Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/07/2023 20:07 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
Làm việc mãi mà không được tăng lương, người EQ cao trực tiếp chỉ ra 6 sai lầm: Nếu ai có thì nên sửa ngay


Đây đều là những nguyên nhân khiến sếp và đồng nghiệp không đánh giá cao những cống hiến của bạn.

 

‏Thế nào là một nhân viên bản lĩnh? Rất khó để trả lời câu hỏi này một cách chính xác. Có người cho rằng, dấu hiệu của một người chuyên nghiệp bao gồm dáng đứng tự tin, nhìn thẳng vào mắt người đối diện, nói chuyện một cách uy quyền hoặc bắt tay chắc chắn… Thực chất, đây chỉ là một phần nhỏ trong phong thái. ‏

‏Tuy nhiên, thế nào là một nhân viên "non nớt", thiếu bản lĩnh? Người ta có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi này chỉ qua vài biểu hiện. Đôi khi, chính bản thân người đó không nhận thức được vấn đề của mình. Họ nghĩ, đó chỉ là biểu hiện bình thường, có thể bỏ qua, nhưng mọi người xung quanh vẫn sẽ chú ý. Ấn tượng xấu về lâu dài sẽ dẫn tới nhiều hậu quả không hay, có thể khiến bạn làm việc nhiều nhưng không được ghi nhận.‏

‏Do đó, hãy kiểm soát tốt những biểu hiện dù là nhỏ nhặt nhất của bản thân để tránh rơi vào cảnh khó xử như vậy trong môi trường công sở. ‏

‏Những người EQ cao đã trực tiếp chỉ ra, trước mặt sếp và đồng nghiệp, nên tránh ngay những điều sau:‏

‏Không phản hồi về công việc‏

‏Nếu nhận được một chỉ đạo về công việc với nội dung khiến bạn không hài lòng, bạn sẽ làm gì? Cố ý phản hồi muộn hay thậm chí là "ngó lơ"? Người EQ chỉ ra rằng, đây là hành vi sai lầm tuyệt đối.‏

‏Không kịp thời đưa ra sự phản hồi trong công việc là một hành vi thiếu chuyên nghiệp, thường khiến sếp và đồng nghiệp đánh giá bạn làm việc không hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy nội dung công việc không phù hợp, hãy thẳng thắn trao đổi với người đó. ‏

‏Kể cả khi bận rộn với quá nhiều việc, hãy đảm bảo mình bật thông báo cho các tin nhắn liên quan tới công việc. Ít nhất bạn cũng có 1-2 giây để liếc qua nội dung mà tin nhắn gửi đến. Như vậy, bạn có thể kịp thời nắm được những thông tin gấp, cần xử lý trước. Đừng quên tốc độ xử lý công việc và khả năng làm việc theo nhóm cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu suất.‏

‏Ngoại hình lôi thôi, xuề xòa‏

‏Có làm đẹp khi tới văn phòng hay không là quyền tự do cá nhân của mỗi người, nhưng bạn ít nhất cần giữ ngoại hình chỉn chu, chuyên nghiệp, phù hợp với nơi làm việc. ‏

‏Nữ giới không nhất thiết phải trang điểm tỉ mỉ từ khóe mắt cho đến vẽ môi, nhưng nên đảm bảo gương mặt của mình tươi sáng, hồng hào, thể hiện sức sống. Nam giới cũng không nên để râu ria lởm chởm, mặc quần đùi, đi dép lê khi tới văn phòng. ‏

‏Nhiều nhà nghiên cứu về chủ đề làm đẹp đã đưa ra kết luận chung: Những người có ưu thế về ngoại hình thường thành công hơn. Vì vậy, đừng bao giờ tiếc thời gian và công sức khi chăm sóc cho bản thân.‏

photo-1688892279178

‏Những người có ưu thế về ngoại hình thường thành công hơn. Ảnh minh họa: Internet‏

‏Lạm dụng biểu tượng cảm xúc khi gửi tin nhắn‏

‏Trong đoạn hội thoại về công việc với sếp, các nhân viên cần hạn chế sử dụng những biểu tượng cảm xúc. Không phải ai cũng có thể hiểu đúng ý nghĩa các biểu tượng cảm xúc theo thói quen tư duy của bạn. Một icon mặt cười có thể đem lại cảm giác vui vẻ cho bạn, nhưng đối với người khác, đó lại trở thành cảm giác khó chịu.‏

‏"Thậm chí sử dụng biểu tượng cảm xúc trong email còn khiến đối phương nghĩ bạn thiếu chuyên nghiệp, coi nhẹ công việc này", Penelope Trunk, chuyên gia về nghề nghiệp cảnh báo.‏

‏Không ai cấm bạn thể hiện sở thích cá nhân trong những cuộc trò chuyện phiếm ngoài lề. Nhưng ở môi trường làm việc, tốt nhất nên hạn chế điều này để không khí làm việc thêm chuyên nghiệp.‏

‏Thường xuyên về sớm, đi muộn‏

‏Sẽ có những trường hợp khẩn cấp khiến bạn buộc phải đi muộn hoặc về sớm. Nếu điều đó chỉ xảy ra 1-2 lần mỗi tháng thì không phải vấn đề, nhưng nếu chúng trở thành thói quen hàng tuần thì thái độ của mọi người chắc chắn sẽ trở nên tiêu cực. ‏

‏Nếu không có một lý do chính đáng, xứng đáng để tạm gác công việc lại, tốt nhất bạn nên chấp hành nghiêm chỉnh quy định về giờ giấc làm việc của công ty. ‏

photo-1688892280180

‏Thường xuyên về sớm, đi muộn là hành vi thể hiện thái độ thiếu chuyên nghiệp, khiến sếp và đồng nghiệp "phật lòng". Ảnh minh họa: Internet‏

‏Thái độ trốn tránh việc khó‏

‏"Nếu bạn nhận được 100% tiền lương, vậy trả lại 100% hiệu quả chính là điều tất yếu phần trăm nỗ lực làm việc", cuốn sách Compete Outside the Box đã chỉ ra. ‏

‏Tác phong thiếu chuyên nghiệp ở đây chính là thái độ cố tình trốn tránh công việc. Thay vì thực hiện công việc của mình một cách chính xác, nhiều người tốn thời gian và công sức để tìm cách đùn đẩy cho người khác. ‏

‏Đương nhiên, chúng ta khó có thể lúc nào cũng duy trì 100% năng suất. Sẽ có những ngày mà bạn chỉ có thể đạt được 75% năng lượng để làm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy nỗ lực hết mình mỗi ngày để đem tới kết quả tốt nhất trong khả năng, dù đó có là thứ 2 mệt mỏi. ‏

‏Liên tục bào chữa‏

‏Nếu mắc sai lầm, điều bạn cần đưa ra là một lời xin lỗi, nhận trách nhiệm, cùng kế hoạch để khắc phục sai lầm đó. Chẳng ai thích một người thường xuyên ngụy biện, kiếm những lý do "ngớ ngẩn" cho việc không thể hoàn thành công việc của mình.‏

‏Nghe điện thoại cá nhân quá nhiều‏

‏Ở nơi làm việc, không ai cấm bạn nhận các cuộc gọi riêng tư nhưng nếu chỉ nhằm mục đích chuyện phiếm với bạn bè, gia đình thì nên hạn chế. Điều này cũng áp dụng với các tin nhắn cá nhân và mạng xã hội.‏

‏*Theo RD‏

Phương Thùy

Theo Nhịp sống thị trường

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024