Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/02/2019 12:02 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Dùng Windows 10 có cần cài thêm phần mềm diệt virus?


Sau khi nâng cấp Windows 10, rất nhiều người đã từ bỏ các phần mềm diệt virus bên thứ ba và chuyển sang sử dụng Windows Defender, đây là công cụ được Microsoft thiết kế riêng cho phiên bản hệ điều hành này. Vậy Windows Defender có an toàn hay không? Có đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về Antivirus hay không?

Phần mềm diệt virus (Antivirus) là công cụ đắc lực giúp bảo vệ người dùng trước các mối nguy hại tiềm ẩn như tấn công mạng, đánh cắp thông tin,... Để đánh giá hiệu quả của một phần mềm diệt virus chúng ta cần dựa theo rất nhiều tiêu chú như: bảo vệ toàn diện, kết quả nhận diện, tiêu tốn tài nguyên,...

Windows Defender: Bảo vệ toàn diện 99.5%

Virus
Chỉ số bảo vệ toàn diện của các phần mềm diệt virus.

AV-Comparatives (tổ chức kiểm thử phần mềm diệt virus) đã tiến hành thử nghiệm trên 17 phần mềm Antivirus phổ biến nhất từ tháng 7/2017 đến 11/2017.

Windows Defender được đánh giá có thể bảo vệ toàn diện 99.5% và xếp thứ 7, các vị trí dẫn đầu bao gồm: Panda (Tây Ban Nha), Bitdefender (Rumani) và F-Secure (Phần Lan). Theo một kết quả khác từ Viện CNTT - An ninh, Windows Defender đạt hiệu quả bảo vệ chỉ 97% đối với cuộc tấn công theo mô hình zero-day, thấp hơn so với mức tiêu chuẩn 99.5%.

Như vậy tỉ lệ bảo vệ của Windows Defender khá ổn đối với người dùng bình thường, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp con số 99.5% và 97% (zero-day) vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các nhà nghiên cứu đã khuyến nghị không sử dụng Windows Defender trong các thiết bị cần sự bảo mật tuyệt đối như công ty, máy chủ,...

Windows Defender và tỉ lệ nhận diện sai

Có lẻ bạn đã từng gặp phải vấn đề không truy cập được trang web, không cài được phần mềm hay bị xóa nhầm file dù chúng đều được xác nhận an toàn...đây là  vấn đề phát sinh khi phần mềm diệt virus nhận diện sai.

Windows Defender
Tỉ lệ nhận diện sai trên Windows Defender khá lớn.

Và theo báo cáo mới nhất từ AV-Comparatives (8/2018), Windows Defender có tỉ lệ nhận diện sai khá cao so với các công cụ chống virus bên thứ 3, cụ thể phần mềm này đã nhận diện sai 19 trường hợp trong bài kiểm tra.

Một số công cụ được gợi ý cho người dùng có điểm nhận diện sai khá thấp như: Kaspersky Internet Security (0), ESET Internet Security (1), Bitdefender Internet Security (2).

Nếu muốn giảm tỉ lệ nhận diện sai trên Windows Defender, người dùng có thể tắt một số yêu cầu bảo mật trong phần thiết lập. Tuy nhiên, hành động này có thể gây nguy hiểm cho hệ thống máy tính, hãy thận trọng và hạn chế sử dụng.

Ảnh hưởng hiệu suất hệ thống

Windows Defender

Rất nhiều bạn "cương quyết" không dùng phần mềm diệt virus vì chúng quá nặng và công kềnh. Khi hoạt động, các phần mềm này thường xuyên gây ra tình trạng giảm hiệu suất hoặc thậm chí tê liệt hệ thống đối với một số thiết bị có cấu hình thấp.

AV-Comparatives báo cáo rằng, Windows Defender có thể can thiệp và làm chậm 19% hiệu suất khi khởi động các chương trình, phần mềm, tỷ lệ này cao hơn con số trung bình 13% của các phần mềm diệt virus khác.

Đối với quá trình cài đặt phần mềm, Windows Defender can thiệp và gây ảnh hưởng đến 56% hiệu suất hiệu suất hoạt động của toàn bộ quá trình, tỷ lệ trung bình của các phần mềm diệt virus khác là 29%.

Các hoạt động khác như sao chép tập tin, duyệt web và tải file ít chịu sự ảnh hưởng bởi sự hoạt động của Windows Defender, thậm chỉ một vài chỉ số còn tốt hơn so với mức trung bình.

Có nên sử dụng Windows Defender?

Windows-Defender

Câu trả lời là có đối với khách hàng cá nhân, người dùng phổ thông không yêu cầu cao về bảo mật hệ thống. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, các tổ chức thì Windows Defender không phải là một phương án tối ưu.

Nguồn: kênh 14.vn

 



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024