Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/09/2019 20:09 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 10 Thói Quen Để Học Tập Hiệu Quả


Những thói quen học tập hiệu quả -- học tập thông minh hơn -- nên được biết đến để cải thiện khả năng ghi nhớ tài liệu đọc tốt hơn. Những thói quen trên bao gồm tiếp cận việc học với một thái độ đúng đắn, chọn môi trường phù hợp cho mình, giảm thiểu sự sao lãng, xây dựng kế hoạch học tập thiết thực, và tận dụng những trò chơi về khả năng ghi nhớ.

Sinh viên thường phải vật lộn với rất nhiều thứ trong cuộc, và bởi vì tất cả những cạnh tranh đã chiếm hết sự chú ý của bạn, nên tập trung vào việc học đôi khi rất khó khăn. Và nếu bạn đang đi học, bạn phải học tối thiểu chút ít để có thể tiến bộ theo năm tháng.

Nếu muốn cải thiện điểm số, bạn cần tạo cho mình những thói quen học tập hiệu quả hơn. Chìa khóa giúp bạn học tập hiệu quả không nằm ở chỗ nhồi nhét kiến thức hay tăng thời gian học, nhưng là học tập cách thông minh hơn. Bạn có thể bắt tay thực hiện điều ấy chỉ với 10 thói quen học tập hiệu quả và đã được kiểm chứng dưới đây.

1. Cách bạn tiếp cận việc học.   

Khá nhiều người cho rằng học tập là một nhiệm vụ cần thiết, chứ không phải là sự thích thú hay cơ hội để học thực sự. Điều đó cũng đúng, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cách bạn tiếp cận điều gì cũng quan trọng không kém cách bạn thực nó. Có một lối tư duy đúng đắn là điều quan trọng giúp bạn học tập thông minh hơn.

Đôi lúc, bạn không thể “ép” bản thân suy nghĩ đúng đắn, và trong những lúc như thế, điều bạn cần làm đơn giản là tạm ngưng việc học tập. Nếu bạn đang bị phân tán bởi vấn đề của những mối quan hệ, một trò chơi sắp được phát hành, hay việc hoàn thành một dự án quan trọng nào đó, thì học tập sẽ chỉ trở thành một bài tập vô ích. Hãy trở lại với việc học khi mà bạn không bị phân tán (hay bị ám ảnh!) bởi một điều gì trong cuộc sống.

Những tuyệt chiêu giúp bạn cải thiện tư duy học tập:

  1. Hướng suy nghĩ của mình tích cực hơn khi bạn học, và tự gợi nhớ những kỹ năng và khả năng của bản thân.
  2. Tránh những suy nghĩ tiêu cực. Thay vì nghĩ, “Tôi là một kẻ rắc rối, tôi sẽ không bao giờ có đủ thời gian để ôn bài thi.”, bạn nên nghĩ, “Có vẻ bây giờ học thì hơi muộn, nhưng không sao, bởi vì tôi sẽ học ngay bây giờ, nên sẽ xong sớm thôi.”

 3. Tránh những suy nghĩ tuyệt đối. Thay vì nghĩ “Tôi luôn làm mọi thứ rối     tung hết lên”, bạn có thể nghĩ thoáng hơn, “Lần này tôi làm chưa tốt, tôi nên làm gì để cải thiện nhỉ?”

   4. Tránh so sánh bản thân với người khác, bởi vì bạn thường chỉ cảm thấy bạn thân mình tệ hơn. Kỹ năng và khả năng của bạn là độc nhất, và chỉ có một mình bạn sở hữu chúng.
2. Địa điểm học cũng rất quan trọng.

Rất nhiều người mắc sai lầm khi học ở một nơi thực sự không có lợi cho việc tập trung. Một nơi đầy sự sao lãng sẽ trở thành nơi học kém chất lượng. Ví dụ, nếu bạn thử học ở phòng ký túc xá, bạn có thể sẽ bị thu hút bởi những thứ thú vị như máy tính, TV, hay bạn cùng phòng hơn là cái đống tài liệu bạn đang phải cố tiêu hóa.

