc bắt đầu trận đấu, đội bóng phải có tối thiểu 6 người.
3. Bất kể cầu thủ nào ở tuyến trên cũng có thể thay đổi vị trí với thủ môn nhưng phải thực hiện khi bóng ngoài cuộc và thông báo cho trọng tài biết.
4. Quy định về thay thế cầu thủ:
a. Mỗi trận đấu, đội bóng được phép đăng ký tối đa 7 cầu thủ dự bị.
b. Trong một trận đấu, đội bóng được phép thay thế 7 cầu thủ dự bị không kể vị trí và thời gian. Cầu thủ đã thay ra không được phép trở lại sân thi đấu nữa.
c. Muốn thay thế cầu thủ phải thông báo với trọng tài và chỉ được thực hiện lúc bóng ngoài cuộc, tại đường giới hạn nửa sân cắt đường biên dọc.
d. Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay đã ra khỏi sân và khi bước vào sân mới trở thành cầu thủ chính thức.
Cách xử phạt:
1. Trận đấu vẫn tiếp tục nếu có cầu thủ vi phạm mục (3). Tuy nhiên khi bóng ngoài cuộc, lập tức các cầu thủ vi phạm sẽ bị cảnh cáo.
2. Nếu cầu thủ dự bị vào sân không có phép của trọng tài, trận đấu phải dừng lại. Cầu thủ đó sẽ bị cảnh cáo và được mời ra khỏi sân hoặc truất quyền thi đấu tuỳ theo trường hợp. Trận đấu được tiếp tục lại bằng quả "thả bóng chạm đất" tại điểm có bóng khi trận đấu phải dừng lại. Nhưng nếu trong khu vực cầu môn thì quả "thả bóng chạm đất" sẽ được thực hiện tại điểm trên vạch khu cầu môn song song với đường biên ngang nơi gần vị trí bóng dừng nhất.
3. Những vi phạm khác về điều luật này, cầu thủ sẽ bị cảnh cáo và nếu trọng tài dừng trận đấu để cảnh cáo thì trận đấu được tiếp tục lại bằng quả phạt trực tiếp đội có cầu thủ phạm lỗi tại chỗ bóng dừng và lưu ý những quy định được đề cập trong Luật XIII.
4. Nếu Điều lệ của giải quy định phải trao danh sách đăng ký của cầu thủ dự bị cho trọng tài trước khi trận đấu bắt đầu, đội nào vi phạm sẽ không được quyền thay thế cầu thủ dự bị.
Những quyết định thi hành Luật.
1. Trận đấu phải dừng ngay khi có đội bóng không còn đủ 4 cầu thủ.
2. Cầu thủ bị truất quyền thi đấu sau khi trận đấu đã bắt đầu thì không được quyền thay thế cầu thủ dự bị.
LUẬT IV
TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
1.a) Trang phục cơ bản và bắt buộc của một cầu thủ gồm có: áo, quần, bít tất, bọc ống quyển và giầy vải hoặc giầy vải đế có núm cao su.
b) Cầu thủ không được mang bất kỳ vật gì có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ khác.
2. Bọc ống quyển phải được bít tất dài phủ kín. Nguyên vật liệu của bọc ống quyển phải thích hợp (như cao su, plastic, chất sáp hoặc chất liệu tương tự) và có khả năng bảo vệ cao.
3. Thủ môn phải mặc áo khác màu với các cầu thủ khác, với trọng tài và thủ môn đội bạn. Cầu thủ của 2 đội phải mặc áo khác màu nhau và khác màu trọng tài.
Cách xử phạt:
Bất kỳ cầu thủ nào vi phạm điều luật này sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh lại trang phục. Nhưng nếu ngay sau đó cầu thủ đã chỉnh lại tươm tất thì vẫn được tiếp tục thi đấu. Trận đấu không cần phải dừng lại ngay lập tức khi có khi có cầu thủ vi phạm điều luật này. Cầu thủ vi phạm Luật IV được mời ra sân để chỉnh đốn lại trang phục. Khi bóng ngoài cuộc, được sự kiểm tra và cho phép của trọng tài, cầu thủ đó mới được phép vào sân tiếp tục thi đấu.
Những quyết định thi hành Luật.
1. Nếu trọng tài phát hiện có cầu thủ mang những vật mà Luật không cho phép hoặc có thể gây nguy hiểm đối với các cầu thủ khác, thì yêu cầu họ cởi bỏ. Nếu họ không thực hiện, trọng tài có quyền không cho cầu thủ đó tham gia thi đấu.
2. Cầu thủ không được tham gia trận đấu hoặc cầu thủ bị mời ra khỏi sân vì vi phạm Luật IV, muốn vào sân hoặc trở lại sân phải đợi bóng ngoài cuộc, báo cáo và được sự kiểm tra, cho phép của trọng tài.
3. Cầu thủ không được tham gia trận đấu hoặc bị buộc phải rời khỏi sân vì vi phạm Luật IV, mà tự ý vào sân hoặc trở lại sân, sẽ bị cảnh cáo.
Nếu trọng tài dừng trận đấu để cảnh cáo, thì trận đấu sẽ được tiếp tục  bằng quả phạt trực tiếp do cầu thủ của đội không phạm lỗi thực hiện tại điểm bóng dừng.
LUẬT V
TRỌNG TÀI
Trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm, kể cả trong lúc trận đấu tạm dừng hoặc khi bóng ngoài cuộc. Mọi quyết định của Trọng tài chính trong trận đấu, kể cả kết quả trận đấu là những quyết định cuối cùng.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài chính:
a. Bảo đảm việc áp dụng Luật Bóng đa.
b. Tránh thổi phạt những lỗi vi phạm có thể tạo lợi thế cho đội phạm lỗi.
c. Ghi nhận mọi diễn biến của trận đấu, theo dõi thời gian đúng theo quy định, đồng thời bù thêm những thời gian đã mất vì hoạt động y tế hoặc các nguyên nhân khác.
d. Có quyền dừng trận đấu vì bất kỳ vi phạm nào về Luật Bóng đá, tạm dừng hoặc dừng hẳn trận đấu nếu xét thấy cần thiết vì những sự cố như sự can thiệp của khán giả hay các lý do khác.
e. Ngay khi bước chân vào sân trận đấu chưa bắt đầu, có quyền cảnh cáo đối với bất cứ cầu thủ nào có hành vi khiếm nhã. Hoặc truất quyền thi đấu đối với cầu thủ có vi phạm nặng hơn. (Trong trường hợp đó đội bóng có cầu thủ bị kỷ luật được quyền thay bằng cầu thủ dự bị).
f. Trừ cầu thủ và trợ lý trọng tài, không có bất kỳ người nào được vào sân nếu không có sự đồng ý của trọng tài chính.
g. Dừng trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ bị chấn thương trầm trọng; cần đưa ngay cầu thủ đó ra khỏi sân càng nhanh càng tốt, và lập tức cho trận đấu tiếp tục ngay.
h. Truất quyền thi đấu (bằng xử lý thẻ đỏ) đối với bất kỳ cầu thủ nào (theo nhận định của trọng tài) là có hành vi thô bạo, phạm lỗi thô bạo, có lời lẽ thoá mạ thô lỗ, và liên tục có hành vi khiếm nhã sau khi đã bị cảnh cáo.
i. Có ký hiệu cho trận đấu tiếp tục lại, sau những lần dừng trận đấu.
j. Quyết định bóng thi đấu đúng theo quy định của Luật II.
2. Những quyết định thi hành Luật:
a. Những cầu thủ bị thương đang chảy máu, trọng tài không cho phép thi đấu.
b. Trọng tài có thể thay đổi quyết định của mình, nhưng phải trước khi trận đấu được tiếp tục trở lại.
c. Nếu một cầu thủ cùng lúc vi phạm 2 lỗi liên tiếp, trọng tài xử phạt theo lỗi nặng hơn.
3. Chú ý: Với đối tượng thi đấu là vận động viên trẻ, thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của trọng tài trong bóng đá 7 người là giáo dục luật bóng đá, hướng dẫn các em hiểu và làm quen dần với hoạt động thi đấu bóng đá, qua đó phát hiện những năng khiếu bóng đá trẻ cho đất nước.
LUẬT VI
TRỢ LÝ TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI THỨ TƯ
1. Trợ lý trọng tài:
Trong mỗi trận đấu phải có 2 trợ lý trọng tài với các nhiệm vụ báo hiệu cờ các tình huống sau:
a. Khi bóng đã vượt qua vạch giới hạn của sân.
b. Đội được đá phạt góc, phát bóng hoặc ném biên.
c.  Thời điểm có cầu thủ phạm luật việt vị.
d. Khi có yêu cầu về thay thế cầu thủ.
e. Khi có cầu thủ phạm luật xảy ra ngoài tầm quan sát của trọng tài chính.
f. Khi có hành vi phạm lỗi xảy ra gần vị trí của trợ lý trọng tài hơn trọng tài chính (kể cả tình huống xảy ra phạm lỗi trong khu phạt đền).
Trong các tình huống đá phạt gần vị trí của mình, trợ lý trọng tài có thể vào sân giúp trọng tài chính kiểm soát khoảng cách 6m.
2. Trọng tài thứ tư:
- Trọng tài thứ tư là thành viên của tổ trọng tài, là người có thể thay thế trọng tài chính hoặc các trợ lý nếu vì lý do nào đó không thể làm nhiệm vụ được.
- Trường hợp trọng tài chính cảnh cáo nhầm cầu thủ hoặc đưa thẻ vàng thứ hai đối với một cầu thủ nhưng không phạt thẻ đỏ cầu thủ đó, thì trọng tài thứ tư phải lập tức vào sân thông báo cho trọng tài chính biết.
- Ngoài ra trọng tài thứ tư còn có trách nhiệm thông báo với trọng tài chính những hành vi bạo lực diễn ra ngoài tầm quan sát của trọng tài chính và trợ lý trọng tài. Tuy nhiên trọng tài chính là người duy nhất có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến trận đấu.
- Theo yêu cầu của trọng tài chính, trọng tài thứ tư có nhiệm vụ thực hiện việc thay cầu thủ, và hoàn chỉnh những thủ tục hành chính liên quan đến trận đấu.
LUẬT VII
THỜI GIAN TRẬN ĐẤU
Một trận đấu bóng đá 7 người được chia làm 2 hiệp:
- Đối với lứa tuổi thiếu niên: Mỗi hiệp 25 phút.
- Đối với lứa tuổi nhi đồng: Mỗi hiệp 20 phút.
- Giữa 2 hiệp: Được nghỉ 10 phút.
Trong các trận đấu của các cầu thủ trẻ, không được tăng thời gian thi đấu bằng những hiệp phụ. Sau khi kết thúc thời gian thi đấu theo quy định mà tỷ số hoà, nếu cần phân định thắng thua, sẽ cho đá luân lưu 9m để xác định đội thắng cuộc.
- Trọng tài phải bù thời gian đã mất trong mỗi hiệp vì các lý do: thay thế cầu thủ, di chuyển cầu thủ chấn thương rời sân, có hành động kéo dài thời gian của cầu thủ hay bất kỳ lý do nào khác.
- Ngay khi kết thúc mỗi hiệp đấu, nếu đội bóng được hưởng quả phạt đền, hiệp đấu đó phải được kéo dài đủ để thực hiện xong quả phạt đó.
LUẬT VIII
QUẢ GIAO BÓNG VÀ "THẢ BÓNG CHẠM ĐẤT"
A. Qủa giao bóng:
a. Việc chọn sân và đá quả giao bóng được xác định bằng cách tung đồng tiền. Đội ưu tiên được quyền chọn sân và đội còn lại được đá giao bóng. Cầu thủ 2 đội phải đứng trên phần sân của đội mình và cầu thủ đội không giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất 6m.
Cầu thủ đá giao bóng phải đá bóng về phía trước và không được chạm bóng lần 2 nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác. Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá rời chân và di chuyển.
b. Sau bàn thắng, đội vừa bị thua được đá giao bóng.
c. Bắt đầu hiệp 2, hai đội đổi sân và đội không được giao bóng ở hiệp 1 được quyền giao bóng ở hiệp 2.
d. Một bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả giao bóng.
B. Quả "thả bóng chạm đất":
Sau mỗi lần tạm dừng trận đấu vì bất cứ lý do gì không ghi trong luật, mà bóng còn trong cuộc, trọng tài sẽ thực hiện quả "thả bóng chạm đất" tại nơi bóng dừng. Bóng vào cuộc sau khi chạm mặt sân. Nếu bóng sau khi chạm mặt sân lại vượt ra ngoài các vạch giới hạn sân trước khi có cầu thủ chạm bóng. trọng tài sẽ cho thực hiện lại.
Bóng ngoài cuộc là:
a. Khi bóng đã vượt hoàn toàn ra ngoài đường biên dọc, biên ngang dù ở mặt sân hay trên không.
b. Khi trọng tài đã thổi còi dừng trận đấu.
Bóng trong cuộc là:
Ngoài ra bóng được kể là trong cuộc từ lúc bắt đầu trận đấu đến khi kết thúc trận đấu kể cả các trường hợp sau:
a. Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang, cột cờ góc, từ trọng tài chính hoặc trợ lý trọng tài đứng trong sân.
b. Khi trọng tài chưa thổi còi dừng trận đấu sau mỗi hành động được coi là phạm lỗi.
LUẬT X
BÀN THẮNG HỢP LỆ
Bàn thắng được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn dưới xà ngang dù ở trên không hay mặt đất trừ:
- Những trường hợp đặc biệt do quy định.
- Bóng do cầu thủ tấn công dùng tay hoặc cánh tay ôm, ném hoặc đấm vào cầu môn.
·         Đội ghi nhiều bàn thắng hơn là đội thắng, nếu hai đội không ghi được bàn thắng hoặc có số bang thắng bằng nhau, trận đấu được coi là hoà.
·         Đối với trường hợp đá phạt, bàn thắng chỉ được công nhận nếu bóng sút vào cầu môn đội phạm lỗi.
·         Bàn thắng không được công nhận nếu vì bất  cứ lý do gì không vượt qua đường cầu môn.
 
