Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/06/2023 19:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
Người đàn ông làm việc 3 năm chẳng nghỉ ngày nào mà vẫn không được tăng lương, đành trắng tay từ chức: Liệu chăm chỉ có chắc thành công, giàu có?


"Đầu tắt mặt tối" làm lụng quanh năm, không quản ngại ngày nghỉ hay những khi bệnh ốm nhưng tại sao những nhân viên này mãi không được thăng chức, tăng lương?

 

Xung quanh môi trường làm việc của bạn chắc chắn sẽ có một nhân viên luôn cần mẫn hơn những người khác, chăm chỉ làm thêm giờ bất chấp ngày nghỉ. Mới đây, 1 blogger họ Trịnh chia sẻ câu chuyện về đồng nghiệp của mình đã gây xôn xao mạng xã hội đất nước tỷ dân. Theo đó, đồng nghiệp này họ Vương, vừa từ chức một cách trắng tay, sau 3 năm làm việc không có ngày nghỉ.

Trước đó, khi đồng nghiệp khác nghỉ việc, anh Vương phải làm thế cả phần của người đó, sếp giao việc gấp anh cũng hoàn thành nhanh chóng. Với những cố gắng không biết mệt mỏi như vậy, ai cũng tưởng người đàn ông này sẽ được tăng lương hoặc thăng chức sớm, nhưng trên thực tế lại chẳng có thêm đãi ngộ nào cho anh Vương cả. Kết quả sau 3 năm, anh Vương chấp nhận rời bỏ công việc.

Người đàn ông làm việc 3 năm chẳng nghỉ ngày nào mà vẫn không được tăng lương, đành trắng tay từ chức: Liệu chăm chỉ có chắc thành công, giàu có? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Blogger họ Trịnh cũng không nghĩ câu chuyện này được bàn luận sôi nổi như vậy. Những người đẩy nội dung này lên top tìm kiếm thịnh hành không ai khác chính nhóm nhân viên văn phòng thường xuyên bị ép làm thêm giờ.

Có người than phiền rằng chỉ sau 6 tháng, khối lượng công việc của anh ấy đã tăng lên gấp 3, nhưng mức lương 6.000 NDT vẫn giữ nguyên “không hề nhúc nhích”. Nhiều người cảm thấy rằng blogger trên đang viết về chính họ, những con người làm việc chăm chỉ nhưng dường như bất lực.

Chăm chỉ sẽ thành công là lời nói dối?

Một nhóm tiến sĩ Mỹ từng thực hiện đề tài “Vì sao người nghèo càng khó thoát nghèo?”. Họ đến những vùng nghèo đói nhất trên thế giới để sống cùng và làm việc với người dân ở đó. Một trong những nơi họ làm là một nhà máy dây chuyền lắp ráp, công việc không phức tạp và lương cũng rất thấp.

Một khi máy bắt đầu chạy thì chắc chắn không thể vắng mặt một ai. Điều này cũng dẫn đến một hệ thống rất nghiêm ngặt trong nhà máy, công nhân không được rời khỏi vị trí của mình khi chưa được phép, kể cả đi vệ sinh. Người lao động phải làm 10 tiếng/ngày mới đủ tiền sinh hoạt cơ bản. Họ ăn ít, uống ít để không lãng phí một giây phút nào, kết quả là vào cuối ngày nhiều công nhân đều kiệt quệ về thể chất và tinh thần.

Người đàn ông làm việc 3 năm chẳng nghỉ ngày nào mà vẫn không được tăng lương, đành trắng tay từ chức: Liệu chăm chỉ có chắc thành công, giàu có? - Ảnh 2.

Nhóm tiến sĩ nghiên cứu nhận ra ở những vùng nghèo khó, người dân cũng cố gắng không kém những nơi khác. Thế nhưng sự bận rộn này cũng không thể cải thiện cuộc sống của họ.

Trong cuốn sách “Why Elites Are Time Controllers” có đề cập đến khái niệm “bận chết người”, có nghĩa nếu con người quá bận rộn, họ sẽ dễ căng thẳng quá mức về tinh thần và thể chất, mất khả năng kiểm soát cuộc sống của chính mình do kiệt sức. Nhiều người từng cho rằng chăm chỉ sẽ dẫn đến thành công nhưng trên thực tế, chăm chỉ sai cách lại cản trở con đường của bạn.

