Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/01/2021 18:01 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Không Việc Gì Phải Sợ Khi Theo Đuổi Chuyên Ngành Bạn Thực Sự Ưa Thích!


Khi ráo riết tìm kiếm một chuyên ngành đại học phù hợp, mối quan tâm lớn nhất trong tâm trí chúng ta là triển vọng phát triển. Giống như một lựa chọn có tính quyết định, cuộc sống của bạn thực sự phụ thuộc vào nó.

Vấn đề nằm ở chỗ: Chuyên ngành bạn chọn là gì không thực sự quan trọng - điều quan trọng hơn là bạn có khả năng làm tốt ở lĩnh vực đó. Hãy thành thật với chính mình. Điểm mạnh và sở thích của bạn là gì? Hãy chọn học cái gì đó mà bạn có khả năng theo đuổi, nếu không bạn sẽ phải chật vật với việc học  — và điều đó khá là không cần thiết!

Sự thật là: ngoài các lĩnh vực như kế toán, dược hoặc kỹ thuật yêu cầu bằng cấp chuyên gia, bạn không thể áp dụng trực tiếp kiến thức lý thuyết từ bất kỳ chuyên ngành học nào vào công việc của mình. Thay vào đó, bạn thu thập kiến thức và kỹ năng phần nhiều là trong quá trình thực hành làm việc.

Bằng cấp của bạn chỉ là điều kiện tiên quyết để có được một công việc. Nó cho thấy rằng bạn có trí tuệ, nhưng những gì bạn học không nói với nhà tuyển dụng khả năng bạn làm một công việc tốt như thế nào.

Kris Stadelman, giám đốc của NOVA Workforce Investment Board ở Thung lũng Silicon, khẳng định rằng, “các nhà tuyển dụng quan tâm đến những kỹ năng bạn mang lại, và cách những kỹ năng này có thể được sử dụng trong công việc kinh doanh của họ”.

Điều này có nghĩa là: bạn phải “quảng bá’’ được bản thân trong sơ yếu lý lịch, và trong buổi phỏng vấn. Hãy hướng các kỹ năng bạn đã có được trong khi học chuyên ngành của mình, chẳng hạn như cách suy nghĩ, đến những gì được đánh giá cao trong công việc. Đừng quên các khả năng lãnh đạo, sự hòa nhập với cộng đồng hoặc các dự án nhóm của bạn (Nếu bạn không thể nghĩ được bất kỳ kỹ năng nào, hãy bắt tay vào cải thiện bản thân).

 

Vậy thì, nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì?

 

Theo một nghiên cứu của Đại học Hertfordshire,

  1. Kinh nghiệm liên quan

  2. Đạo đức / thái độ làm việc

  3. Bằng cấp

Một điều quan trọng không kém là kỹ năng giao tiếp và khả năng hòa nhập mạnh mẽ - đây là những đặc điểm được các nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất trong một nghiên cứu năm 2014 của STJobs. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi tinh thần đồng đội và sự giao tiếp đang diễn ra sôi nổi ở hầu hết các văn phòng ngày nay.

Họ muốn biết rằng bạn sẽ có thể học hỏi nhanh chóng, phù hợp với môi trường làm việc và có thể đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt. Do đó, 93% nhà tuyển dụng coi các kỹ năng tư duy phản biện, giao tiếp và giải quyết vấn đề quan trọng hơn chuyên ngành đại học của bạn. Hơn nữa, 95% nhà tuyển dụng tìm kiếm sự đổi mới và tư duy đột phá, vì nhiều công việc ngày nay đi kèm với những thách thức phức tạp hơn trước đây.

 

Bạn nên làm gì?

 

Bằng cấp kinh doanh hay bằng cấp về trình độ văn học không quan trọng. Nhiều người đang làm những công việc không liên quan đến bằng cấp của họ và điều đó cũng không sao cả.