LUẬT XI
VIỆT VỊ
Trong bóng đá 7người Luật việt vị được quy định cụ thể như sau:
1. Một cầu thủ ở vị trí việt vị khi cầu thủ đó đã di chuyển qua đường 13m thuộc phần sân đối phương và chiếm vị trí gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng, trừ trường hợp:
a. Nếu có 2 cầu thủ đối phương cùng đứng gần đường biên ngang như mình.
b. Nhận bóng do cầu thủ đối phương chủ động chuyền đến.
c. Nếu nhận bóng trực tiếp từ quả phát bóng, phạt góc, ném biên, thả bóng của trọng tài.
2. Một cầu thủ ở vị trí việt vị có thể chưa bị coi là phạm luật. Cầu thủ đó chỉ bị phạt việt vị nếu vào thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc khống chế bóng, cầu thủ đó - theo nhận định của trọng tài - có hành vi chủ động trong việc:
a. Tham gia vào tình huống trận đấu.
b. Gây trở ngại cho cầu thủ đối phương.
c. Tìm cách chiếm lợi thế trong vị trí việt vị.
3. Nếu có cầu thủ phạm luật việt vị, trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt trực tiếp.
4. Đường 13m của phần sân được xác định bởi đường thẳng chạy suốt bề ngang sân, song song và cách đều đường biên ngang 13m.
Những quyết định thi hành Luật.
1. Phạt cầu thủ việt vị không tính ở thời điểm nhận bóng, mà xác định vào thời điểm đồng đội chuyền bóng về hướng cầu thủ đó. Như vậy một cầu thủ không ở vị trí việt vị trong thời điểm đồng đội chuyền bóng hay đá phạt và đã chạy nhanh hơn bóng thì không vi phạm lỗi việt vị.
2. Một cầu thủ đứng ngang hàng với một cầu thủ đối phương và có một cầu thủ đối phương khác đứng gần đường biên ngang sân đối phương hơn hoặc đứng ngang với 2 cầu thủ đối phương cuối cùng, thì không bị coi là ở vào vị trí việt vị.
3. Trong khi áp dụng luật việt vị, các trợ lý trọng tài chỉ căng cờ báo việt vị khi họ đã xác định rõ cầu thủ phạm luật việt vị. Do đó trong trường hợp còn nghi ngờ, các trợ lý trọng tài không được tham gia vào tình huống đó.
LUẬT XII
LỖI VÀ HÀNH VI THIẾU KHIẾM NHÃ
A. Những lỗi thô baok bị phạt trực tiếp.
Cầu thủ vi phạm một trong 6 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng tài là cố tình gây nguy hiểm hoặc dùng sức một cách thô bạo:
1. Đá hoặc tìm cách đá đối phương.
2. Ngáng chân cầu thủ đối phương.
3. Nhẩy vào đối phương.
4. Chèn hích đối phương.
5. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương.
6. Xô đẩy đối phương.
Hoặc vi phạm 1 trong 4 lỗi sau đây:
1. Khi xoạc bóng đã chạm chân đối phương trước khi chạm bóng.
2. Lôi kéo đối phương.
3. Nhổ nước bọt vào đối phương.
4. Cố tình dùng tay chơi bóng như: ôm bóng, đánh bóng, đẩy bóng bằng tay hoặc cánh tay (không áp dụng quy định này cho thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình).
Sẽ bị phạt quả trực tiếp tại chỗ phạm lỗi do đội đối phương thực hiện. Nhưng nếu cầu thủ phạm lỗi trong khu vực cầu môn của đội đối phương thì quả phạt trực tiếp được thực hiện ở bất kỳ điểm nào trong khu vực cầu môn.
Nếu cầu thủ phạm 1 trong 10 lỗi trên trong khu phạt đền của đội mình thì sẽ bị phạt đền 9m.
Quả phạt 9m không phụ thuộc vị trí bóng đang ở đâu nếu là hành động phạm lỗi xảy ra trong khu vực phạt đền và bóng đang trong cuộc.
B. Những lỗi thông thường bị phạt quả trực tiếp:
a. Một cầu thủ vi phạm 1 trong 4 lỗi sau đây sẽ bị phạt quả trực tiếp:
1. Theo nhận định của trọng tài, cầu thủ có lỗi chơi nguy hiểm.
2. Cố tình ngăn cản đường di chuyển của đối phương.
3. Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
4. Phạm một trong bất kỳ lỗi nào khác, không được đề cập đến ở Luật 12, mà trận đấu phải dừng để cảnh cáo hoặc đuổi cầu thủ.
b. Năm lỗi vi phạm của thủ môn.
Thủ môn đang ở trong khu vực phạt đền của đội mình phạm vào bất kỳ một trong 5 lỗi sau đây đều bị phạt quả trực tiếp: Quả phạt được thực hiện trên đường 13m nơi gần điểm phạm lỗi nhất.
1. Sau khi đã khống chế bóng bằng tay, quá thời gian 6 giây không đưa bóng vào cuộc.
2. Phạm lỗi "Bắt bóng hai lần" trước khi đưa bóng vào cuộc (đã thả bóng vào cuộc, thủ môn dùng tay bắt bóng lần thứ 2).
3. Dùng tay chạm bóng do đồng đội chủ động đá về bằng bàn chân.
4.Bắt bóng từ quả ném biên về của đồng đội.
5. Theo nhận định của trọng tài, thủ môn có những thủ thuật câu giờ, làm chậm trận đấu.
C. Những lỗi bị cảnh cáo.
Cầu thủ sẽ bị cảnh cáo bằng thẻ vàng nếu vi phạm một trong 7 lỗi sau đây:
1. Có hành vi phi thể thao.
2. Có hành động hoặc lời nói phản đối quyết định của trọng tài và các thành viên khác.
3.Vi phạm luật nhiều lần.
4. Có hành vi kéo dài thời gian khi đưa bóng vào cuộc.
5. Không chấp hành quy định khoảng cách 6m trong những quả đá phạt.
6. Tự ý rời khỏi sân khi không có phép của trọng tài.
7. Vào sân hoặc trở lại sân khi không có phép của trọng tài.
Nếu trận đấu phải dừng lại do cầu thủ vi phạm 1 trong 7 lỗi  kể trên, trận đấu sẽ được tiếp tục lại bằng quả phạt trực tiếp.
D. Những lỗi bị truất quyền thi đấu.
Cầu thủ sẽ bị phạt thẻ đỏ (truất quyền thi đấu) nếu vi phạm một trong những lỗi sau đây:
1. Vi phạm lỗi đặc biệ nghiêm trọng.
2. Có hành vi bạo lực.
3. Nhổ nước bọt vào đối phương hay bất kỳ ai khác.
4. Có hành vi phạm lỗi với đối phương nhằm ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ rệt.
5. Cố tình dùng tay chơi bóng nhằm ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ rệt (trừ thủ môn trong khu phạt đền của mình).
6. Có lời lẽ kích động, lăng mạ hay thô tục.
7. "Độngtác xoạc bóng từ sau gây nguy hiểm cho sự an toàn cơ thể của đối phương phải được xem là hành vi cực kỳ nghiêm trọng".
8. Nhận thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu.
Những quy định thi hành
1. Cầu thủ bị truất quyền thi đấu (thẻ đỏ) nếu lỗi xảy ra khi bóng trong cuộc, trận đấu được tiếp tục bằng một quả phạt trực tiếp tại chỗ phạm lỗi, nếu xảy ra khi bóng ngoài cuộc, trận đấu được tiếp tục theo tình huống bóng ra ngoài cuộc trước đó.
2. Bất kỳ hành vi giả vờ nào của cầu thủ đang thi đấu trên sân nhằm đánh lừa trọng tài đều bị xem là hành vi phi thể thao và bị xử phạt cảnh cáo (thẻ vàng).
LUẬT XIII
NHỮNG QUẢ PHẠT
 1. Trong bóng đá 7 người, tất cả những quả phạt đều là trực tiếp và bàn thắng được công nhận khi cầu thủ đá phạt sút thẳng bóng vào cầu môn đối phương. Nếu cầu thủ đó đá vào cầu môn đội mình bàn thắng không được công nhận, đối phương được đá phạt góc để tiếp tục trận đấu.
2. Thực hiện quả phạt, cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 6m.
3. Quy định về thực hiện quả phạt trên vạch 13cm.
a. Cầu thủ vi phạm những lỗi thô bạo, nghiêm trọng, ngăn cản một cơ hội ghi bàn hoặc phản đối quyết định của trọng tài, có hành vi khiếm nhã, lời lẽ thô tục - mà vị trí phạm lỗi ở bất kỳ điểm nào ngoài khu vực phạt đền, trên phần sân của đội phạm lỗi; không kể bóng ở đâu miễn là đang trong cuộc - đội bóng đó sẽ bị phạt quả trực tiếp tại điểm giữa đường 13m.
b. Khi đá quả phạt 13m, trừ thủ môn đội bị phạt, tất cả các cầu thủ của 2 đội bóng phải đứng sau đường 13m, cầu thủ đội phạt phải đứng cách xa điểm đặt bóng 6m, cầu thủ đá phạt phải sút bóng với mục đích ghi bàn thắng chứ không được quyền chuyển bóng cho cầu thủ khác.
c. Trước khi quả phạt thực hiện xong, không một cầu thủ nào được chạm bóng cho đến khi bóng chạm thủ môn, cột dọc, xà ngang hay ra ngoài các đường giới hạn.
Cách xử phạt:
Bất kỳ vi phạm nào với quy định thực hiện quả phạt trên đường 13m rơi vào:
1. Đội bị phạt: Quả phạt được thực hiện lại nếu không ghi thành bàn thắng.
2. Đội được đá phạt: Không kể cầu thủ đá phạt - nếu bàn thắng được ghi sẽ không được công nhận và thực hiện lại quả phạt.
3. Cầu thủ thực hiện quả phạt:
+ Sau khi bóng vào cuộc lại tiếp tục chạm bóng lần thứ 2, đội đối phương được hưởng quả phạt tại nơi phạm lỗi.
+ Di chuyển đến bóng không liên tục (được coi là có hành vi khiếm nhã) nếu ghi bàn thắng, thực hiện lại quả phạt và cầu thủ đó bị cảnh cáo.
LUẬT XIV
PHẠT ĐỀN
Đội bóng có cầu thủ phạm một trong 10 lỗi phạt trực tiếp mà có vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc, sẽ bị phạt quả phạt đền.
Từ điểm phạt đền 9m, bóng trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi sẽ được công nhận là bàn thắng hợp lệ.
Khi có quả phạt đền ở phút cuối cùng của mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.
1. Vị trí bóng đá và cầu thủ:
a. Bóng: Được đặt ngay trên điểm phạt đền 9m.
b. Cầu thủ thực hiện quả phạt đền:
Phải được thông báo rõ ràng.
c. Thủ môn đội bị phạt: Đứng trên đường cầu môn trong khoảng giữa 2 cột dọc, mặt hướng về cầu thủ đá phạt, cho đến khi bóng được đá đi.
d. Các cầu thủ khác:
- Đứng trong sân.
- Ngoài khu phạt đền. 
- Phía sau điểm phạt đền.
- Cách xa điểm phạt đền tối thiểu 6m.
2. Trọng tài:
- Chỉ thổi còi cho phép thực hiện quả phạt đền khi tất cả các cầu thủ đã đứng vị trí theo yêu cầu của Luật.
- Chỉ ra quyết định khi đã thực hiện xong quả phạt đền.
3. Trình tự thực hiện quả phạt đền:
- Cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải thực hiện chạy đà liên tục và đá bóng về phía trước. 
- Không được tiếp tục chạm bóng lần thứ hai khi chưa có cầu thủ nào chạm vào bóng.
- Bóng được là voà cuộc khi bóng được đá đi và di chuyển về phía trước.
Khi quả phạt đền thực hiện trong thời gian bù thêm giờ để thực hiện xong quả phạt đền hoặc khi thực hiện lại quả phạt đền đó thì trận đấu (hoặc hiệp đấu) sẽ được kết thúc ngay khi:
- Bóng vào thẳng cầu môn.
- Bóng chạm thủ môn, khung cầu môn vào cầu môn.
- Bóng ra ngoài hoặc bật từ thủ môn, khung cầu môn trở lại sân.
Cách xử phạt:
a. Đội bị vi phạm luật này, sẽ thực hiện lại quả phạt đền nếu bóng không vào cầu môn.
b. Trừ cầu thủ thực hiện quả phạt, đội được hưởng quả phạt vi phạm luật này, sẽ được thực hiện lại quả phạt đền nếu bóng vào cầu môn.
c. Nếu cầu thủ thực hiện quả phạt vi phạm sau khi bóng vào cuộc thì đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp tại chỗ phạm lỗi.
d. Nếu cầu thủ cả 2 đội cùng vi phạm, quả phạt được thực hiện lại bất kể kết quả thế nào.
THỂ TÍCH THI ĐÁ PHẠT LUÂN LƯU 9M
1. Chỉ những cầu thủ có mặt trên sân lúc trọng tài kết thúc trận đấu mới được phép thi đá luân lưu 9m (kể cả cầu thủ được phép ra ngoài để chữa vết thương).
2. Mỗi đội đá 5 quả luân lưu theo những quy định sau đây:
a. Hai đội lần lượt đá xen kẽ nhau.
b. Trước khi thực hiện đủ 5 quả, một đội đã ghi được số bàn thắng nhiều hơn số bàn thắng đội kia có thể ghi được nếu đá đủ 5 quả thì trọng tài cho ngừng lại.
c. Nếu sau khi đá 5 quả mà số bàn thắng bằng nhau hoặc không đội nào ghi được bàn thắng sẽ tiếp tục thực hiện đá xen kẽ từng quả một cho tới khi có đội ghi được nhiều bàn thắng hơn.
3. Những quy định thi hành Luật:
Khi kết thúc trận đấu, nếu hai đội bóng có số lượng cầu thủ không bằng nhau (do bị thẻ đỏ hoặc chấn thương không thể trở lại sân) đội có nhiều cầu thủ hơn sẽ phải giảm số lượng để khi bắt đầu đa luân lưu hai đội có số cầu thủ bằng nhau. Đội trưởng phải thông báo với trọng tài danh sách những cầu thủ không tham gia thi đá luân lưu 9m.
LUẬT XV
NÉM BIÊN
Khi quả bóng hoàn toàn vượt khỏi đường biên dọc dù ở mặt sân hoặc ở trên không, cầu thủ của đội không chạm bóng cuối cùng được ném biên từ vị trí bón vượt khỏi đường biên dọc, về bất kỳ hướng nào. Cầu thủ ném biên phải quay mặt vào sân, có thể giẫm một pần mỗi chân lên biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài sân cách đường biên tối đa 1m. Phải dùng lực đều cả 2 tay ném bóng từ phía sau liên tục qua đầu. Bóng được coi là trong cuộc ngay sau khi vào sân, và cầu thủ ném biên không được chơi bóng lần nữa nếu chưa chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác. Từ quả ném biên bóng trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận.
Cách xử phạt:
a. Ném biên không đúng quy định, quyền ném biên được chuyển cho đối phương.
b. Cầu thủ đối phương nhảy lên hoặc quơ tay trước mặt cầu thủ ném biên là hành vi khiếm nhã bị cảnh cáo và phạt quả trực tiếp.
LUẬT XVI
QUẢ PHÁT BÓNG
Khi quả bóng hoàn toàn vượt hẳn qua đường biên ngang phía ngoài khu cầu môn, dù ở mặt sân hoặc trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ của đội tấn công, đội phòng thủ được thực hiện quả phát bóng ở bất kỳ vị trí nào trong khu vực cầu môn. Bóng được coi là trong cuộc khi được đá trực tiếp ra khỏi khu vực phạt đền. Thủ môn không được quyền nhận bóng từ quả phát bóng để rồi cầm tay đá phát bóng lên. Nếu bóng chưa ra khỏi khu vực phạt đền nghĩa là chưa trực tiếp vào cuộc, sẽ phải thực hiện lại quả phát bóng. Cầu thủ thực hiện quả phát bóng không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác. Bàn thắng được công nhận từ quả phát bóng trực tiếp vào cầu môn.
Khi đá phát bóng, cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền đến khi bóng ra khỏi khu phạt đền.
LUẬT XVII
QUẢ PHẠT GÓC
Khi bóng hoàn toàn vượt hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt sân hoặc trên không do người chạm cuối cùng là cầu thủ của đội phòng thủ, thì đội tấn công sẽ được đá quả phạt góc. Khi thực hiện quả phạt góc bóng trực tiếp vào cầu môn - bàn thắng được công nhận. Các cầu thủ đội đối phương phải đứng sau vạch quy định, cách bóng 6m cho đến khi bóng vào cuộc.
- Cầu thủ đá phạt không được liên tục chạm bóng lần thứ 2.
- Đối với bất kỳ vi phạm nào khác, quả phạt góc phải được thực hiện lại.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
III. LUẬT 11 NGƯỜI:
 