Thư viện, một góc trong phòng sinh viên hoặc phòng học, hoặc một quán cà phê yên tĩnh là những nơi lý tưởng để thử. Hãy đảm bảo bạn có thể chọn được chỗ yên tĩnh ở những nơi như thế này, chứ không phải những nơi tụ tập đông đúc, ồn ào. Hãy tìm kiếm những địa điểm trong và ngoài khuôn viên trường, đừng chỉ chọn địa điểm đầu tiên như là nơi “đủ tốt” cho nhu cầu và thói quen của bạn. Tìm cho mình một địa điểm học tập lý tưởng là việc làm cần thiết bởi vì đây là điều đáng tin bạn có trong vài năm tới.

3. Hãy mang theo mọi thứ bạn cần, không có gì là bạn không cần đâu.

Thật không may, khi đã tìm được một nơi lý tưởng để học tập, mọi người thường đem theo những thứ họ không cần. Lấy ví dụ, có vẻ như ghi chú bằng máy tính xách tay những điều để tham khảo lần sau là lý tưởng, nhưng đối với nhiều người, máy tính là một sự phân tâm mạnh mẽ vì tính linh hoạt của nó. Chơi game, kiểm tra thông báo, nhắn tin và xem clip là những sự gián đoạn thần kỳ không hề liên quan đến việc học. Do đó, hãy tự vấn bản thân rằng bạn có thực sự cần ghi chú bằng máy tính không, hay chỉ bằng những mảnh giấy đã lỗi thời và bút. Để điện thoại trong túi xách hoặc balô để giữ cho sự phân tâm tránh xa bạn nhất có thể.

Đừng quên những thứ bạn cần phải học ở lớp, cho kỳ thi hay tài liệu bạn cần lưu ý cho buổi học. Không có gì lãng phí thời gian hơn việc cứ phải chạy tới tui chỉ vì bạn quên một quyển sách, tài liệu quan trọng hay những nguồn khác bạn cần để có thể thành công. Nếu bạn có thể học khi đang nghe bản nhạc mình yêu thích, hãy giảm thiểu việc tương tác với điện thoại khi đổi bài hát. Điện thoại là một công cụ có khả năng giết chết thời gian và là một trong những kẻ thù hàng đầu của sự tập trung.  

4. Phác thảo và viết lại ghi chú của bạn.

Nhiều người nhận thấy việc giữ nguyên định dạng phác thảo chuẩn giúp họ rút ngắn thông tin thành những phần cơ bản nhất. Họ thấy rằng việc kết nối các khái niệm tương tự nhau giúp cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn mỗi khi đến kỳ thi. Điều quan trọng là các bản thảo viết tay chỉ trở thành công cụ học tập khi chứa đựng từ ngữ và kết cấu của chính bạn. Mỗi người đều có cách kết nối thông tin giống nhau độc nhất vô nhị (thường được gọi là “quá trình liên kết thông tin bởi tâm lý học nhận thức). Do đó, khi bạn được phép sao chép ghi chú và bản thảo của người khác, hãy đảm bảo bạn chuyển chúng thành thông tin và định nghĩa theo ngôn ngữ của mình.

Thật hữu ích khi sử dụng càng nhiều giác quan càng tối khi học, bởi vì đối với nhiều người, khi sử dụng giác quan, thông tin được lưu lại dễ dàng hơn. Đó là lý do vì sao viết ghi chú lại đứng ở vị trí đầu tiên - nó chuyển thông tin thành từ ngữ bạn có thể hiểu. Đọc thành tiếng những gì bạn ghi chú trước một kỳ thi quan trọng cũng là một phương thức sử dụng giác quan để học.