Vấn đề là: thật khó để lập biểu đồ chính xác đường đi của bạn với thông tin không đầy đủ. Bạn sẽ phải tìm ra nó khi bạn mò mẫm trên con đường của mình. Bạn có thể không biết những công việc phù hợp với mình trước khi làm việc, hoặc thậm chí chỉ biết về sự tồn tại của một số công việc. Vì vậy, hãy tự cứu lấy thời gian ở trường đại học của mình và học những gì bạn thích và giỏi.

Tập trung vào việc duy trì CAP / GPA khá — cố gắng đạt được ít nhất là bằng giỏi — trong khi tích lũy kinh nghiệm phù hợp, có thể là thông qua quá trình thực tập, vị trí lãnh đạo CCA hoặc các dự án dịch vụ cộng đồng. Tự mình tìm kiếm các cơ hội làm việc!

Nếu bạn lo lắng về việc thua kém những người có bộ kỹ năng kỹ thuật, hãy cân nhắc bổ sung tấm bằng nghệ thuật (art degree) của bạn bằng các khóa học lập trình bạn có thể học thêm bên ngoài.

Trong khi bạn đang học đại học, đừng tránh xa mạng lưới thông tin, điều mà Forbes tuyên bố là quan trọng hơn nhiều so với chuyên ngành của bạn. Có thể là thông qua Facebook, LinkedIn hoặc trong cuộc sống thực, hãy quảng bá tên tuổi của bạn. Càng nhiều người biết bạn là ai, cơ hội bạn được tuyển dụng càng cao. Theo một cuộc khảo sát của JobsCentral, cứ 4 nhà tuyển dụng ở Singapore thì có 3 người lên google để tìm ứng viên.

Vậy, khi nào bạn cần quan tâm đến chuyên ngành của mình?

Chà, đó là khi:

  1. Bạn cần áp dụng trực tiếp các kỹ năng kỹ thuật đã học trong chuyên ngành của mình vào công việc. Ví dụ, tấm bằng Nghiên cứu Truyền thông sẽ hữu ích nếu bạn muốn theo làm việc trong ngành truyền thông (mặc dù khóa học truyền thông thường nặng về lý thuyết).

  2. Để giành được công việc ngay từ đầu, trong một số trường hợp. Ví dụ, các công việc tài chính có thể yêu cầu bằng cấp. Để an toàn, bạn có thể tham gia các khóa học Lợi tức đầu tư, với điều kiện là bạn có thể sống sót sau 3-4 năm học nó và có kết quả cao. Tuy nhiên, khi mọi người đổ xô đến các khóa học này, nhu cầu tuyển dụng cũng có thể đi xuống.

Có vô vàn lời đồn xoay quanh “đầu ra” của từng khóa học khác nhau. Chắc chắn không có cơ sở cho rằng các chuyên ngành kinh tế đảm bảo sẽ mang lại cho bạn các công việc tài chính béo bở, hoặc các chuyên ngành lịch sử và khoa học chính trị sẽ chỉ đi theo hướng dịch vụ dân sự.

Có những yếu tố ảnh hưởng khác, như yếu tố cạnh tranh cho một công việc. Nhiều người theo đuổi cùng một chuyên ngành sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa tại thị trường việc làm. Hơn nữa, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dự đoán chính xác xu hướng thị trường. Một công việc trở nên “hot” chính là một dấu hiệu của nhu cầu tuyển dụng liên tục thay đổi.

 

Làm thế nào để tìm ra đam mê của bạn?

Bắt đầu bằng cách tìm ra những gì bạn không thích học. Bạn sợ học những gì trước quãng thời gian bạn vào đại học? Tại sao? Đặt câu hỏi về sở thích của bạn. Bạn có thực sự quan tâm đến một chuyên ngành, hay theo học chuyên ngành nào đó chỉ để an toàn?

Liệu rằng tiềm năng của bạn không phụ thuộc quá nhiều vào chuyên ngành của mình, bạn không muốn bị mắc kẹt bốn năm trong một khóa học ‘an toàn’ mà bạn ghét.