 

UỶ BAN
THỂ DỤC THỂ THAO
Số: 982-QĐ/UBTDTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2007

 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Ban hành Luật Bóng đá
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
 
- Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Uỷ ban Thể dục Thể thao;
- Xét yêu cầu phát triển và nâng cao thành tích môn Bóng đá ở nước ta;
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
 
QUYẾT ĐỊNH
 
Điều 1: Ban hành Luật Bóng đá gồm hai Phần, 17 điều Luật và Phụ lục hướng dẫn bổ sung Luật.
Điều 2: Luật này được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu bóng đá 11 người trên toàn quốc và thi đấu quốc tế ở Việt Nam.
Điều 3: Luật này thay thế cho Luật bóng đá đã ban hành trước đây và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Giám đốc các Sở Thể dục thể thao, cơ quan Thể dục thể thao các ngành và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
 

 
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIÊM
Nguyễn Danh Thái (đã ký)

 
 
 
 
 
 
PHẦN MỘT: CÁC ĐIỀU LUẬT
SÂN THI ĐẤU
Sân thi đấu và các đường giới hạn được xác định theo hình vẽ sau đây:
 
 
LUẬT I
SÂN THI ĐẤU
Các trận đấu có thể được tổ chức trên mặt sân cỏ tự nhiên hoặc mặt sân cỏ nhân tạo, theo quy định của điều lệ giải.
Mặt sân cỏ nhân tạo phải đáp ứng được các quy định về chất lượng của FIFA hoặc tiêu chuẩn quốc tế, trường hợp đặc biệt cũng phải được FIFA cho phép. 
1. Kích thước: Sân thi đấu hình chữ nhật có chiều dài sân lớn hơn chiều ngang.

Chiều dài:
 
Tối thiểu:
Tối đa:
90m
120m
Chiều rộng:
 
Tối thiểu:
Tối đa:
45m
90m

Sân thi đấu quốc tế:

Chiều dài:
 
Tối thiểu:
Tối đa:
100m
110m
Chiều rộng:
 
Tối thiểu:
Tối đa:
64m
75m

2. Các đường giới hạn:
- Hai đường giới hạn dài hơn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc.
- Hai đường giới hạn ngắn hơn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang.
- Các đường giới hạn đều không rộng hơn 12cm.
- Đường thẳng kẻ suốt theo chiều ngang và chia sân thành 2 phần bằng nhau, gọi là đường giữa sân.
- Ở giữa đường giữa sân có một điểm rõ ràng là tâm của sân. Lấy điểm dó làm tâm kẻ đường tròn bán kính 9m15, đó là đường tròn giữa sân.
3. Khu cầu môn:
Từ điểm cách cột dọc 5m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5m50, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng và đường biên ngang gọi là khu cầu môn.
4. Khu phạt đền:
Từ điểm cách cột dọc 16m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song vuông góc với biên ngang và có độ dài 16m50, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngangn gọi là khu phạt đền.
Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 11m - Đó là điểm phạt đền. Từ điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 9m15, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt 11m.
5. Cột cờ góc:
Ở mỗi góc sân được cắm cột cờ góc không nhọn đầu và cao tối thiểu 1m50.
Phía ngoài đường giữa sân cách 2 đường biên dọc tối thiểu 1m có thể đặt 2 cột cờ.
6. Cung phạt góc:
Lấy tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 cung tròn bán kính 1m. Đây là vị trí đặt bóng để đá quả phạt góc.
7. Cầu môn:
Ở chính giữa mỗi đường biên ngang được đặt một khung cầu môn. Cầu môn được cấu tạo bởi 2 cột dọc vuông góc với đường biên ngang và cách đều 2 cột cờ góc, có khoảng cách 7m32, (tính từ mép trong của cột) được nối liền với nhau bằng một xà ngang song song và cách mặt sân 2m44 (tính từ mép dưới xà ngang).
Cột dọc và xà ngang phải có cùng kích thước và không rộng quá 12cm. Lưới phải được mắc vào cột dọc, xà ngang và gắn xuống mặt sân phía sau cầu môn một cách chắc chắn. Lưới phải có thiết bị căng một cách thích hợp để không gây cản trở hoạt động của thủ môn cũng như không để bóng có thể bật trở lại sân, khi bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn.
Chất liệu lưới cầu môn phải bằng sợi vải, sợi đay hoặc sợi ny lon.
Các cột dọc, xà ngang của cầu môn phải được sơn màu trắng.
8. Sự an toàn:
Cầu môn phải được gắn một cách chắc chắn xuống mặt sân. Những cầu môn lắp ráp cũng có thể được sử dụng nếu đảm bảo đủ những yêu cầu của Luật.
 
