Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/09/2016 23:09 # 1
Vothoaitram
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 16/140 (11%)
Kĩ năng: 17/70 (24%)
Ngày gia nhập: 27/08/2015
Bài gởi: 926
Được cảm ơn: 227
Những điều cần lưu ý khi tìm việc làm qua mạng internet


Những điều cần lưu ý khi tìm việc làm qua mạng internet

Các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ tăng tưởng gần đây của thị trường lao động Hoa Kỳ dần đình trệ, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này trong tháng qua lại giảm xuống còn 7.2%. Điều này ban đầu được xem là kết quả của sự phục hồi kinh tế rộng khắp. Nó cũng phản ánh xu hướng đang diễn ra ở các quốc gia phát triển trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh hoàn cảnh đang cải thiện dần, vẫn có nhiều yếu tố giúp người tìm việc kết nối với thị trường tuyển dụng tạo ra những buổi phỏng vấn xin việc cho mọi người. Một trong những yếu tố nổi bật đó là kỹ thuật tuyển dụng trực tuyến và qua điện thoại tăng cao và được sử dụng rộng rãi, phổ biến với hơn 86% người tìm việc.

Với thực tế rằng tuyển dụng trực tuyến đang là cách tương đối mới, người tìm việc tiếp tục sai lầm khi tìm kiếm và ứng tuyển vào các vị trí. Những sai lầm này có thể gây bất lợi cho bạn khi tìm việc, hãy cân nhắc những điều dưới đây trước khi bắt đầu tìm đến những trang mạng tuyển dụng trực tuyến.

1.Dùng đi dùng lại một kiểu đơn xin việc: Lĩnh vực trực tuyến là không gian dễ gây nhầm lẫn, là nơi các chuyên gia tương tác dựa trên nền tảng hàng ngày. Với suy nghĩ đó, việc các công ty tuyển dụng chia sẻ thông tin về ứng cử viên tiềm năng là rất dễ xảy ra và điều đó sẽ làm nổi bật sự không nhất quán trong sơ yếu lý lịch của bạn hoặc việc nộp đơn vin việc mẫu cho nhiều vị trí. Việc nộp 1 đơn xin việc online mẫu cho nhiều vị trí sẽ gây bất lợi cho bạn khi kiếm việc vì nó chỉ ra rằng bạn không phân  biệt giữa vai trò của các nhà tuyển dụng trước khi liên hệ.

10 điều cần lưu ý khi tìm việc trên mạng

10 điều cần lưu ý khi tìm việc trên mạng

2. Không tìm hiểu nhà tuyển dụng cá nhân và doanh nghiệp: Có một sự hiển nhiên khi săn việc trực tuyến đó là công việc được quảng cáo với mô tả, hướng dẫn và thông tin về lương hàng năm khá chi tiết. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định có cơ sở khi nộp đơn ứng tuyển, nhưng bạn cần biết rằng mình không nên tự mãn mà quên đi việc tìm hiểu về nhà tuyển dụng tiềm năng. Nghiên cứu kỹ công việc và xem xét văn hóa doanh nghiệp mà bản thân còn thắc mắc sẽ giúp bạn xác định chính xác liệu doanh nghiệp đó có phải là lựa chọn phù hợp không.

3. Để lòng tham ảnh hưởng đến lựa chọn công việc: Bạn sẽ dễ đánh mất động lực làm việc khi thấy có quá nhiều cơ hội tiềm năng. Ví dụ như quá tham lam trong cách tiếp cận và liệt kê công việc theo mức lương, bạn sẽ khiến bản thân bị lòng tham điều khiển và không xem xét những yếu tố quan trọng khác như bảo hiểm công việc, tầm nhìn dài hạn và khả năng thăng tiến. Trước khi bỏ qua một công việc nào đó, bạn cần dành thời gian nhớ lại điều tiên quyết và cân nhắc liệu công việc có tạo điều kiện cho mình đạt mục tiêu chuyên môn và mục tiêu cá nhân không.

4. Không nộp đơn vì không nghĩ bản thân phù hợp với công việc: Thỉnh thoảng bạn kiếm được một công việc hấp dẫn nhưng không ứng tuyển vì nghĩ mình thiếu tiêu chuẩn hay kinh nghiệm liên quan. Đó là một sai lầm lớn vì bạn có thể có những thứ để bù lại, giúp bạn trở thành một ứng cử viên nổi bật cho công việc đó. Tốt hơn hết bạn nên để nhà tuyển dụng làm công việc của họ và đưa ra quyết định có cơ sở.

