Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/03/2023 14:03 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Làm sao giữ được nhịp độ tốt nhất của cơ thể khi luyện tập?


Cho những người mới tập khi bạn nghĩ mình đã khá quen thuộc với kỹ thuật các cú backhand và forehand, và nghĩ mình sẽ đánh đúng kỹ thuật? 

Bạn đã chạy khởi động, tập bước chân, xoay người, tập các động tác không có bóng? 

Bạn nghĩ rằng hôm nay mình sẽ đánh trái nào là đúng kỹ thuật trái đó, bóng rơi đúng mong muốn vào giữa vợt, tiếng bóng chạm vợt cực êm, chuyển động cơ hông và cánh tay sẽ như ý mình muốn. Tuyệt vời? 

Nhưng không? 

Mình đã nghĩ và đã làm như trên, nhưng sự thật là

 -Khi đánh forehand mình đã dùng cổ tay , chứ không khoá cổ tay lại. Mình không kéo hết vợt qua vai, không dùng lực hông để xoay và đẩy bóng

  -Với các cú đánh backhand, mình cũng dùng lực mạnh ở cả tay phải và trái. Lực ở hông và vai lại xoay quá sớm thay vì hạ thấp người kéo lực hông và vai xoay.

Mọi nhóm cơ như chống lại suy nghĩ của bản thân, nó căng cứng và không còn thả lỏng hay mềm dẻo như được học trước đó.

Dưới đây là cách mà mình hay áp dụng lại để có thể lấy lại nhịp độ cơ thể đúng với mong muốn. 

1. Hãy tập làm quen với 1 điều, việc của mình là luôn chuẩn bị thật kỹ - đầy đủ các bài tập khởi động, còn tinh thần thả lỏng, cố hết sức. Vì khi mong chờ càng nhiều, suy nghĩ sẽ bắt các nhóm cơ “phải” thực hiện ý mình muốn và khi không làm được thì lực phản tác dụng nó càng lớn hơn. Dẫn đến căng thẳng, mà khi càng căng là có xu hướng gồng. Trong khi các cú đánh trái tay và thuận tay lúc nào cũng cần thả lỏng thì chuyển động cơ hông và vai mới dễ dàng. CÀNG NHIỀU SUY NGHĨ, CÀNG RỐI TRONG THAO TÁC. THẢ LỎNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG THEO QUÁN TÍNH. 

2. Tập trung vào hiện tại. Khi đánh bóng hỏng thường là người hướng dẫn/ huấn luyện viên sẽ nói mình biết tại sao mình sai, việc rút kinh nghiệm để đánh đúng kỹ thuật là rất tốt. Nhưng việc cứ nghĩ về những lỗi cũ mà quên rằng phải tập trung quan sát và bắt đúng điểm rơi của trái bóng hiện tại để tung ra 1 cú đánh vừa ý thì lại quên mất. Khi ở trên sân tập, hoặc đánh giao lưu, tốc độ bóng là khá nhanh. Vì vậy, với người mới tập chơi, vừa chưa quen kỹ thuật, vừa phải nghĩ khá nhiều như vậy sẽ thường dẫn đến rối các động tác. Thay vào đó, chỉ nên tập các động tác kỹ thuật như quán tính, nếu đánh bánh hư, quên những cú lỗi đó đi, và tiếp tục nhìn theo đường chuyển động của các cú phát mới, rơi đúng nhịp chuyển động để đón bóng. LUÔN TẬP LÀM QUEN CÁC KỸ THUẬT SAO CHO NÓ NHƯ QUÁN TÍNH. 

3. Xem mọi thứ là 1 điều bình thường. Ở tennis hay bất cứ 1 bộ môn thể thao nào mình từng chơi qua: cầu lông, bóng ném, bóng chuyền, điền kinh, nhảy xa.. Không phải lúc nào thể trạng của mình tốt là khi tâm trạng sẽ tốt. Thể trạng là điều kiện cần có, nhưng tâm trạng là điều kiện đủ. Vì vậy, dù muốn hay không con người sẽ có lúc tâm trạng không tốt, nhưng việc đó cũng chả sao, cứ thả lỏng và tập các thao tác như quán tính. Mặc kệ HLV/ người hướng dẫn có nói gì thì đây là 1 môn thể thao mà mới làm quen nên chúng ta cho phép mình có những ngày chưa tốt và tiếp tục tập luyện. 

Các điều trên là những gì mình đã học được bằng cách lắng nghe cơ thể từ đó điều chỉnh những mong đợi của bản thân và cố gắng để tâm trí thả lỏng, cũng như không ngừng biến những động tác kỹ thuật thành những thói quen ( hành động quán tính). Như vậy sẽ dễ bắt nhịp cơ thể khi luyện tập cũng như chơi giao lưu. 

Cheers, 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024