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
LUẬT QUỐC TẾ
Quyết định 1.
Trong thi đấu khi xà ngang bị lệch hoặc gãy thì trận đấu phải ngừng lại. Nếu không thể thay thế hoặc sửa chữa một cách an toàn được thì trận đấu phải huỷ bỏ. Cấm việc dùng sợi dây để thay thế xà ngang. Trường hợp có thể sửa chữa, thay thế được thì trận đấu sẽ được tiếp tục trở lại bằng quả "thả bóng chạm đất" tại nơi có bóng khi ngưng cuộc.
Quyết định 2.
Cột dọc, xà ngang phải được làm bằng gỗ, kim loại hay chất liệu khác được hội đồng luật cho phép. Tiết diện của nó có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn hay hình bầu dục và không gây nguy hiểm cho cầu thủ.
Quyết định 3.
Không có bất cứ hình thức quảng cáo thương mại nào trong sân và trên các trang thiết bị thi đấu (gồm: lưới, cột dọc, xà ngang...) từ thời điểm đổi bóng vào sân và rời sân sau khi kết thúc hiệp I và quay trở lại sân cho đến khi kết thúc trận đấu. Đặc biệt không được dùng bất kỳ chất liệu quảng cáo nào trưng bày trên cầu môn, lưới, cờ và cột cờ góc. Các trang thiết bị thi đấu không được gắn các phương tiện thông tin (camera, microphon...).
Quyết định 4.
Không được có bất kỳ một hình thức quảng cáo nào ở mặt đất trong khu vực kỹ thuật hoặc trong khu vực được giới hạn bởi đường biên dọc với đường song song và cách biên dọc 1m của khu vực kỹ thuật. Ngoài ra không được có quảng cáo ở khu vực giữa đường cầu môn với lưới cầu môn.
Quyết định 5.
Các biểu tượng của FIFA; Liên đoàn bóng đá khu vực, quốc gia hoặc Câu lạc bộ đều không được phép xuất hiện trên sân thi đấu trong suốt thời gian diễn ra trận đấu như quyết định 3.
Quyết định 6.
Phải kẻ một đoạn thẳng ở ngoài sân thi đấu, vuông góc với biên ngang cách cột cờ góc 10m. Đoạn thẳng này giúp trọng tài xác định vị trí đứng hợp lệ của cầu thủ đối phương khi thực hiện quả phạt góc.
 
LUẬT II
BÓNG
1. Chất lượng và kích thước:
- Bóng hình cầu.
- Vỏ ngoài bằng da hoặc chất liệu khác được công nhận.
- Chu vi không được lớn hơn 70cm và không được nhỏ hơn 68cm.
- Trọng lượng lúc bắt đầu trận đấu không được nặng hơn 450gr và không được nhẹ hơn 410gr.
- Áp suất từ 0,6 đến 1,1 átmốtphe.
2. Quy định việc thay thế khi bóng hỏng:
a. Nếu bóng bị nổ hoặc hỏng trong lúc trận đấu đang tiến hành:
- Ngừng trận đấu.
- Tiếp tục trận đấu bằng quả thả bóng chạm đất tại nơi  phát hiện bóng hỏng.
b. Nếu bóng bị nổ hoặc hỏng trong thời gian trận đấu tạm ngừng, sẽ bắt đầu lại trận đấu thích hợp với nguyên nhân ngừng trận đấu.
c. Trong suốt quá trình trận đấu, chỉ có trọng tài mới có quyền quyết định bóng thi đấu.
 
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
LUẬT QUỐC TẾ
Quyết định 1
Trong những trận đấu chính thức, chỉ những quả bóng đáp ứng đúng những tiêu chuẩn  của Luật 2, mới được phép sử dụng để thi đấu.
Những trận đấu do FIFA hoặc Liên đoàn bóng đá châu lục tổ chức, chỉ những quả bóng có 1 trong 3 dòng chữ chính thức sau đây mới được sử dụng để thi đấu:
  • Được FIFA phê duyệt
  • Được FIFA kiểm tra.
  • Đạt tiêu chuẩn bóng thi đấu quốc tế.
Dòng chữ ghi trên bóng chứng tỏ bóng đã được kiểm tra chất lượng và đạt những tiêu chuẩn tối thiểu của Luật 2. Danh sách những yêu cầu bổ sung đặc biệt cho từng chủng loại phải được Hội đồng Luật quốc tế phê chuẩn. Bộ phận kiểm tra phải được FIFA phê duyệt.
Trong các giải thi đấu quốc gia có thể sử dụng bóng đạt một trong 3 tiêu chuẩn nêu trên.
Ngoài ra trong các trận đấu không chính thức khác, bóng được sử dụng phải đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu của Luật 2.
Quyết định 2.
Trong những trận đấu do FIFA tổ chức hoặc những trận đấu do Liên đoàn bóng đá quốc gia tổ chức, bóng thi đấu không được phép có bất cứ hình thức quảng cáo thương mại nào.
Chỉ được có những biểu tượng của giải, của Ban tổ chức giải và nhãn hiệu được công nhận của nhà sản xuất bóng. Tuy nhiên điều lệ giải phải có quy định hạn chế về kích thước và số lượng các biểu tượng đó.
 
LUẬT III
SỐ LƯỢNG CẦU THỦ
1. Cầu thủ:
Trong một trận đấu phải có 2 đội. Mỗi đội có tối đa 11 người trong đó có 1 thủ môn. Trận đấu không được thực hiện nếu một trong 2 đội không còn đủ 7 cầu thủ.
2. Trong những giải chính thức:
Những trận đấu do FIFA, Liên đoàn bóng đá khu vực và các Liên đoàn bóng đá quốc gia tổ chức, chỉ được phép thay thế tối đa 3 cầu thủ. Điều lệ giải phải có quy định số lượng cầu thủ dự bị được phép đăng ký mỗi trận đấu trong khoảng cho phép từ 3 đến tối đa 7 cầu thủ.
3. Trong những giải không chính thức:
- Ở các trận thi đấu của đội A quốc gia, được sử dụng tối đa 6 cầu thủ dự bị.
- Ở những trận đấu không chính thức, số lượng cầu thủ dự bị có thể nhièu hơn nếu:
+ Các đội bóng có liên quan thống nhất cầu thủ dự bị tối đa.
+Thông báo số lượng cầu thủ dự bị cho trọng tài trước trận đấu.
Nếu trọng tài không được thông báo hoặc các đội bóng không có được sự thống nhất được số lượng cầu thủ dự bị tối đa trước trận đấu thì chỉ được phép thay thế không quá 6 cầu thủ dự bị.
4. Trong tất cả các trận đâú:
Danh sách cầu thủ dự bị phải được thông báo với trọng tài thứ 4 trước khi trận đấu bắt đầu. Cầu thủ dự bị không đăng ký không được phép tham gia trận đấu.
5. Quy định về việc thay thế cầu thủ:
- Việc thay thế cầu thủ phải được thông báo trước với trọng tài.
- Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay thế đã ra khỏi sân, đồng thời phải có sự cho phép của trọng tài chính.
- Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân từ ngoài đường biên dọc tại điểm gặp đường giới hạn giữa sân, khi bóng ngoài cuộc.
- Việc thay thế kết thúc khi cầu thủ dự bị đã vào trong sân thi đấu.
- Lúc này cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ được thay ra không được tham gia trận đấu nữa.
- Cầu thủ đã thay ra không còn được phép tham gia trận đấu.
- Trong các trường hợp thay thế cầu thủ, việc cầu thủ có được thi đấu hay không thuộc quyền hạn của trọng tài.
6. Quy định về thay thế thủ môn:
Bất kỳ cầu thủ nào cũng được phép thay thế thủ môn với điều kiện:
- Phải thông báo trước với trọng tài.
- Chỉ được thực hiện khi bóng ngoài cuộc.
Cách xử phạt:
1. Cầu thủ dự bị vào sân không có phép của trọng tài:
- Dừng trận đấu.
- Cầu thủ đó bị cảnh cáo và bị mời ra khỏi sân.
- Trận đấu được bắt đầu lại bằng quả đá phạt gián tiếp tại nơi có bóng khi trận đấu tạm dừng.
2. Nếu cầu thủ thay thế vị trí với thủ môn lúc trận đấu đang tiếp diễn mà không được phép của trọng tài:
- Vẫn để trận đấu tiếp tục
- Trong lần ngưng cuộc (tự nhiên) đầu tiên. Hai cầu thủ vi phạm sẽ bị cảnh cáo.
3. Những vi phạm khác của luật.
Những cầu thủ có những hành vi khác về điều luật này đều sẽ bị cảnh cáo và nhận thẻ vàng.
Trong trường hợp đó trận đấu sẽ được tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại nơi có bóng khi trận đấu tạm dừng.
4. Cầu thủ đã đăng ký chính thức bị truất quyền thi đấu trước khi trận đấu bắt đầu sẽ được quyền thay thế bằng một cầu thủ dự bị có đăng ký với trọng tài trước trận đấu.
Nhưng nếu một cầu thủ dự bị bị trọng tài truất quyền thi đấu trước và sau khi bắt đầu trận đấu sẽ không được bổ sung một cầu thủ dự bị khác.
 
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
LUẬT QUỐC TẾ
Quyết định 1.
Ngoài những quy định của Luật 3, Liên đoàn bóng đá quốc gia có thể quy định số lượng tối thiểu cầu thủ cho một đội bóng trong trận đấu.
Hội đồng Luật quốc tế cho rằng trận đấu không thể tiếp tục được nếu một trong hai đội bóng không còn đủ 7 cầu thủ.
Quyết định 2.
Hoạt động của quan chức trong khu vực kỹ thuật:
Trong từng thời điểm của trận đấu, một quan chức của đội bóng có thể rời ghế ngồi ra chỉ đạo chiến thuật cho cầu thủ trong phạm vi khu vực kỹ thuật và phải trở về ghế ngồi ngay sau đó. Các quan chức đội bóng phải ở trong khu vực kỹ thuật và luôn có thái độ đúng mực.
 