5. Sử dụng những trò chơi trí nhớ (những cách giúp trí nhớ).

Những trò chơi trí nhớ, hay còn gọi là cách giúp trí nhớ, là phương pháp giúp ghi nhớ những mẩu thông tin bằng cách sử dụng một chuỗi liên kết đơn giản các từ phổ biến. Hầu hết mọi người thường ghép các từ lại để tạo thành một câu vô nghĩa nhưng dễ nhớ. Ký từ đầu của mỗi từ có thể được dùng để viết tắt cho điều mà bạn đang cố gắng ghi nhớ. Ví dụ của phương pháp ghi nhớ phổ biến nhất chính là “Every Good Boy Deserves Fun”. Bằng việc ghép các chữ cái đầu - EGBDF - sinh viên học nhạc có thể ghi nhớ được năm nốt cơ bản của khóa son.

Mấu chốt của những cách giúp trí nhớ này là những cụm từ hoặc câu mới mà bạn nảy ra giúp dễ ghi nhớ những từ ngữ hoặc thông tin trong quá trình học. Tuy nhiên, cách này có thể sẽ không hiệu nghiệm với tất cả mọi người, nên nếu không mang lại hiệu quả cho bạn, đừng dùng chúng.

Cách giúp trí nhớ thật sự hữu ích vì bạn phải động não để ghi nhớ những hình ảnh và hoạt động trực quan hơn là ghi nhớ một danh sách các đề mục. Điều này đồng nghĩa với việc trí nhớ của bạn sẽ trở nên tốt hơn.

6. Tự luyện tập hoặc luyện tập cùng với bạn bè.

Câu tục ngữ của người xưa, có công mài sắt có ngày nên kim, là hoàn toàn đúng. Bạn có thể thực hành bằng các bài tự kiểm tra bản thân, những câu đố trước đây, hay thẻ ghi chú (tùy thuộc vào loại khóa học nào và phương án nào đang có sẵn). Nếu không có sẵn, bạn có thể tự chuẩn bị cho mình và các bạn cùng lớp một bài luyện tập (hay tìm một ai đó sẵn lòng luyện tập cùng bạn). Nếu một bài luyện tập hay kiểm tra cũ đang có sẵn, hãy tận dụng nó như một sự hướng dẫn - nhưng đừng học để chỉ luyện tập những bài kiểm tra cũ! (Khá nhiều sinh viên xem chúng như một bài kiểm tra thực sự để rồi thất vọng khi bài kiểm tra của chúng không giống với bài kiểm tra cũ). Những bài kiểm tra như vậy giúp bạn hiểu được bề rộng nội dung ôn tập và các loại câu hỏi để mong chờ, chứ không phải tài liệu thực tế để học.

Một số sinh viên thích ôn bài với một nhóm bạn bè hoặc bạn cùng lớp. Những nhóm như vậy hoạt động hiệu quả nhất khi sĩ số nhỏ (4 hoặc 5 người), với những người có cùng năng lực học hay học chung lớp. Các nhóm khác nhau sẽ có những hình thức học khác nhau. Vài nhóm thích việc cùng nhau học qua từng chương và cùng nhau vấn đáp trước khi thông qua chương đó. Những người khác thích so sánh ghi chú trong lớp học và xem lại tài liệu để đảm bảo không bỏ lỡ bất kỳ điểm mấu chốt nào. Loại hình học nhóm như vậy có thể giúp ích cho nhiều sinh viên, nhưng không phải tất cả.
 

7. Lập cho mình kế hoạch học tập mà bạn có thể thực hiện
 

Khá nhiều người xem việc học chỉ như công việc để làm khi rảnh rỗi. Nhưng nếu bạn lên lịch học trùng với lịch ở trường, bạn sẽ cảm thấy việc học trở nên ít phức tạp hơn trong một thời gian dài. Thay vì phải nhồi nhét vào những phút cuối, bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn bởi vì bạn đã không hoãn tất cả việc học của mình rồi đưa vào một cuộc chạy đua 12 tiếng. Dành ra 30 đến 60 phút mỗi ngày để học bài trước hoặc sau khi lên lớp sẽ khiến mọi việc dễ dàng hơn và bạn học được nhiều thứ hơn ngoài tài liệu.

