Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/10/2016 19:10 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Xin việc – Rớt ngay vòng gửi xe. Tại sao!?


Xin việc – Rớt ngay vòng gửi xe. Tại sao!?

Đã bao lần bạn gửi hồ sơ đến nhà tuyển dụng (NTD) nhưng rồi tất cả chỉ rơi vào lặng im, không một cuộc gọi hẹn mời phỏng vấn. Tức là bạn đã bị rớt ngay từ “vòng gửi xe”. Trong mong muốn, làm sao các ứng viên phải khiến NTD rất khó nghĩ, rất cân nhắc khi phải loại hồ sơ này, đánh trượt ứng viên kia. Mình xin mở bàn tròn đi tìm giải đáp cho câu hỏi, “Tại sao bạn bị đánh rớt ngay từ vòng gửi xe?”.
Phần một của chuỗi trao đổi xin bắt đầu bằng “vòng gửi xe”, khi ứng viên đang loay hoay gửi email xin việc, với những lý do đánh rớt có thể khiến nhiều người bất ngờ.

 

cach-viet-email-xin-viec

Một địa chỉ email “xì tin”
Lý do đầu tiên và cũng là lời khuyên đầu tiên, bạn hãy khởi tạo một tài khoản email với tên họ thật của mình.
Nếu tên bị trùng hãy thêm ngày sinh, nơi ở v.v… để tài khoản trở nên “available”.
Hãy tạm biệt những email “xì tin” đại loại như, cogaimongmo@gmail.com, anhchangdeptrai@gmail.com…
Một email như thế dễ khiến NTD e ngại bạn chưa đủ sự trưởng thành cho công việc.

Một email không có chủ đề (title) hoặc chủ đề không được đặt đúng cách
Email gửi đến NTD không có chủ đề (title), một lỗi căn bản của không ít ứng viên.
Đặt chủ đề cho email là việc phải nhớ, nhưng đặt như thế nào cũng cần một chút kỹ năng.
Có những “title” rất chân phương như “xin việc”, “xem giúp em”, “em nộp hồ sơ xin việc”, nhưng liệu bạn có thể thuyết phục NTD hơn từ cách đặt chủ đề???

vd-thie-tieu-de

Đây là một dạng chủ đề email xin việc, “Email ung vien – NV kinh doanh – Le Van A”.
Ta cùng phân tích trên phương diện NTD.
Trong một ngày, NTD không chỉ nhận mỗi email tuyển dụng mà còn nhiều email khác.
Việc bạn ghi rõ “Email ung vien” là giúp họ phân loại và có kế hoạch check email.
Lại thêm, có thể họ tuyển nhiều vị trí thì được bạn nói rõ, “Em ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh”, và nếu họ đang cảm thấy hài lòng, thì tên “Le Van A”, sẽ khiến họ để ý đến bạn nhiều hơn.
Chủ đề email như vậy có thuyết phục hơn với một email không “title” hoặc nếu có thì rất là “chân phương”? Câu trả lời xin dành cho bạn.
KETNOI247.NET bổ sung chút ý nhỏ, tên tiêu đề không nên dài (8~10 từ là ổn) và không nên là tiếng Việt có dấu để tránh lỗi định dạng font chữ.

Một email không có (hoặc gần như không có) nội dung
Không ít ứng viên vừa đọc thông tin “Vui lòng gửi hồ sơ xin việc qua email…” là chạy thằng ra tiệm, scan hồ sơ, mở email, đính kèm các file, điền email NTD rồi chỉ vậy và kích nút “SEND”.
Một email “cộc lốc” hoặc nếu có, chỉ vài chữ sơ sài “Em gửi hồ sơ”, “Xin chờ hồi âm”.
Này các bạn trẻ, hãy đặt mình là NTD, liệu bạn cảm thấy hài lòng không với một email “cộc lốc” như vậy?!

email-khong-co-gi-ca

Một email không có thưa/gửi
Một email không thưa gửi, chẳng khác việc bạn đang hỗn khi nói trống với người lớn.
Xưa nhỏ, được cha mẹ nhắc nhở. Giờ lớn, NTD họ không rảnh nhắc nhưng sẽ loại bạn từ “vòng gửi xe”. Vậy nên, hãy nhớ “Kính gửi” / “Kính thưa” khi bắt đầu một email xin việc.

email-ko-thua-gui

Một email không có Chữ ký/Signature
Hãy cài đặt để khi bạn soạn email thì chữ ký/signature được mặc định ở cuối thư.
Theo văn hóa/quy định sử dụng email, chữ ký/signature là một thành tố cần (phải) có. Bạn hãy nhớ điều này.

email-phai-co-chu-ky

Một email mắc lỗi đính kèm file
Cùng hình dung về tình huống, NTD nhận một email với cách đính kèm file rất “amatuer”.
Một sơ yếu lý lịch là bốn mặt giấy, thì bạn gửi bốn file ảnh.
Quán photocopy đầu ngõ đặt tên abc, ywz… thì bạn cũng y nguyên vậy mà gửi đi.
Câu hỏi là tại sao bạn không kết nối bốn mặt giấy sơ yếu lý lịch vào một file và đặt tên file là “So yeu ly lich”.
Và hãy làm tương tự cho nhiều nội dung đính kèm khác.

loi-dinh-kem-file

Hình dưới là một ví dụ tham khảo về việc chèn file trong email xin việc

dinh-kem-file

Thêm một lưu ý, dung lượng file đính kèm nên dưới 10MB, nếu lớn hơn, bạn chưa biết làm sao, hãy hỏi bạn bè, hỏi google hoặc có thể nhắn tin hỏi KETNOI247.NET (https://www.facebook.com/ketnoi247.net/)

Một email mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
Email la liệt các lỗi chính tả, hành văn lủng củng, hẳn nhiên, bạn sẽ nhận nhiều điềm trừ từ NTD. Giải pháp tình thế là bạn nên nhờ một người bạn “văn hay, chữ tốt” xem giúp nội dung email trước khi gửi email. Nhưng về lâu dài, hãy cố gắng rèn sửa khi còn chưa muộn.

Một email gặp lỗi hình thức trình bày (format/font)
Email xin việc khác với một email có tính chất chúc mừng, hiếu hỉ.
Vậy nên, hãy tránh những font chữ uốn lượn, những màu chữ đỏ, tím, vàng…
Cũng cần một chút tinh ý, để bố cục email được dễ nhìn (xuống dòng/ngắt quãng/gạch đầu dòng…)

Một email với những nhầm lẫn tai hại
Email xin việc Công ty A, nhưng mở đầu email lại “Kính gửi Công ty B” hoặc đơn xin việc/CV đính kèm lại thấy chỉ đề cập Công ty B. Dù bởi/vì/do nguyên nhân gì, thì NTD đã đánh giá bạn là người không cẩn thận, không tập trung cho công việc… và bạn bị “knock out” từ vòng gửi xe như thế.

Gần như tất cả các nhà tuyển dụng hiện nay đều chọn hình thức nhận hồ sơ xin việc qua email. Vậy nên, qua trao đổi đầu tiên này, KETNOI247.NET hy vọng nhiều bạn trẻ sẽ tránh gặp phải những lỗi rất cơ bản khi sử dụng email, để những lỗi trên không còn là “sự bởi vì” cho việc bạn sẽ bị đánh rớt ngay từ vòng gửi xe.

KETNOI247.NET



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024