LUẬT IV
TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ
1. Sự an toàn
Cầu thủ không được sử dụng hoặc mang theo những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc cho các cầu thủ khác (gồm các loại trang sức…).
2. Trang phục cơ bản
Cầu thủ trong thi đấu phải mang những trang phục:
- Áo thi đấu.
- Quần đùi - Nếu mặc quần giữ ấm phía trong quần đùi thì phải có mầu cùng với màu quần đùi thi đấu.
- Không được sử dụng trang phục thi đấu áo liền quần.
- Tất dài.
- Bọc ống chân.
- Giầy.
- Cầu thủ không được phép để hở áo mặc lót bên trong in khẩu hiệu, quảng cáo, Cầu thủ vi phạm sẽ bị Ban tổ chức giải phạt.
3. Bọc ống chân:
- Bọc ống chân phải được bít tất dài phủ kín.
- Bằng nguyên liệu thích hợp như: cao su, plastic hoặc chất liệu tương tự.
- Có khả năng bảo vệ tốt.
4. Thủ môn:
Thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với những cầu thủ khác và trọng tài.
5. Việc cho phép cầu thủ đeo kính thi đấu:
Hội đồng Luật quốc tế cho phép cầu thủ (đặc biệt là cầu thủ trẻ) đeo những loại kính mắt thể thao với kỹ thuật hiện đại, không gây nguy hiểm cho mình và các cầu thủ khác. Các trọng tài cần xem xét đặc tính an toàn của kính để quyết định cho phép hoặc không cho phép cầu thủ đeo kính trong thi đấu.
Cách xử phạt:
Đối với những vi phạm điều Luật 4:
- Không cần thiết phải dừng trận đấu.
- Bất cứ cầu thủ nào vi phạm điều luật này sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh trang trang phục.
- Khi bóng ngoài cuộc, cầu thủ phải rời sân để chỉnh đốn trang phục trừ trường hợp đã chỉnh trang được trang phục ngay trước đó.
- Nếu đã rời sân để chỉnh đốn trang phục, khi muốn trở lại sân, cầu thủ đó phải được trọng tài cho phép khi bóng ngoài cuộc.
- Trước khi được phép tiếp tục thi đấu, cầu thủ này phải được trọng tài kiểm tra.
- Một cầu thủ bị trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh đốn trang phục, nếu khi trở lại sân không có phép của trọng tài, trọng tài ngưng trận đấu, cảnh cáo cầu thủ đó và trận đấu được tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được ảnh hưởng tại nơi có bóng khi trận đấu tạm dừng.
LUẬT V
TRỌNG TÀI
Trọng tài là người kiểm soát và điều hành mọi diễn biến của trận đấu.
1. Quyền hạn và nhiệm vụ:
- Đảm bảo việc áp dụng đúng luật.
- Phối hợp với trợ lý trọng tài và trọng tài thứ tự trong việc kiểm soát và điều hành trận đấu.
- Đảm bảo bóng thi đấu phải đúng yêu cầu của Luật 2.
- Đảm bảo trang phục của các đấu thủ phải đúng các quy định của Luật 4.
- Theo dõi thời gian của các đấu thủ phải đúng các quy định.
- Tạm dừng, tạm hoãn hoặc huỷ bỏ trận đấu nếu xét thấy có sự vi phạm luật.
- Tạm dừng, tạm hoãn hoặc huỷ bỏ trận đấu nếu có sự cản trở ở ngoài sân thi đấu.
- Tạm dừng trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ bị chấn thương nặng phải đưa ngay ra ngoài sân thi đấu để chữa trị.
- Để trận đấu tiếp tục đến khi bóng ngoài cuộc nếu nhận thấy cầu thủ bị chấn thương nhẹ.
- Những cầu thủ chấn thương chảy máu phải được rời sân để điều trị. Trọng tài chỉ cho phép cầu thủ đó trở lại thi đấu khi vết thương đã cầm máu.
- Để trận đấu tiếp tục mỗi khi có hành vi phạm lỗi nếu trọng tài nhận thấy việc thổi phạt sẽ có lợi cho đội phạm lỗi (để lợi thế). Tuy nhiên trong khoảng thời gian ngắn (2 đến 3 giây) tình huống lợi thế không được áp dụng thì trọng tài sẽ thổi phạt ngay tình huống phạm lỗi trước đó.
- Nếu cầu thủ cùng một thời điểm vi phạm 2 lỗi sẽ bị phạt theo lỗi nặng hơn.
- Trọng tài không nhất thiết phải dừng ngay trận đấu để cảnh cáo (hoặc truất quyền thi đấu) cầu thủ có hành vi phạm lỗi. Nếu áp dụng phép lợi thế để trận đấu tiếp tục thì trọng tài sẽ cảnh cáo (hoặc truất quyền thi đấu) cầu thủ phạm lỗi ngay sau khi bóng ngoài cuộc.
- Quan chức nào của đội bóng có những hành vi không đúng đắn (theo quy định) sẽ bị trọng tài trục xuất ngay lập tức khỏi khu vực sân thi đấu.
- Trọng tài phải coi trọng những nhận định của trợ lý trọng tài đối với những tình huống vi phạm xảy ra ngoài tầm quan sát của mình.
- Trọng tài không cho phép bất kỳ ai được vào sân khi trận đấu chưa dừng và chưa có ký hiệu đồng ý.
- Cho phép bắt đầu lại trận đấu sau mỗi lần tạm dừng.
- Có trách nhiệm báo cáo đầy đủ mọi chi tiết về những tình huống vi phạm kỷ luật của bất kỳ cầu thủ nào và quan chức đội bóng, xảy ra trước, trong và sau trận đấu.
2. Những quyết định của trọng tài:
Những quyết định của trọng tài trong trận đấu là quyết định cuối cùng.
Trọng tài có thể thay đổi quyết định của mình nếu nhận thấy quyết định đó thiếu chính xác hoặc xử lý theo nhận định của trợ lý khi trận đấu chưa bắt đầu lại hoặc chưa chấm dứt.
 
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
LUẬT QUỐC TẾ
Quyết định 1.
Trọng tài, các trợ lý trọng tài, trọng tài thứ 4 không có trách nhiệm đối với:
+ Bất kỳ thương tổn nào của cầu thủ, quan chức, khán giả.
+ Bất kỳ tổn thất nào về tài sản.
+ Bất kỳ một thương tổn nào khác đối với một cá nhân, Câu lạc bộ, Công ty, Hiệp hội…hoặc đơn vị tương đương, do trọng tài ra bất kỳ một quyết định nào theo Luật bóng đá hoặc thi hành những quy định của điều lệ thi đấu như:
a. Tạm dừng hay tiếp tục trận đấu khi có sự cố về thời tiết trên sân hay xung quanh sân.
b. Quyết định huỷ bỏ trận đấu vì bất cứ lý do nào.
c. Quyết định liên quan đến điều kiện kỹ thuật các trang thiết bị thi đấu như: khung cầu môn, cột cờ góc, bóng…không đáp ứng đúng mọi yêu cầu của Luật.
d. Quyết định dừng hay tiếp tục trận đấu do sự cố khán giả gây rối hay bất cứ sự việc gì xảy ra trên khu vực khán giả.
e. Quyết định tạm dừng hay tiếp tục trận đấu để cho phép bác sỹ săn sóc cầu thủ bị chấn thương.
f. Quyết định buộc cầu thủ bị chấn thương phải đưa ra ngoài để săn sóc cũng như phải cho phép những cầu thủ đã săn sóc chấn thương ở ngoài sân được nhanh chóng trở lại thi đấu. Để làm tốt nhiệm vụ này, trọng tài nên giao cho trọng tài thứ 4 hỗ trợ việc quản lý cầu thủ chấn thương ra, vào sân.
g. Quyết định cho hoặc không cho phép một cầu thủ mang thêm một loại trang phục khác ngoài quy định của Luật.
h. Quyết định (đây cũng là trách nhiệm của trọng tài) cho hoặc không cho phép bất cứ ai (người của đội bóng, nhân viên sân bãi, nhân viên an ninh, nhiếp ảnh hoặc phóng viên đại diện báo chí…) có mặt ở khu vực gần sân thi đấu.
i. Những quyết định nào khác của trọng tài phải phù hợp với Luật bóng đá, phù hợp với nhiệm vụ trọng tài cho FIFA, Liên đoàn khu vực, Liên đoàn quốc gia, các quy định của Hội đồng Luật quốc tế.
Quyết định 2.
Trong các giải hoặc các trận đấu nào quy định có trọng tài thứ tư, thì trách nhiệm của trọng tài thứ tư phải tuân theo sự hướng dẫn và những bổ sung luật của Hội đồng Luật quốc tế.
Quyết định 3.
Những sự việc công nhận hay không công nhận bàn thắng kể cả kết quả của trận đấu đều thuộc quyền quyết định của trọng tài.
 
 
LUẬT VI
TRỢ LÝ TRỌNG TÀI
Nhiệm vụ:
Mỗi trận đấu phải có 2 trợ lý, tuỳ thuộc vào quyết định của trọng tài, trợ lý có nhiệm vụ phải xác định rõ:
a. Khi bóng đã vượt quá các vạch giới hạn của sân thi đấu.
b. Đội được đá phạt góc, phát bóng hoặc ném biên.
c. Thời điểm có cầu thủ phạm luật việt vị.
d. Theo dõi việc thay thế cầu thủ dự bị.
e. Khi có lỗi khiếm nhã hoặc có hành vi phạm luật xảy ra ngoài tầm quan sát của trọng tài.
g. Khi có tình huống phạm lỗi xảy ra ở gần vị trí của trợ lý trọng tài hơn trọng tài (kể cả những tình huống phạm lỗi trong khu phạt đền).
h. Khi đá phạt đền:
- Thủ môn có di chuyển khỏi đường cầu môn trước khi bóng được đá đi không.
- Khi bóng đã qua vạch cầu môn.
i. Trợ lý trọng tài có trách nhiệm giúp trọng tài điều hành trận đấu theo luật và đặc biệt trong các tình huống đá phạt ở gần vị trí của mình, trợ lý trọng tài có thể vào sân để giúp kiểm soát khoảng cách 9m15.
k. Trợ lý trọng tài có những quyết định không chính xác, thể hiện năng lực yếu kém có thể bị trọng tài thay thế và sự việc này trọng tài có trách nhiệm báo cáo về Ban tổ chức giải.
 
 
LUẬT VII
THỜI GIAN TRẬN ĐẤU
1. Thời gian trận đấu:
Mỗi trận đấu có 2 hiệp và mỗi hiệp là 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu.
Bất kỳ đề nghị nào thay đổi thời gian của trận đấu (thí dụ vì điều kiện ánh sáng, thời tiết chỉ thi đấu mỗi hiệp 40 phút) phải có sự thoả thuận trước khi bắt đầu và tuân theo những quy định của điều lệ thi đấu.
2. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp:
- Cầu thủ được quyền có thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.
- Thời gian nghỉ không quá 15 phút.
- Điều kiện giải phải quy định rõ thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.
- Thời gian nghỉ chỉ có thể thay đổi nếu có sự đồng ý của trọng tài.
3. Bù thời gian:
Những tình huống sau đây được tính để bù thêm thời gian cho mỗi hiệp đấu:
- Những sự thay thế cầu thủ dự bị.
- Quá trình chăm sóc cầu thủ bị chấn thương.
- Di chuyển cầu thủ bị chấn thương ra ngoài sân để chăm sóc.
- Thời gian “chết”.
- Bất kể nguyên nhân nào khác.
Trọng tài là người quyết định số thời gian được bù thêm cho mỗi hiệp đấu.
4. Đá phạt đền:
Ngay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu, có đội bóng được hưởng quả phạt đền thì hiệp đấu đó phải được kéo dài thêm để đá xong quả phạt đó.
5. Hiệp phụ:
Điều lệ thi đấu phải quy định thời gian thi đấu của mỗi hiệp phụ. Việc đá thêm hiệp phụ được quy định rõ ở Luật 8.
6. Trận đấu bị đình chỉ:
Trận đấu bị đình chỉ được tổ chức lại nếu được quy định trong điều lệ giải.
 