5. Ứng tuyển nhưng không thực sự hiểu công việc: Việc hiểu về công việc tiềm năng trước khi ứng tuyển cũng rất quan trọng. Nếu bạn thiếu những tiêu chuẩn mà công việc yêu cầu hoặc không thể thể hiện kỹ năng việc làm liên quan như nhà tuyển dụng mong muốn thì bạn cần có cách nhìn khác và tìm công việc phù hợp hơn. Nếu không bạn sẽ gây lãng phí thời gian của người khác cũng như làm ảnh hưởng đến hình ảnh ứng viên đáng tin của mình.

6. Bày tỏ sự thất vọng lên mạng: Dù không được tuyển dụng trong một ngày hay cả năm dài thi săn việc trực tuyến cũng có thể khiến bạn thất vọng. Công ty tuyển dụng không phải lúc nào cũng chủ động cung cấp thông tin về ứng viên nhưng nhà tuyển dụng tiềm năng thì lại có nhiều thời gian đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn không thể đưa suy nghĩ tiêu cực lên mạng vì điều này sẽ cản trở cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và khiến nhà tuyển dụng không muốn làm việc với bạn nữa.

7. Để lòng tự tôn ảnh hưởng đến công việc: Thị trường tuyển dụng gần đây tăng đáng kể những vẫn có những ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi kinh tế suy thoái trước đó và sự phát triển của công nghệ. Nếu bạn thất nghiệp do sự suy yếu của ngành công nghiệp bạn chọn thì hãy sẵn lòng bắt đầu lại và tiếp cận lại thị trường tuyển dụng chấp nhận mức lương thấp, công việc tạm thời nếu cần. Nếu để lòng tự tôn quá lớn thì chắc bạn sẽ còn thất nghiệp trong thời gian dài nữa đấy.

8. Không biết cách giới thiệu bản thân và kỹ năng mình có: Nhờ có các công cụ mạng xã hội việc làm, việc dùng phương tiện truyền thông để tiếp cận nhà tuyển dụng tiềm năng là điều dễ hơn bao giờ hết. Các công cụ này cung cấp một môi trường để bạn 'tiếp thị' bản thân và những kỹ năng đặc trưng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, thành tựu đạt được hay tính cách giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Nếu bạn không chủ động thể hiện và tiếp thị những kỹ năng này, bạn sẽ thua kém các ứng cử viên mạnh khác – những người luôn sẵn sàng tiếp thị bản thân họ.

9. Tạo một CV nhạt nhẽo, thiếu chi tiết: Có nhiều mẫu CV bạn có thể tham khảo nhưng nội dung bên trong cần ngắn gọn, đủ thông tin và chi tiết về những điều bạn có thể đem lại cho nhà tuyển dụng. Nếu không làm được như vậy, bản CV của bạn sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô nghĩa và khó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tránh viết những thông tin không liên quan và cũng không nên viết quá 4-5 trang.

10. Không biết cách kiểm soát phương tiện truyền thông: Mặc dù phương tiện truyền thông và mạng xã hội việc làm có thể dùng để thể hiện sự đáng tin của bạn, vẫn có nguy hiểm không ngờ tới khi dùng phương tiện truyền đạt trực tuyến. Twitter là một ví dụ. Bạn nên kiểm soát những gì đưa lên mạng và cũng không để bạn bè mời xem những thông tin không phù hợp.

15 sai lầm cần tránh khi nộp hồ sơ xin việc

Bạn đang trăn trở làm sao để tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhà tuyển dụng bằng hồ sơ xin việc của mình? Nếu vậy, hãy tránh mắc phải 15 sai lầm ngớ ngẩn nhất sau đây:

1. Viết thư xin việc dài và lủng củng: Nếu bạn viết một bức thư xin việc rất dài, nhà tuyển dụng thậm chí sẽ không bao giờ thèm ngó mắt tới nó nữa. Bí mật ở đây là liệt kê một cách tóm tắt những tố chất khiến bạn phù hợp với công việc, kinh nghiệm của bạn và những điều bạn sẽ đóng góp cho công ty.

2. CV của bạn quá dài hoặc quá ngắn: Nhà tuyển dụng, họ luôn bận rộn. CV xin việc của bạn có thể chỉ là 1 trong 500 cái CV họ nhận được. Độ dài 2 trang là lý tưởng cho một ứng viên đã có kinh nghiệm. 1 trang sẽ phù hợp cho những bạn vừa bước chân vào thị trường lao động

3. Bạn không sử dụng những từ khóa liên quan: Nhà tuyển dụng thường sẽ loại bớt những ứng viên không phù hợp trong bước lọc đầu tiên thông qua tìm những 'từ khóa' liên quan đến công việc. Nếu bạn không sử dụng chúng trong CV, nhiều khả năng CV của bạn sẽ bị từ chối rồi đó. Bạn có thể tránh lỗi này bằng cách đọc kỹ bản mô ta công việc và quảng cáo tuyển dụng, từ đó bạn sẽ biết được đâu là những “từ khóa” quan trọng. Sau đó, hãy tìm cách thể hiện những khả năng và kinh nghiệm hiến có của bạn qua những từ khóa này.