Hỏi những người có chuyên môn về các khóa học và đọc các học phần. Tham gia một hoặc hai bài giảng. Tải xuống ứng dụng “campiiy” để xem nhận xét của các sinh viên khác về chương trình học và giảng viên.

Hãy tự hỏi mình những câu hỏi phù hợp. Nếu bạn đang xem xét chuyên ngành kinh tế, hãy hỏi: bạn có thích cách nghĩ của các nhà kinh tế học không? Bạn đã sẵn sàng để xử lý toán - thống kê, đại số, giải tích, đạo hàm - hầu hết thời gian chứ?

Quyết định càng sớm càng tốt, nhưng không cần phải vội vàng — ví dụ: có những trường đại học cho bạn thời gian đến năm 2 để thay đổi chuyên ngành của mình mà không cần phải kéo dài quãng thời gian học ở trường. Nhiều người vẫn thay đổi quyết định, ngay cả khi họ nghĩ rằng trái tim của họ đã quyết định chắc chắn sẽ theo đuổi một chuyên ngành nào đó. Hãy tiếp cận với các học phần chuyên ngành khác. Việc đánh giá "Đáp ứng / Không đáp ứng" (áp dụng cho tất cả các học phần không cần điều kiện tiên quyết) là người bạn tốt nhất của bạn!

Tôi đến với NUS FASS với tâm thế học văn học. Nhưng nắm bắt được số liệu thống kê về việc làm và mức lương ảm đạm, cùng với điểm số không mấy "sáng sủa" trong năm nhất, tôi đã dao động. Ngành công nghệ và kinh tế 'hứa hẹn' hơn vẫy gọi tôi. Sau cùng, tôi theo đuổi các ngành khoa học ở JC để tối đa hóa các lựa chọn trong tương lai của mình. Tại sao bây giờ tôi lại làm điều ngược lại so với quyết định ban đầu? Liệu tôi có đang gây nguy hiểm cho tương lai của mình nếu cứ tiếp tục như vậy không?

Mặc dù các nhà tuyển dụng sẽ không xem xét quá kỹ chuyên ngành của tôi, nhưng họ sẽ không xếp hàng chờ để thuê một sinh viên tốt nghiệp sáng giá. Trong khu vực tư nhân, tôi vẫn thua đối thủ cạnh tranh của mình, một người tốt nghiệp bằng kinh tế. Nhưng là một sinh viên tốt nghiệp với bằng văn học, tôi có thể làm thêm để bắt kịp - thực tập, làm việc bán thời gian, thử các vị trí lãnh đạo, các dự án và trau dồi kỹ năng học được từ các khóa học trực tuyến.

Suy cho cùng, cả Quản trị Kinh doanh và Nghệ thuật đều là những bằng cấp tổng quát; với thái độ đúng đắn và kinh nghiệm phù hợp, bạn sẽ không gặp bất lợi.

Theo Ian Harding, gia sư tuyển sinh ngành Địa chất tại Đại học Southampton, nơi ông đã làm việc gần 20 năm: “Điều quan trọng nhất khi học để lấy bằng là môn học phải truyền cảm hứng cho bạn. Nếu một sinh viên nhiệt tình, gắn bó và có động lực thì tương lai của họ sẽ được đảm bảo. ” Mặt khác, mù quáng chạy theo bầy đàn là con đường chắc chắn nhất dẫn đến sự tầm thường.

Nếu bạn chưa có ý tưởng rõ ràng, hãy nghe theo tiếng gọi của trái tim. Nhiều người không chắc chắn khi nào họ nên bắt đầu cuộc hành trình của mình. Chuyên ngành của bạn không quyết định bạn sẽ làm gì trong suốt phần đời còn lại. Hãy nhớ tận dụng vô số cơ hội có được tại trường đại học nhé! Và “dành thời gian ăn chơi” nữa - theo lời khuyên của những người trưởng thành đang làm việc tại Digital Senior.

 

----------
Tác giả: Shermaine Ang

 

Link bài gốc: Why You Shouldn’t Be Afraid To Study What You Like

Dịch giả: Bùi Thị Thu Phương - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024