LUẬT VIII
BẮT ĐẦU VÀ BẮT ĐẦU LẠI TRẬN ĐẤU
1. Mở đầu trận đấu:
Trọng tài sẽ tung đồng tiền để xác định đội thắng có quyền chọn cầu môn nào mà đội mình sẽ tấn công trong hiệp một của trận đấu. Đội bạn sẽ được quyền đá quả giao bóng bắt đầu trận đấu.
Đội được quyền chọn sân sẽ được đá quả giao bóng để bắt đầu hiệp 2.
Bắt đầu hiệp 2 của trận đấu 2 đội đổi sân và như vậy hướng tấn công của từng đội sẽ ngược lại với hiệp một.
2. Quả giao bóng:
Thực hiện quả giao bóng là một hình thức bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu:
- Bắt đầu trận đấu.
- Sau mỗi bàn thắng hợp lệ.
- Bắt đầu hiệp 2 của trận đấu.
- Bắt đầu mỗi hiệp phụ của trận đấu phụ.
Quả giao bóng trực tiếp vào cầu môn được công nhận bàn thắng.
3. Quá trình tiến hành quả giao bóng:
- Tất cả cầu thủ của đội bóng phải đứng trên phần sân của đội mình.
- Đội không được quyền giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất là 9m15 cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
- Bóng phải được đặt tại điểm giao bóng trong vòng trung tâm.
- Trọng tài thổi còi ra lệnh bắt đầu.
- Bóng trong cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển về phía trước.
- Cầu thủ đá quả giao bóng không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa được chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác.
- Sau mỗi bàn thắng, đội thua được đá quả giao bóng để bắt đầu lại trận đấu.
4. Phạt những lỗi vi phạm:
a. Cầu thủ giao bóng chạm bóng liên tiếp 2 lần trước khi bóng được đá hoặc chạm bởi một cầu thủ khác:
* Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
b. Đối với bất kỳ lỗi nào khác xảy ra trong quá trình tiến hành quả giao bóng.
* Quả giao bóng đều được thực hiện lại.
5. Quả “thả bóng chạm đất”:
Sau mỗi lần tạm dừng trận đấu vì bất kỳ lý do nào không được đề cập trong luật bóng đá thì trận đấu sẽ được tiếp tục trở lại bằng quả “thả bóng chạm đất”.
6. Quá trình tiến hành quả “thả bóng chạm đất”:
- Quả “thả bóng chạm đất” sẽ được trọng tài thực hiện tại nơi bóng dừng.
- Trận đấu được bắt đầu trở lại ngay sau khi bóng chạm đất.
7. Phạt những vi phạm:
Quả “thả bóng chạm đất” phải được thực hiện lại nếu:
- Có một cầu thủ chạm bóng trước khi bóng chạm đất.
- Sau khi thả bóng đã vượt ra ngoài đường giới hạn sân trước khi chạm chân một cầu thủ.
8. Trường hợp đặc biệt:
- Đội phòng ngự được hưởng quả phạt trong khu cầu môn của đội mình có thể đặt bóng tại bất kỳ điểm nào trong khu cầu môn.
- Đội tấn công được hưởng quả phạt gián tiếp trong khu cầu môn của đội phòng ngự, bóng sẽ được đặt trên đường song song với đường cầu môn nơi gần vị trí phạm lỗi nhất.
- Nếu quả “thả bóng chạm đất” phải thực hiện trong khu vực cầu môn thì bóng sẽ được thả tại điểm trên đường song song với đường cầu môn và gần vị trí có bóng nhất, khi trận đấu tạm dừng.
LUẬT IX
BÓNG TRONG CUỘC VÀ BÓNG NGOÀI CUỘC
1. Bóng ngoài cuộc: (Ball out of play)
Bóng được coi là ngoài cuộc khi:
- Bóng đã vượt qua hẳn đường biên ngang, biên dọc dù ở mặt sân hay trên không.
- Trọng tài thổi còi dừng trận đấu.
2. Bóng trong cuộc: (Ball in play)
Bóng được coi là trong cuộc suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp:
- Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang cầu môn hoặc cột cờ góc.
- Bóng bật vào sân từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài đứng trong sân.
 
LUẬT X
BÀN THẮNG HỢP LỆ
1. Bàn thắng hợp lệ: (Goal)
 
Bàn thắng hợp lệ khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và dưới xà ngang nếu trước đó không có xảy ra những vi phạm nào về luật.
Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội không ghi được bàn thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hoà.
2. Điều lệ thi đấu:
Khi điều lệ giải quy định phải có đội thắng đối với thể thức thi đấu loại trực tiếp thì chỉ những trình tự sau đây đã được Hội đồng luật bóng đá quốc tế thông qua được phép sử dụng:
- Bàn thắng sân khách.
- Thi đấu hiệp phụ;
- Thi đá luân lưu 11m
·        Bàn thắng sân khách: Điều lệ giải có thể quy định thi đấu trên sân nhà và sân khách, nếu tỉ số hoà sau 2 trận đấu thì mỗi bàn thắng trên sân đối phương được tính thành 2 bàn.
·        Hiệp phụ: Điều lệ giải có thể quy định tổ chức 2 hiệp phụ có thời gian bằng nhau, mỗi hiệp không quá 15 phút. Các quy định của luật 8 được áp dụng trong thi đấu hiệp phụ (cách thức chọn sân, quyền giao bóng…).
 
LUẬT XI
VIỆT VỊ
1. Vị trí việt vị:
- Cầu thủ chỉ đứng ở vị trí việt vị khi không coi là phạm luật việt vị.
- Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị khi:
+ Ở gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và cầu thủ đối phương cuối cùng thứ 2.
- Cầu thủ không ở vị trí việt vị khi:
+ Còn ở phần sân đội nhà.
+ Ngang hàng với hậu vệ đối phương cuối cùng thứ 2.
+ Ngang hàng với 2 đối phương cuối cùng.
2. Phạm lỗi:
Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị chỉ bị xử phạt nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, theo nhận định của trọng tài cầu thủ đó tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực như:
·        Tham gia tình huống đó.
·        Ảnh hưởng đến đối phương.
·        Cố tình chiếm lợi thế trong tình huống việt vị.
3. Không phạm lỗi:
Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ:
    • Quả phát bóng.
    • Quả ném biên
    • Quả phạt góc.
4. Phạt những vi phạm:
Cầu thủ vi phạm bất kỳ lỗi việt vị nào, trọng tài đều cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi.
 
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG LUẬT QUỐC TẾ
 
Quyết định 1: Định nghĩa về vị trí việt vị: "gần đường biên ngang sân đối phương hơn" nghĩa là bất cứ bộ phận nào như đầu, thân mình hoặc bàn chân gần với đường biên ngang của sân đối phương hơn bóng và cầu thủ đối phương cuối cùng thứ 2 (không bao gồm cánh tay).
Quyết định 2: Định nghĩa về các yếu tố liên quan chơi tích cực như sau:
- Ảnh hưởng đến trận đấu nghĩa là chơi hoặc chạm bóng do đồng đội chuyền hoặc chạm bóng trước đó.
- Ảnh hưởng đến đối phương nghĩa là ngăn không cho đối phương chơi hoặc có thể chơi bóng bằng cách ngăn cản rõ ràng tầm nhìn hoặc đường di chuyển của đối phương hoặc có cử chỉ hay sự di chuyển mà theo nhận định của trọng tài để đánh lừa hoặc làm rối trí đối phương.
- Chiếm được lợi thế ở vị trí đó nghĩa là chơi bóng từ vị trí việt vị khi bóng bật lại từ cột dọc, xà ngang hoặc từ đối phương.
 
LUẬT XII
LỖI VÀ HÀNH VI KHIẾM NHÃ
 
Vi phạm lỗi và có hành vi khiếm nhã sẽ bị xử phạt như sau:
a. Những lỗi phạt trực tiếp:
Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp nếu cầu thủ vi phạm một trong 6 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng tài là bất cẩn, liều lĩnh hoặc dùng sức mạnh một cách thô bạo:
  1. Đá hoặc tìm cách đá đối phương.
  2. Ngáng hoặc tìm cách ngáng đối phương.
  3. Nhẩy vào đối phương.
  4. Chèn đối phương.
  5. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương.
  6. Xô đẩy đối phương.
Đội đối phương cũng sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp khi có cầu thủ phạm một trong 4 lỗi sau đây:
  1. Xoạc để lấy bóng nhưng chạm đối phương trước rồi mới chạm bóng.
  2. Lôi kéo đối phương.
  3. Nhổ nước bọt vào đối phương.
  4. Cố tình chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn trong khu vực phạt đền của đội mình).
Quả phạt trực tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.
b. Phạt đền:
Cầu thủ vi phạm bất kỳ một trong 10 lỗi phạt trực tiếp trong khu vực phạt đền của đội mình, không kể bóng đang ở đâu nhưng trong cuộc - sẽ bị phạt quả phạt đền.
c. Quả phạt gián tiếp:
Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình phạm một trong 5 lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:
1. Giữ bóng trong tay lâu quá 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.
2. Chạm hoặc bắt bóng trở lại sau khi đã đưa bóng vào cuộc, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.
  1. Chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân.
  2. Chạm hay bắt bóng từ quả ném biên về của đồng đội
Theo nhận định của trọng tài, cầu thủ phạm một trong 4 lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:
  1. Chơi bóng một cách nguy hiểm.
  2. Ngăn cản đường tiến của đối phương.
  3. Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
  4. Vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong luật 12 mà bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.
Quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.
XỬ PHẠT KỶ LUẬT.
Thẻ vàng, thẻ đỏ chỉ sử dụng để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu với cầu thủ đang thi đấu hoặc cầu thủ dự bị trong khu vực kỹ thuật mà thôi.
A. Những lỗi bị phạt cảnh cáo (Thẻ vàng).
Cầu thủ vi phạm một trong bảy lỗi sau đây sẽ bị cảnh cáo:
  1. Có hành vi phi thể thao.
  2. Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài.
  3. Liên tục vi phạm Luật.
  4. Trì hoãn trận đấu.
  5. Không tuân thủ quy định về cự ly trong những quả phạt hoặc quả phạt góc.
  6. Vào hoặc trở lại sân không có sự đồng ý của trọng tài.
  7. Tự ý rời khỏi sân không có sự đồng ý của trọng tài.
B. Những lỗi bị truất quyền thi đấu (Thẻ đỏ).
Cầu thủ vi phạm một trong 7 lỗi sau đây sẽ bị truất quyền thi đấu:
  1. Có lối chơi thô bạo.
  2. Có hành vi bạo lực.
  3. Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ người nào khác.
  4. Ngăn cản một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng cách cố tình chơi bóng bằng tay (không áp dụng với thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình).
  5. Ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng hành động phạm lỗi sẽ bị xử phạt quả trực tiếp hoặc phạt đền.
  6. Dùng lời lẽ hoặc hành động xúc phạm xỉ nhục hoặc lăng mạ.
  7. Nhận thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu.
Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ phải rời khỏi khu vực kỹ thuật và kể cả khu vực sát gần sân thi đấu.
 
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG LUẬT QUỐC TẾ
Quyết định 1.
Cầu thủ phạm lỗi bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu trong hoặc ngoài sân đối với đối phương, đồng đội, trọng tài, trợ lý trọng tài hoặc bất kỳ ai khác sẽ bị xử phạt kỷ luật tuỳ theo tính chất của lỗi vi phạm.
Quyết định 2.
Thủ môn sau khi đã chạm bóng bằng tay hoặc cánh tay được coi là đã khống chế bóng. Cũng được coi là đã khống chế bóng nếu thủ môn cố tình đỡ bóng ra. Nhưng nếu theo nhận định của trọng tài trong những tình huống thủ môn phải đẩy bóng ra một cách tình cờ hoặc phải đẩy bóng ra để cứu nguy trong trường hợp bắt bóng khó - sẽ không bị coi là đã khống chế bóng.
Quyết định 3.
Theo luật 12, cầu thủ có thể dùng đầu, ngực hoặc đầu gối…đưa bóng về cho thủ môn đội mình. Tuy nhiên theo nhận định của trọng tài, cầu thủ có tiểu xảo cố tình lạm dụng luật trong khi bóng đang trong cuộc, sẽ bị coi là có hành vi phi thể thao. Cầu thủ đó bị phạt thẻ vàng và trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi.
Trong những trường hợp thực hiện quả phạt cầu thủ nào sử dụng tiểu xảo, lạm dụng quy định của điều luật, cũng bị coi là có hành vi phi thể thao và bị cảnh cáo.
Trong những tình huống nêu trên, không tính đến khả năng thủ môn có chạm bóng hay không, mà chỉ phạt cầu thủ có hành vi phi thể thao mà thôi.
Quyết định 4.
Động tác xoạc bóng từ phía gây nguy hiểm cho sự an toàn của đối phương sẽ bị xử phạt như hành vi phạm lỗi đặc biệt nghiêm trọng.
Quyết định 5.
Bất kỳ hành vi giả vờ nào của cầu thủ trên sân thi đấu nhằm đánh lừa trọng tài đều bị xem là hành vi phi thể thao và bị xử phạt.
Quyết định 6.
Cầu thủ cởi áo (kéo thân áo qua khỏi đầu) để ăn mừng bàn thắng bị phạt cảnh cáo vì đó là hành vi phi thể thao.
 