Bạn nên học thường xuyên trong cả học kỳ nhiều lớp nhất có thể. Một vài sinh viên đều học mỗi ngày, trong khi một vài sinh viên khác thì hoãn việc học một hay hai lần một tuần. Tần suất không quan trọng bằng việc bạn thực sự học trên một nền tảng đều đặn. Dù cho bạn chỉ mở sách mỗi tuần một lần khi đến lớp thì vẫn tốt hơn việc chờ đến kỳ thi rồi nhồi nhét một đống kiến thức vào đầu.

Việc lên lịch học thậm chí sẽ còn quan trọng hơn nếu bạn muốn học nhóm. Nếu chỉ có một nửa số thành viên cam kết sẽ có mặt đầy đủ trong mỗi buổi học nhóm thì bạn nên tìm nhóm khác có những thành viên cùng chí hướng với mình.

8. Nghỉ giải lao (và tự thưởng cho mình!)

 

Bởi vì học tập được xem như một việc vặt hay nghĩa vụ nên bản tính con người thường hay tránh né. Tuy nhiên, nếu bạn mong có được sự đền bù xứng đáng để có thể củng cố hơn những gì mình đang làm, bạn sẽ bất ngờ với sự dần thay đổi thái độ của chính mình.

Sự đền bù bắt đầu từ việc chia nhỏ thời gian thành những phần dễ quản lý. Đối với nhiều người, việc học suốt 4 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ thì không hề vui vẻ hay thiết thực gì. Học 1 tiếng, nghỉ giải lao 5 phút và ăn nhẹ sẽ giúp việc học thú vị và bền vững hơn. Chia nhỏ thời gian học thành từng phần sẽ mang lại ý nghĩa và hiệu quả cho bạn. Nếu bạn phải tiêu hóa cả một chương sách giáo khoa, xác định các phần trong chương đó rồi đọc và ghi chú từng phần một. Có thể bạn chỉ làm việc được với một phần một lúc, có thể hai phần một lúc. Hãy tìm ra giới hạn làm việc hiệu quả cho mình.

Nếu bạn làm được những gì đã đề ra (như là một lúc có thể làm việc được với hai phần của một chương), hãy tự thưởng cho bản thân một phần thưởng thực sự. Có thể đó là, “Tôi sẽ tự thưởng cho mình một bữa tráng miệng hoành tráng vào bữa tối nay”, hay “Tôi sẽ dành ra 30 phút để chơi game nếu như tôi đọc được hai phần của một chương sách”. Vấn đề là tìm ra một phần thưởng tuy nhỏ nhưng thiết thực và kiên trì với nó. Nhiều người nghĩ điều này thật ngớ ngẩn bởi vì một khi đặt giới hạn cho mình, bạn cũng có thể dễ dàng ngó lơ nó. Nhưng, bằng việc đặt những giới hạn cho hành vi, bạn đang thực sự tự rèn luyện kỷ luật cho mình, và đó là một kỹ năng hữu ích trong cuộc sống.

9. Giữ gìn sức khỏe và cân bằng cuộc sống.

 

Tôi hiểu, thật khó để có thể sống một cuộc sống cân đối khi còn đang đi học. Nhưng nếu bạn tìm thấy càng nhiều sự cân bằng trong cuộc sống, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu dành cả thanh xuân chỉ để chú tâm vào một mối quan hệ hay việc giải trí, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của mình rất dễ mất cân bằng. Một khi đã mất cân bằng, những điều bạn không lưu tâm đến, ví dụ như việc học, trở nên khó nhằn hơn. Nhưng cũng đừng dành cả thanh xuân chỉ để học, hãy kết bạn, thường xuyên liên lạc với gia đình và tìm cho mình những đam mê ngoài trường lớp mà bạn có thể thích thú và theo đuổi.

