Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/11/2019 20:11 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Phân Tích Ngành Nghề Và Kinh Nghiệm Làm Việc Của Sales Forwarder


Câu hỏi: “Em mới được tuyển vào làm nhân viên kinh doanh cho 1 công ty Logistics, và em cũng chưa có kinh nghiệm gì về sale. Xin Admin có thể chia sẻ giúp em 1 số đinh hướng cũng như kinh nghiệm về làm sale Logistics để 1 người mới như em có thể có thêm tự tin để cố gắng ạ.!”. Mình nghĩ rằng trước khi bất kỳ bạn nào bước vào một ngành nghề, chúng ta phải hiểu thật kỹ chúng ta đang làm gì và tìm kiếm những gì. Trước hết mình xin giải nghĩa từ NGÀNH NGHỀ nhé. Mình giải thích theo suy nghĩ cá nhân mình thôi.

 

Ngành Nghề: Trong xã hội có rất nhiều ngành khác nhau, mỗi một ngành là 1 nhánh của sự khác nhau về sản phẩm, chẳng hạn có công ty sản xuất xà phòng, có công ty sản xuất vải, công ty có tàu làm vận chuyển. Theo mình đây là NGÀNH. Trong công ty mỗi người giữ nhiệm vụ khác nhau, có người làm sale, có người làm kế toán, chứng từ…. Đây theo mình là NGHỀ. Như vậy, bạn đang làm nhân viên kinh doanh cho 1 công ty logistics có nghĩa là bạn đang theo ngành vận chuyển (hậu cần), nghề của bạn là nghề sale.

 

Để bạn phát triển cao nhất trong sự nghiệp của mình đòi hỏi bạn phải phát triển NGÀNH lẫn NGHỀ. Tôi chân thành khuyên bạn như thế. Trong trường đại học, chúng ta chỉ được học về NGÀNH, Chứ theo mình thật sự không đào tạo NGHỀ…. (Ý kiến của riêng mình). Sau khi nói tóm tắt mình sẽ phân tích môi trường kinh doanh của ngành Logsitics, vì ngành ảnh hưởng rất lớn đến nghề.

Để phát triển ngành : Bạn nên trau dồi kiến thức ngoài trường lớp sách vở, còn phải có kinh nghiệm thực tế trong ngành, nên biết ngôn ngữ tiếng Anh.

Phát triển nghề : Đó là những kỹ năng, phán đoán tâm lý khách hàng, kỹ năng này có thể do năng khiểu và tích dần kinh nghiệm trong khi đi làm. Chẳng trường đại học nào dạy bạn cả.

 

Kinh nghiệm làm sale nghề bán cước vận chuyển đường biển, hay còn gọi là sale Logisitcs, Sale forwarding?

 

Ngoài việc sale cước tàu, bạn còn phải đảm nhận việc tư vấn hải quan, trucking cho cả hàng xuất và hàng nhập. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều công ty phân ra bộ phận hàng xuất và bộ phận hàng nhập. Mục tiêu tìm kiếm của bạn là những người làm vị trí xuất nhập khẩu trong một công ty, mà đặc biệt chú ý họ phải là người có quyền quyết định booking tàu cũng như các dịch vụ xuất nhập khẩu.

Định vị bản thân và nghề nghiệp:

Nếu bạn đang làm sale hãng tàu thì mình không nói, Bạn đang là sale forwarder cho 1 công ty logistics thì bạn chính là người môi giới, bạn là người đứng trung gian mua bán. Bạn không có giá trong tay, bạn phải đi xin giá hãng tàu. Dân gian mình hay gọi là “cò”. Như vậy bạn chính là một con “cò” trong một cánh đồng, không hơn không kém. Bạn là người đứng giữa người mua và người bán. Nhưng không phải đơn giản muốn làm cò là cò đâu nhé. Mà bạn phải định vị chính bạn là một người kinh doanh, đam mê và học hỏi là điều tuyệt vời nhất của nghề này. Vì bạn biết rộng, biết nhiều ngành nghề khác nhau. Có rất nhiều người thành công xuất thân từ nghề này.

Nghề forwarder

Môi trường kinh doanh (4/10): So với cách đây 10 năm thì hiện tại ngành logistics không phải còn là một ngành đại dương xanh nữa. Trên thị trường có đến vài trăm công ty hoạt động dạng này, nước ngoài có, công ty Việt Nam có. Với đội sale lên đến cả ngàn sale. Do đó môi trường cạnh tranh cực cao. Chắc là các bạn đang thắc mắc 4/10 là gì?

 

Nếu như bạn mới bước vào nghề trong giai đoạn này, theo mình bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Kinh tế xuống, các doanh nghiệp xuất khẩu chậm lại. Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt, đa phần cạnh tranh về giá. Có những nhân viên vào nghề 4-5 tháng không có khách hàng, đó là chuyện rất bình thường trong thời điểm hiện tại (Mình đang viết bài này vào giữa năm 2014). Ngoài ra, Với những công ty xuất khẩu nhiều đa phần là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên công ty nước ngoài thì thích làm việc với forwarder nước ngoài hoặc hãng tàu của nước họ, và những công ty này xuất FOB rất nhiều.