Trong cuốn sách “Cha giàu cha nghèo” có một thuật ngữ gọi là “Rat race trap” mô tả hình ảnh con chuột phải chạy trên bánh xe để ăn pho mát trước mặt nó. Chuột chạy càng nhanh, bánh xe quay càng nhanh, chuột càng kiệt sức mà không thể với nổi 1 miếng pho mát trong khi nó chỉ cần nhảy lên là đạt được mục đích.

Nhiều người cũng không ngừng nỗ lực tiến về phía trước mà ít khi dừng lại, suy nghĩ đến phương pháp đúng đắn nhất, để rồi mắc kẹt trong guồng quay bận rộn của cuộc đời.

Người đàn ông làm việc 3 năm chẳng nghỉ ngày nào mà vẫn không được tăng lương, đành trắng tay từ chức: Liệu chăm chỉ có chắc thành công, giàu có? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đồng nghiệp họ Vương mà blogger Trịnh đề cập cũng như vậy, ngày ngày làm tăng ca nhưng không thể hiện sự tiến bộ nào trong công việc, gần như dậm chân tại chỗ sau 3 năm. Vậy nên sự chăm chỉ của anh không được lãnh đạo đánh giá cao, đó là 1 phần lý do anh Vương không được tăng lương hay thăng chức.

Làm những điều đúng đắn nhất, thay vì làm chăm chỉ nhất

Nhà kinh tế học Trung Quốc Vương Hòa trong một lần diễn thuyết đã khẳng định, có quá nhiều người làm việc chăm chỉ nhưng lại sử dụng sai phương pháp. Suy nghĩ, phương hướng quan trọng hơn tốc độ, và sự lựa chọn luôn quan trọng hơn sự chăm chỉ.

“Thần kinh doanh” Nhật Bản Kazuo Inamori từng nói rằng: “Sở dĩ bạn sống mệt mỏi như vậy là vì khi lái xe bạn chỉ biết cúi đầu, quên ngước nhìn lên để thấy hướng đi đúng đắn. Cứ như vậy, bạn tiến về phía trước một cách mù quáng và chắc chắn sẽ không đạt được kết quả nào cả”.

Khi nỗ lực không đúng hướng, bạn càng làm việc chăm chỉ thì cuộc sống của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn. Trương Triều Dương, CEO công ty truyền thông Internet Sohu khi được hỏi về lời khuyên cho những người trẻ tuổi, ông nói: “Thế giới không công bằng, có những thứ không cần cố gắng quá nhiều nhưng vẫn có thể đạt được. Tuổi trẻ nên nhìn nhận bản thân một cách khách quan, trước tiên là tìm con đường phù hợp cho mình”.

Làm thế nào để chăm chỉ đem lại hiệu quả?

Trên thực tế, giá trị của một người không được đo chuẩn xác bằng thời gian người đó làm việc mà bằng những kết quả người đó cống hiến. Xác định phương hướng, mục tiêu và lường trước kết quả trước khi vùi đầu vào làm việc là cách tốt nhất để những nỗ lực của bạn đem lại hiệu quả. Khi mục tiêu của một người rõ ràng, con đường dẫn đến mục tiêu sẽ thênh thang hơn.

Chris Bailey, tác giả của cuốn sách "Đừng để những nỗ lực không hiệu quả hủy hoại bạn" đề xuất 3 yếu tố cần kiểm soát để có cuộc sống hiệu quả cao: Thời gian, năng lượng và tập trung. Nếu không có bất kỳ kế hoạch nào cho cuộc sống và công việc, cả ngày vội vã mà không tập trung, bạn sẽ đánh mất hiệu quả do bị phân tâm, sau đó rơi vào vòng luẩn quẩn “càng bận càng nghèo - càng nghèo càng bận”.

Người đàn ông làm việc 3 năm chẳng nghỉ ngày nào mà vẫn không được tăng lương, đành trắng tay từ chức: Liệu chăm chỉ có chắc thành công, giàu có? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn thường dành nhiều thời gian cho những công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, tưởng chừng vất vả nhưng không có giá trị thực sự. Người chỉ biết làm những công việc giống y hệt nhau trong suốt nhiều năm, chắc chắn sẽ bị đào thải khi tuổi tác không còn trẻ và có nhân sự thay thế mang lại giá trị tốt hơn.

Học hỏi không ngừng và nâng cấp bản thân chính là cách để sự nỗ lực của bạn đem lại kết quả tốt nhất. Có thể bạn sẽ không thấy rõ hiệu quả ngay nhưng chắc chắn về lâu dài, bạn sẽ trở thành người không thể thay thế ở một tập thể.

Theo Toutiao

Kim Linh

Theo Nhịp sống thị trường

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024