LUẬT XIII
NHỮNG QUẢ PHẠT
1. Những loại quả phạt:
Quả phạt gồm: Quả phạt trực tiếp và gián tiếp.
Khi thực hiện các quả phạt, bóng phải được đặt “chết” tại chỗ, cầu thủ đá phạt không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác.
2. Quả phạt trực tiếp:
- Bóng đá trực tiếp vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận.
- Nếu bóng đá trực tiếp vào cầu môn đội nhà, bàn thắng không được công nhận và đội đối phương được đá quả phạt góc.
3. Quả phạt gián tiếp.
- Ký hiệu: Trọng tài xác nhận quả gián tiếp bằng cách giơ tay lên cao và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi quả phạt đã thực hiện, bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn sân.
- Bóng vào cầu môn:
·        Bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi vào cầu môn, đã chạm một cầu thủ khác.
·        Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phát bóng.
·        Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đội nhà, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.
4. Vị trí đá phạt:
- Quả phạt trong khu phạt đền:
+ Quả phạt trực tiếp hoặc gián tiếp của đội phòng ngự được hưởng:
·        Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15.
·        Cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
·        Bóng được đá vào cuộc khi đã trực tiếp ra ngoài khu phạt đền.
·        Nếu vị trí phạt đền ở trong khu cầu môn, bóng có thể đặt ở bất cứ điểm nào trong khu cầu môn.
+ Quả phạt gián tiếp của đội tần công được hưởng:
- Quả phạt ngoài khu phạt đền.
·        Tất cả cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 cho đến khi bóng được đá vào cuộc, trừ trường hợp họ đã đứng trên đường cầu môn giữa 2 cột dọc.
·        Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
·        Quả phạt được thực hiện tại nơi xảy ra phạm lỗi.
5. Xử phạt những vi phạm:
a. Khi thực hiện quả phạt, cầu thủ đối phương không đứng cách xa bóng đủ 9m15:
    • Quả phạt được đá lại
b. Khi thực hiện quả phạt trong khu vực phạt đền của đội mình, nếu bóng chưa trực tiếp vào cuộc (có nghĩa là chưa ra khỏi khu phạt đền):
    • Thực hiện lại quả phạt.
c. Cầu thủ thực hiện quả phạt không phải thủ môn.
+ Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác.
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
+ Sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay chơi bóng trước khi có cầu thủ khác chạm bóng.
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt đền nếu lỗi xảy ra trong khu phạt đền của đội phạm lỗi.
d. Thủ môn thực hiện quả phạt.
+ Nếu sau khi bóng vào cuộc thủ môn chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi cầu thủ khác chạm vào.
  • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
+ Sau khi bóng vào cuộc thủ môn cố tình chơi bóng bằng tay trước khi cầu thủ khác chạm bóng:
  • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp nếu lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền của đội phạm lỗi. Quả phạt được thực hiện tại nơi phạm lỗi.
  • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi nếu vi phạm xảy ra trong khu phạt đền của đội phạm lỗi. Quả phạt được thực hiện tại nơi phạm lỗi.
 
LUẬT XIV
QUẢ PHẠT ĐỀN
Đội bóng có cầu thủ phạm một trong 10 lỗi phạt trực tiếp mà vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong cuộc, sẽ bị phạt quả phạt đền.
Từ quả phạt đền, bóng trực tiếp vào cầu môn đội phạm lỗi sẽ được công nhận là bàn thắng hợp lệ.
Khi có quả phạt đền ở phút cuối cùng của mỗi hiệp chính hoặc hiệp phụ, phải bù thêm thời gian để thực hiện xong quả phạt đền.
1. Vị trí bóng và cầu thủ:
a. Bóng: Được đặt ngay trên điểm phạt đền.
b. Cầu thủ thực hiện quả phạt đền:
Phải được thông báo rõ ràng.
c. Thủ môn đội bị phạt: Đứng trên đường cầu môn trong khoảng giữa 2 cột dọc, mặt hướng về cầu thủ đá phạt, cho đến khi bóng được đá vào cuộc.
d. Các cầu thủ khác:
- Đứng trong sân
- Ngoài khu phạt đền.
- Phía sau điểm phạt đền.
- Cách xa điểm phạt đến tối thiểu 9m15.
2. Trọng tài:
- Chỉ thổi còi cho phép thực hiện quả phạt đền khi tất cả các cầu thủ đã đứng đúng vị trí theo yêu cầu của Luật.
- Chỉ ra quyết định khi đã thực hiện xong quả phạt đền.
3. Trình tự thực hiện quả phạt đền.
- Cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải đá bóng về phía trước.
- Không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 khi chưa có cầu thủ nào chạm vào bóng.
- Bóng vào cuộc khi bóng được đá đi và di chuyển về phía trước.
Khi quả phạt đền thực hiện trong 2 hiệp của trận đấu, trong suốt thời gian bù thêm để thực hiện lại quả phạt đền, bàn thắng được công nhận nếu trước khi vượt qua đường cầu môn giữa 2 cột dọc và phía dưới xà ngang:
Bóng chạm các cột dọc hoặc xà ngang hoặc người thủ môn.
4. Những vi phạm và xử phạt:
  • Khi trọng tài có hiệu còi để thực hiện quả phạt đền và trước khi bóng được đá vào cuộc nếu có xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a. Cầu thủ thực hiện quả phạt đền vi phạm Luật:
- Trọng tài vẫn để thực hiện.
- Nếu bóng vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt.
- Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài dừng trận đấu và bắt đầu lại trận đấu bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương.
b. Trường hợp thủ môn vi phạm:
- Trọng tài vẫn để thực hiện.
- Bóng vào cầu môn, công nhận bàn thắng.
- Bóng không vào cầu môn, cho thực hiện lại qủa phạt.
c. Trường hợp đồng đội của cầu thủ đá phạt chạy vào khu phạt đền hoặc đến gần điểm phạt đền hơn quy định:
- Trọng tài vẫn để thực hiện.
- Nếu bóng vào cầu môn, cho thực hiện lại quả phạt.
- Nếu bóng không vào cầu môn, trọng tài dừng trận đấu và bắt đầu lại trận đấu bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương.
- Nếu bóng bật trở lại sân từ thủ môn, cột dọc, xà ngang rồi cầu thủ này chạm bóng, trọng tài dừng trận đấu, và bắt đầu lại trận đấu bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương.
d. Trường hợp đồng đội của thủ môn chạy vào khu phạt đền hoặc tiến hành đến điểm phạt đền gần hơn quy định.
- Trọng tài vẫn để thực hiện.
- Nếu bóng vào cầu môn, công nhận bàn thắng.
- Nếu bóng vào cầu môn, thực hiện lại quả phạt.
e. Trường hợp cầu thủ cả 2 đội cùng vi phạm Luật:
- Thực hiện lại quả phạt.
f. Nếu sau khi quả phạt đền được thực hiện:
+ Cầu thủ thực hiện quả phạt chạm lại bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi có cầu thủ khác chạm bóng:
Trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
+ Cầu thủ thực hiện lại cố tình dùng tay chơi bóng trước khi có cầu thủ khác chạm bóng.
Trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
+ Bóng đang di chuyển về phía trước bị “người lạ” chặn lại:
Trọng tài cho thực hiện lại quả phạt.
+ Bóng bật người thủ môn, cột dọc, xà ngang trở lại sân và chạm “người lạ”:
Trọng tài cho dừng trận đấu.
Cho trận đấu tiếp tục bằng quả “thả bóng chạm đất” tại nơi “người lạ” chạm bóng.
 
LUẬT XV
NÉM BIÊN
Ném biên là hình thức bắt đầu lại trận đấu. Từ quả ném biên trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận.
1. Được thực hiện quả ném biên khi:
- Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua khỏi đường biên dọc dù ở mặt sân hoặc trên không.
- Vị trí ném biên tại nơi bóng vượt qua đường biên dọc.
- Đối phương của cầu thủ chạm bóng cuối cùng được quyền thực hiện quả ném biên.
2. Thực hiện quả ném biên:
Khi thực hiện động tác ném biên, cầu thủ phải:
- Quay mặt vào trong sân.
- Có thể dẫm một phần chân lên biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài đường biên dọc.
- Dùng lực đều cả 2 tay.
- Ném bóng từ phía sau liên tục, qua đầu. Cầu thủ ném biên không được chạm bóng lần nữa nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác. Bóng trong cuộc ngay sau khi vào trong sân.
- Các cầu thủ đối phương phải đứng cách điểm ném biên không dưới 2m.
3. Những vi phạm và xử phạt:
a. Cầu thủ thực hiện quả ném biên không phải là thủ môn:
+ Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ ném biên lại chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:
  • Cầu thủ đó bị phạt quả gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại nơi phạm lỗi.
+ Nếu cầu thủ sau khi ném bóng vào cuộc lại cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:
  • Phạt quả trực tiếp cho đội đối phương được hưởng tại nơi phạm lỗi.
  • Phạt đền nếu vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền của đội phạm lỗi.
b. Cầu thủ thực hiện quả ném biên là thủ môn:
+ Nếu thủ môn sau khi ném bóng vào cuộc lại chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay), trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:
+ Phạt quả gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại vị trí phạm lỗi.
+ Nếu thủ môn sau khi ném bóng vào cuộc lại cố tình dùng tay chơi bóng lần nữa trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:
  • Vị trí phạm lỗi ở ngoài khu phạt đền sẽ phạt quả trực tiếp cho đội đối phương được hưởng tại nơi phạm lỗi.
  • Vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền sẽ phạt quả gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại vị trí phạm lỗi.
c. Nếu đối phương có hành vi khiểm nhã hoặc ngăn cản cầu thủ ném biên:
+ Cầu thủ đó bị coi là có hành vi khiếm nhã và nhận thẻ vàng.
d. Đối với những vi phạm khác:
+ Quyền ném biên được chuyển cho đội đối phương.
 
LUẬT XVI
QUẢ PHÁT BÓNG
Qủa phát bóng là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
Từ quả phát bóng trực tiếp vào cầu môn đội đối phương, bàn thắng được công nhận.
1. Quả phát bóng được thực hiện khi:
Bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội tấn công.
2. Quá trình thực hiện:
- Bóng được đặt tại bất kỳ điểm nào trong khu cầu môn của đội phòng thủ.
- Cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền đến khi bóng được đá vào cuộc.
- Cầu thủ đá phạt bóng không được chạm bóng tiếp lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.
- Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá trực tiếp ra ngoài khu phạt đền.
3. Những vi phạm và xử phạt:
a. Nếu bóng không được đá trực tiếp ra khỏi khu phạt đền.
- Đá lại quả phát bóng.
b. Quả phát bóng do cầu thủ (không phải thủ môn) thực hiện.
- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
- Nếu sau khi bóng được đá vào cuộc, cầu thủ đó lại cố tình dùng tay chơi bóng lần thứ 2 trước khi bóng chạm cầu thủ khác:
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
+ Khi vị trí phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền của đội phạm lỗi, đội đối phương được hưởng quả phạt đền.
c. Quả phát bóng do thủ môn thực hiện.
- Nếu sau khi bóng được đá vào cuộc, thủ môn lại chạm bóng lần thứ 2 (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác:
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
- Nếu sau khi bóng được đá vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi, khi hành động phạm lỗi xảy ra ở ngoài khu phạt đền.
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi, khi hành động phạm lỗi xảy ra ở trong khu phạt đền.
d. Đối với bất kỳ vi phạm luật khác:
- Quả phát bóng được thực hiện lại.
 
