Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/03/2017 15:03 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Luyện tập sút và chuyền bóng bổng chuẩn kỹ thuật


1. Chạy lấy đà:

Trên thực tế chạy lấy đà chỉ là mấy bước chạy trước khi đá bóng. Tác dụng của nó là điều chỉnh phương hướng thực hiện và căn cứ vào vị trí để lựa chọn một cách tối ưu nhất cho điểm đặt chân trụ và kỹ thuật thực hiện.

Ngoài ra chạy đà còn có thể giúp cho các cầu thủ tạo ra được một tốc độ nhất định để từ đó gia tăng sức mạnh của cú sút. Căn cứ vào sự khác biệt trong phương pháp thực hiện có thể chia chạy đà thành: chạy đà theo đường thẳng và chạy đà theo đường chéo.

Bước đà cuối cùng phải dài hơn các bước khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vung chân sút bóng (gia tăng tốc độ vung chân, kiểm soát tư thế của thân người và nâng cao tính chuẩn xác của động tác sút bóng)

2. Vị trí của chân trụ:

Vị trí của chân trụ phải được lựa chọn theo nguyên tắc tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiếp xúc bóng và phát huy tối đa tốc độ thực hiện của chân sút bóng. Trên thực tế vị trí của chân trụ thường được quyết định bởi phương pháp sút bóng.

Ví dụ nếu đá vào một bên của bóng thì về nguyên tắc khoảng cách giũa hai chân phải bằng với độ rộng của vai người thực hiện. Khi sút bóng chân trụ phải tích cực chống xuống đất, khớp gối phải hơi khuỵu xuống và ổn định vững chắc để đở toàn bộ cơ thể. Lúc này chân trụ có tác dụng như là một điểm tựa.

Nếu muốn sút bổng, các bạn nên đặt chân trụ hơi xa quả bóng và hướng thẳng với hướng sút bóng để có một cú đá bổng chính xác.

3. Động tác vung chân khi đá bóng:

Vung chân là yếu tố chủ yếu để tạo nên sức mạnh của cú sút. Vung chân với biên độ rộng và tốc độ cao thì quả bóng sẽ được đá đi với một lực mạnh, tốc độ cao và khoảng cách xa. Vung chân khi sút bóng được thực hiện vào lúc chân trụ bước về phía trước và chân sút bóng thuận đà vung ra phía sau.

Thông thường khi vung chân sút bóng phải lấy hông làm điểm tựa, đưa phần đùi và cẳng chân từ sau ra trước. Khi đầu gối vuông góc với bóng thì vung mạnh cẳng chân về phía trước để tạo lực cho cú sút và giúp chân sút bóng thực hiện động tác với một tốc độ nhanh nhất.

4. Điểm tiếp xúc:

Điểm tiếp xúc bao gồm các bộ phận của chân, các vị trí trên bóng và là yếu tố quyết định tính chất và hình thức sút bóng. Tuy nhiên các điểm tiếp xúc của chân và các vị trí trên bóng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại kỹ thuật sút bóng. Trong thời điểm khi chân tiếp xúc với bóng, cổ chân phải gồng cứng, bàn chân phải giữ cố định.

Sau khi chân đã tiếp xúc với bóng nếu lực tác dụng đi qua tâm bóng, bóng sẽ đi theo đường thẳng, còn nếu lực tác dụng không đi qua tâm bóng thì bóng sẽ phát sinh độ xoáy và đi theo một hình vòng cung nhất định.

Để thực hiện một cú sút, chuyền bóng bổng thì yếu tố điểm tiếp xúc là quan trọng nhất. Các bạn nên đá vào 1/3 phần dưới của quả bóng.

5. Chuyển động của thân người sau khi đá bóng:

Sau khi đá bóng, chân đá bóng theo đà sẽ tiếp tục lăng về phía trước kéo theo sự chuyển động của mông khiến toàn bộ cơ thể có xu hướng tiếp tục lao về phía trước. Vì vậy, để có thể thực hiện tốt động tác thì các bộ phận trong cơ thể phải phối hợp nhịp nhàng và phải giữ thăng bằng cho cơ thể để bảo đảm độ chuẩn xác của cú sút đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển về phía trước để thực hiện động tác kỹ thuật hoặc phối hợp chiến thuật tiếp theo.

Khi đá bóng đang lăn trên mặt đất từ các hướng khác nhau đến, truớc tiên phải xác định chính xác hướng bóng đến, mũi bàn chân trụ chỉ hướng sút bóng đi, chân sút bóng hình bàn chân cố định, biên độ vung đùi hẹp, sau khi sút bóng, cẳng chân đột ngột dừng lại, thời gian chân tiếp xúc với bóng ngắn và lực tác dụng mạnh.

Khi muốn có một cú đá bóng bổng cơ bản trước hết hãy ngả thân người ra đằng sau trước khi sút.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024