Ngành này làm theo mối quan hệ quen biết, và có mối lái sẵn. Lợi thế dành cho những người làm lâu năm, và điều này dẫn đến bất lợi cho những bạn mới tham gia vào nghề.

Mình nói thẳng đến vấn đề, và khách quan để một khi các bạn bước chân vào nghề thấy trước được khó khăn và biết cách đối phó với tình huống. Tránh những suy nghĩ tiêu cực “abcd….xyz”. Theo mình điều lợi thế nhất của ngành là bạn có mối lái, do đó đòi hỏi bạn phải kiên trì và nhẫn nại, chịu khó trong công việc. Nhưng khó khăn đang đón chờ bạn…

Mình xin chấm điểm môi trường kinh doanh (4/10)

 

Kinh nghiệm cho người sale FWD mới vào nghề

 

Xác định lợi thế cạnh tranh của công ty bạn là gì. Có những công ty mạnh hàng khô, có công ty mạnh hàng lạnh. Tuyến nào là tuyến có thể cạnh tranh : Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Trung Đông… Khi xác định được thế mạnh cạnh tranh, bạn nên tập trung vào khách hàng đó để sale.

Nếu bạn mới vào nghề bạn sale cơ bản nhất là gọi điện thoại để chào giá, khai thác các thông tin : Xuất hàng gì, cảng đến là cảng nào, loại container 20 hay 40 feet, xin email chào giá.

 

– Chuẩn bị các tình huống khi nói chuyện qua điện thoại : Cách vượt rào khi gọi vào gặp tiếp tân, khách hàng vặn hỏi, khách hàng từ chối….Cái này bạn tự rút cho mình kinh nghiệm thôi, không ai chỉ bạn được cả. và tùy cơ ứng biến.

– Tìm được “Cầu” để đáp “Cung” : rèn luyện kỹ năng bán hàng, phán đoán tâm lý khách hàng, phải tìm được khách hàng cần gì để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

– Chuẩn bị tâm lý thất bại và bị từ chối trong các cuộc điện thoại chào giá : Nếu bạn có tâm lý tốt, bạn sẽ không bỏ cuộc sớm. Hãy vứt bỏ lòng tự ái của bản thân.

– Nắm bắt tình hình thị trường, giá cả thị trường

 

Làm sao để có danh sách khách hàng trong ngành logistics? Đầu tiên bạn nên rà soát lại toàn bộ mối quan hệ sẵn có của bạn. Và chăm chỉ gọi điện thoại khách hàng. Đa phần các bạn mới vào nghề dùng internet để tìm thông tin khách hàng. Thành thạo sử dụng công cụ tìm kiếm như Google. Khi bạn có kinh nghiệm, bạn sẽ tìm từ nhiều nguồn khác nhau.

 

Có các hình thức sale trong nghề như :

 

– Sales FCL: đối tượng chủ yếu các cty xuất nhập khẩu (XNK)

– Sales LCL: Các công ty XNK, các cá nhân có hàng gửi đi, nhập về từ nước ngoài và các FCL forwader (fwd)

– Sales Overseas: (cái này cao siêu hơn à nha): tìm kiếm các cty fwd nước ngoài để làm agent handle hàng cho họ – đây là cách ngồi nhàn, rung đùi hưởng lợi.

 

Ngoài ra, còn một yếu tố không kém phần quan trọng quyết định sự thành công của sales, đó là yếu tố may mắn, và một chút “duyên”. Dù nói như vậy hơi chung chung, trừu tượng, nhưng quả thật có nhiều người may mắn và có duyên bán hàng hơn những người khác trong nghề này, và nhờ đó doanh số của cũng tốt hơn. Tuy nhiên may mắn không phải tự tìm đến bạn, mà bạn phải tự tìm đến nó. Bạn hãy chuẩn bị mọi thứ và may mắn sẽ đến.

 

Khi bạn đã kiên trì và thành công, có những lô hàng đầu tiên. Cảm sẽ cảm nhận bản thân mình thay đổi rất nhiều, bạn học được rất nhiều kỹ năng giao tiếp, nhìn nhận xã hội và ngành nghề rộng hơn. Đó là yếu tố cần thiết cho một doanh nhân trong tương lại. Vì bạn đã trãi qua khó khăn và đã vượt qua, thì sau này mọi chuyện bạn gặp phải chỉ là chuyện nhỏ. Nó giúp ích cho bạn rất nhiều, chẳng hạn trong cuộc sống, bạn sẽ nắm bắt được tâm lý rất nhanh của người xung quanh bạn…

 

Chúc bạn thành công, may mắn trong cuộc sống.

 

 

Nguồn: SONGANHLOGS

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024