LUẬT XVII
QUẢ PHẠT GÓC
Qủa phạt góc là một hình thức bắt đầu lại trận đấu.
Bóng từ quả phạt góc trực tiếp vào cầu môn đội đối phương bàn thắng được công nhận.
1. Quả phạt góc được thực hiện khi:
Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua hẳn đường biên ngang phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ đội phòng ngự.
2. Quá trình thực hiện:
- Bóng đặt trong cung đá phạt góc tại điểm gần cột cờ góc nhất.
- Không được di chuyển cột cờ góc.
- Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng được đá vào cuộc.
- Người đá phạt góc là cầu thủ của đội tấn công.
- Bóng vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
- Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.
3. Những vi phạm và xử phạt:
 a. Cầu thủ đá phạt góc không phải là thủ môn:
- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng tiếp lần thứ 2 (không phải bằng tay) khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:
+ Đội phòng ngự được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:
+ Đội phòng thủ được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
+ Đội phòng thủ sẽ được hưởng quả phạt đền nếu vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền của cầu thủ đó.
b. Cầu thủ đá phạt góc là thủ môn.
- Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn lại chạm bóng (không phải bằng tay) lần thứ 2 khi bóng chưa chạm một cầu thủ khác:
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, thủ môn lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi nếu hành vi phạm lỗi xảy ra ở ngoài khu phạt đền của thủ môn đó.
+ Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi, nếu hành động phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền của thủ môn đó.
c. Đối với bất kỳ vi phạm luật khác:
- Thực hiện lại quả phạt góc.
 
PHẦN HAI
 
PHỤ LỤC
 
NHỮNG HƯỚNG DẪN THI ĐÁ LUÂN LƯU 11m
Thi đá luân lưu 11m là một trong những phương thức xác định đội thắng trong những trận đấu loại trực tiếp có kết quả hoà.
Trường hợp điều lệ giải quy định có thi đấu hiệp phụ. Sau 2 hiệp phụ nếu 2 đội vần có kết quả hoà sẽ tổ chức thi đá luân lưu 11m để xác định đội thắng.
THỦ TỤC TIẾN HÀNH.
  1. Trọng tài chọn cầu môn để thi đá luân lưu.
  2. Trọng tài tung đồng tiền, đội thắng thăm được quyền chọn đá trước hoặc đá sau.
  3. Trọng tài phải ghi kết quả sau mỗi lần đá.
  4. Mỗi đội đá luân lưu 5 quả theo những quy định sau đây:
    • Hai đội lần lượt đá xen kẽ nhau.
    • Trước khi hai đội đá đủ 5 quả, một đội đã ghi được số bàn thắng nhiều hơn số bàn thắng đội kia có thể ghi được nếu đá đủ 5 quả, thì trọng tài không cho tiếp tục đá nữa.
    • Nếu sau khi đã đá đủ 5 quả mà hai đội có số bàn thắng bằng nhau hoặc không đội nào ghi được bàn thắng, sẽ tiếp tục đá đối xứng từng quả một cho đến khi hai đội có số quả sút phạt bằng nhau, mà có một đội ghi nhiều bàn thắng hơn đội kia.
  5. Nếu đội bóng chưa thay thế hết số cầu thủ dự bị được thay thế theo quy định của điều lệ giải, khi thủ môn bị chấn thương không thể bắt bóng được nữa, đội đó được phép thay thế bằng một cầu thủ dự bị.
  6. Chỉ những cầu thủ có mặt trên sân lúc trọng tài kết thúc trận đấu (90 phút hoặc 120 phút theo quy định của điều lệ) mới được tham gia đá luân lưu 11m.
  7. Mỗi đội bóng lần lượt cử cầu thủ của đội mình đá từng quả một cho đến khi tất cả cầu thủ có quyền tham gia đều đã được đá mà chưa phân thắng bại, thì cầu thủ của đội đó mới được đá lần thứ 2.
  8. Trong suốt quá trình thi đá luân lưu 11m, mọi cầu thủ đều có quyền thay thế thủ môn.
  9. Chỉ có những cầu thủ được phép đá luân lưu 11m mới ở lại trong sân.
·        Ngoài cầu thủ thực hiện quả phạt và thủ môn của 2 đội bóng, tất cả các cầu thủ khác phải có mặt tại vòng tròn trung tâm trong suốt thời gian tiến hành đá phạt luân lưu.
·        Thủ môn đội có cầu thủ sút phạt phải đứng trong sân, trên đường biên ngang ngoài khu phạt đền, phía có trợ lý trọng tài đứng.
  1. Trọng tài phải áp dụng nghiêm chỉnh những quy định của Luật và những quyết định thích hợp của Hội đồng Luật quốc tế trong suốt quá trình thi đá luân lưu.
  2. Khi kết thúc trận đấu (chính hoặc phụ), nếu hai đội bóng có số lượng cầu thủ không bằng nhau (do có cầu thủ bị truất quyền thi đấu hoặc bị chấn thương), thì đội bóng có nhiều cầu thủ hơn sẽ giảm số lượng để khi bắt đầu thi đá luân lưu 11m, hai đội có số lượng cầu thủ bằng nhau.
Đội trưởng phải thông báo với trọng tài tên và số áo những cầu thủ không tham gia thi đấu luân lưu 11m.
  1. Trước khi bắt đầu thi đá luân lưu 11m, trọng tài phải kiểm tra số lượng cầu thủ của 2 đội bằng nhau và họ phải tập trung trong vòng tròn trung tâm.
 
KHU VỰC KỸ THUẬT
Trong điều luật 3 Hội đồng Luật quốc tế có quy định, những trận đấu được tiến hành trong các sân vận động phải được bố trí khu vực đặc biệt, có ghế ngồi cho những cầu thủ dự bị, huấn luyện viên, săn sóc viên và được gọi là khu vực kỹ thuật.
Vị trí và kích thước của khu vực kỹ thuật tuỳ thuộc vào thiết kế của từng sân vận động. Tuy nhiên khu vực kỹ thuật phải đáp ứng những điều hướng dẫn sau đây:
·        Được giới hạn là chiều ngang của ghế ngồi (có cộng thêm mỗi bên 1m) kéo dài hai đường song song về phía biên dọc và đến điểm cách đường biên dọc 1m.
·        Không cần thiết phải có những đường kẻ đặc biệt để giới hạn khu vực kỹ thuật.
·        Điều lệ từng giải bóng đá có quy định rõ thành phần và số lượng thành viên đội bóng được phép ngồi trong khu vực kỹ thuật.
·        Trước khi trận đấu bắt đầu những người được ngồi trong khu vực kỹ thuật (theo quy định của điều lệ) phải được đăng ký danh sách với trọng tài.
·        Chỉ được một người có quyền ra chỉ đạo chiến thuật và phải trở lại ngay vị trí ngồi của mình sau mỗi lần chỉ đạo.
·        Huấn luyện viên và những quan chức khác phải ngồi lại trong khu vực kỹ thuật. Khi có cầu thủ chấn thương và được phép của trọng tài, bác sĩ mới được vào sân để điều trị chấn thương cho cầu thủ.
·        Huấn luyện viên và những thành viên khác ngồi trong khu vực kỹ thuật phải luôn có thái độ đúng đắn phù hợp với những quy định của Luật.
 
VAI TRÒ CỦA TRỌNG TÀI THỨ TƯ
1. Trọng tài thứ tư là người được ghi tên trong danh sách của điều lệ giải và sẽ được chỉ định thay thế một trong ba trọng tài điều khiển trận đấu, nếu vì lý do nào đó họ không thể làm nhiệm vụ được.
2. Trong điều lệ giải phải có thông báo cụ thể người làm thay thế nhiệm vụ trọng tài chính là trọng tài thứ tư hay trợ lý trọng tài.
Nếu là trợ lý trọng tài thì trọng tài thứ tư sẽ làm thay vị trí của trợ lý trọng tài.
3. Theo yêu cầu cụ thể của trọng tài chính, trọng tài thứ tư phải đề cao trách nhiệm giúp trọng tài chính những nhiệm vụ trước trong và sau trận đấu.
4. Trọng tài thứ tư có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc thay người trong thời gian trận đấu.
5. Trọng tài thứ tư phải theo dõi và cung cấp bóng khác khi có yêu cầu thay bóng của trọng tài chính trong suốt thời gian trận đấu. Công việc này không được ảnh hưởng nhiều đến thời gian gián đoạn trận đấu.
6. Cầu thủ dự bị muốn vào sân thi đấu phải mặc trang phục đúng quy định của luật. Nếu kiểm tra không hợp lệ, trọng tài thứ tư sẽ thông báo cho trọng tài biết.
7. Trọng tài thứ tư phải có trách nhiệm giúp đỡ trọng tài chính hoàn thành tốt nhiệm vụ theo luật. Do đó trong trường hợp trọng tài cảnh cáo nhầm cầu thủ này với cầu thủ khác hoặc khi một cầu thủ bị phạt thẻ vàng thứ 2 (trong trận đấu) mà không truất quyền thi đấu - Trọng tài thứ tư phải lập tức thông báo cho trọng tài chính biết. Ngoài ra trọng tài thứ tư phải có trách nhiệm thông báo với trọng tài những hành vi bạo lực của cầu thủ diễn ra ngoài tầm quan sát của trọng tài và trợ lý trọng tài. Tuy nhiên trọng tài chính mới là người có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến trận đấu.
8. Khi trận đấu kết thúc, trọng tài thứ tư có trách nhiệm gửi bản tường trình cho Ban tổ chức giải về những hành vi khiếm nhã, thô bạo hoặc những sự cố nào khác xảy ra ngoài tầm quan sát của trọng tài và trợ lý trọng tài.
Trọng tài thứ tư còn có trách nhiệm góp ý kiến để trọng tài và trợ lý trọng tài làm báo cáo về Ban tổ chức giải.
9. Trọng tài thứ tư có quyền báo cáo với trọng tài những hành vi thiếu trách nhiệm của các thành viên ngồi trong khu vực kỹ thuật.  
 
KÝ HIỆU TRỌNG TÀI
 
KÝ HIỆU TRỢ LÝ TRỌNG TÀI
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download


Một Ngày Mai tốt lành

Fone number: 0905936799 - 0905746789
YMmail:
tranvvi@yahoo.com.vn

 
Các thành viên đã Thank TranVanVi vì Bài viết có ích:
20/08/2010 13:08 # 2
Genghis_Khan91
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 13

Kinh nghiệm: 96/120 (80%)
Kĩ năng: 82/130 (63%)
Ngày gia nhập: 30/03/2010
Bài gởi: 756
Được cảm ơn: 862
Phản hồi: Bộ luật bóng đá


Ace về cố gắng luyện cho hết để khi thi đấu ko mắc lỗi nhá ;))





TẠI SAO BIẾT LÀ SẼ KẾT THÚC MÀ VẪN CỨ BẮT ĐẦU...!!!
Ung dung tự tại giữa đời
Phiêu du một cõi đất trời trong tay
Nhân gian dẫu lắm đổi thay
Độc hành vẫn bước tháng ngày mình ta.!


 
20/08/2010 13:08 # 3
aquy_cva
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 16/20 (80%)
Kĩ năng: 10/20 (50%)
Ngày gia nhập: 17/05/2010
Bài gởi: 26
Được cảm ơn: 20
Phản hồi: Bộ luật bóng đá


nhiều ghê khó mà nhớ hết nhưng mà anh em cố gắng nhớ một số điều quan trọng để thi đấy nhé



"
                              " Đội bóng FDTU trong trận giao hữu đầu tiên "

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024