Cân bằng cuộc sống không phải là điều được dạy, mà đến từ việc trải nghiệm thật trong cuộc sống. Bạn có thể nỗ lực cần bằng sức khỏe và cơ thể mình bằng những cách bạn đã biết đó, ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Không có lối tắt nào dẫn đến sức khỏe. Vitamin và thảo dược chỉ có thể giúp bạn trong một thời gian ngắn chứ chúng không thể thay thế cho những bữa ăn và việc tập luyện thể dục (hãy bắt đầu bằng việc đi bộ đến trường khoảng một đến hai tiếng mỗi ngày).

Hãy xem vitamin và thảo dược đúng với bản chất của chúng, như là một chất bổ sung cho chế độ ăn uống hàng ngày. Những loại thảo mộc thông thường như bạch quả, nhân sâm và rau má giúp bạn tăng cường trí óc, khả năng tập trung, năng lực, hành vi, sự tỉnh táo và cả sự thông minh. Nhưng cũng có thể chúng không hiệu nghiệm đối với bạn nên đừng phụ thuộc vào chúng mà quên đi việc chăm chỉ học hành.

10. Biết được giáo viên kỳ vọng gì ở lớp học.

 

Các giáo viên có những kỳ vọng khác nhau ở sinh viên của họ. Việc ghi chú và lắng nghe ở lớp (và cả việc đi học đều đặn) là một khởi đầu tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn dành thời gian cho giáo viên hoặc trợ lý giáo sư. Nói chuyện với giáo viên từ trước - đặc biệt nếu thấy trước một khóa học khó khăn đang chờ mình - sẽ giúp bạn hiểu các yêu cầu của khóa học và kỳ vọng của giáo viên nơi bạn. Có thể hầu hết sinh viên trong lớp đó đều mong đạt điểm “C” bởi vì tài liệu quá khó. Biết trước những điều đó cũng sẽ giúp đặt ra kỳ vọng cho chính mình.

Hãy tập trung trong lớp học. Nếu giáo viên viết lên bảng hay trình chiếu điều gì, thì có nghĩa là điều đó quan trọng. Nhưng nếu họ chỉ nói thì những điều đó cũng quan trọng không kém. Hãy chép lại những điều được trình chiếu, nhưng cũng đừng bỏ ngoài tai những gì giáo viên nói. Vài sinh viên thường chỉ tập trung ghi chép mà không chú ý những gì giáo viên giảng. Nếu bạn chỉ chép lại một khía cạnh trong bài giảng của giáo viên ( ví dụ như những gì họ viết lên bảng), bạn có thể sẽ bỏ lỡ nửa tiết học.

Đừng quên việc học!

Học không chỉ để thi như hầu hết sinh viên nghĩ. Học là một sự nỗ lực để thực sự biết về những thứ xung quanh mà có cả điều bạn bận tâm. Vì vậy, khi bạn phải học những thứ mình không hề thích, hãy vẫn cứ tìm kiếm những điều thú vị xuất phát từ mỗi trải nghiệm.

Đến lúc nhận ra trường học là một điều tuyệt vời, bạn sẽ đang sống nửa đời còn lại với một đống trách nhiệm về con cái, sự thế chấp, áp lực công việc, v.v… Nên hầu hết mọi người sẽ không còn thời gian cũng như sức lực để đi học lại. Vậy nên hãy tận dụng thời gian để học bởi vì bạn sẽ biết ơn những cơ hội sau này.

------------------------------------------

Tác giả: John M. Grohol, Psy.D.

Link bài gốc: 10 Highly Effective Study Habits

Dịch giả: Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc - ToMo: Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024