4. Không trung thực: Khi biết CV, nhiều bạn tuyên bố rằng có những kinh nghiệm, khả năng liên quan hay có chứng nhận này, chứng nhận nọ - những thứ không-có-thật. Và nếu bạn có vượt qua vòng CV để đến vòng phỏng vấn thì những thông tin đó sẽ chống lại chính bạn mà thôi. Nhà tuyển dụng sẽ có những phương pháp để kiểm chứng.

5. You attach a file named ‘resume’: Nếu bạn nộp hồ sơ xin việc online như gửi email chẳng hạn và bạn đính kèm file với cái tên chung chung như 'CV', 'resume', 'sơ yếu lý lịch'... Đó là một sai lầm nghiêm trọng đấy. Nhà tuyển dụng sẽ gặp khó khăn khi tìm kiến hồ sơ của bạn. Hãy lưu tên file đính kèm với tên của chính bạn. Ví dụ như “ Nguyễn – Văn – A-CV”. Hãy nhớ rằng hiện nay khoảng 25% nhà tuyển sụng chỉ chọn hồ sơ trực tuyến thôi. Họ sẽ loại ngay những hồ sơ gửi qua đường bưu điện. nhớ kiểm tra hồ sơ cẩn thân trước lúc gửi nhé.

6. Sử dụng từ ngữ không rõ ràng khi nói về kinh nghiệm làm việc  : Nếu bạn dùng những từ như 'hỗ trợ' (support), “ giúp đỡ' (assist) hay 'chịu trách nhiệm cho' (responsible for), bạn sẽ không bao giờ lọt được vào danh sách tiềm năng đâu. Bí mật ở đây là bạn phải dùng nhiều hơn những từ ngữ cụ thể mà nêu chi tiết được bạn làm gì, ở đâu và đạt thành tích nào.

  • Đã viết và triển khai một chính sách về việc nghỉ vắng mặt, giúp giảm mức độ nghỉ từ 25% xuống 11% trong vòng 12 tháng.
  • Quản lý chương trình tái cơ cấu, giúp giảm giảm 15% chi phí vận hành sau 2 năm làm việc
  • Triển khai chính sách truyền thông đại chúng làm tang 30%

7. Viết những thông tin cá nhân không liên quan: Ngoại trừ một số nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nêu rõ khi tuyển những vị trí đặc biệt như tiếp viên hàng không, lễ tân... Còn lại bạn không nên&viết những thông tin về chiều cao, cân nặng, dân tộc,...hay cả tình trạng hôn nhân trong CV. Điều này được coi như không cần  thiết và có thể để lại ấn tượng không hay. Nếu bạn nói là bạn có rất nhiều kinh nghiệm chơi game đó cũng sẽ làm một sai lầm nghiêm tọng. Tất nhiên là trực ky có vị trí đăng tuyển và nhân viên thiết kế game hoặc giám đốc marketing.

 

 

8. CV có lỗi chính tả" : Vâng, viết đúng chính tả rất quan trọng. Nếu như bạn không kiểm tra kỹ lỗi chính tả và ngữ pháp trong hồ sơ, thì nó sẽ bị vứt vào sọt rác không thương tiếc. Một số lỗi thường gặp khá buồn cười:"

Lý do nghỉ việc trước đây: nghỉ sính đè (thay vì nghỉ sinh đẻ)Tôi có khả năng tốt trong việc quản lý thời gian. Tôi thường thức dậy lúc 6 giờ các ngày thứ Ba, thư Năm và thứ Sáu. (Còn các ngày khác dậy trễ :D)

9. Sử dụng mẫu có sẵn" : Nhiều bạn thường chọn giải pháp lên mạng tìm những mẫu có sẵn và sửa lại thông tin. Tuy nhiên, khi làm vậy CV của bạn sẽ không có gì bật và sẽ tầm thường như hàng trăm CV khác. Hãy cân nhắc về mấy điểm sau:

  • Sử dụng gạch đầu dòng thay vì những câu dài và rối rắm
  • Canh lề khoảng 1 inch ở cả 4 cạnh văn bản
  • Chia thành các khổ, mỗi khổ ý đại điện tô đậm hoặc cỡ chữ lớn hơn
  • Sử dụng font chữ thông thường;
  • Dùng giấy trắng thường
  • Sử dụng ảnh chân dung thể hiện được khuôn mặt

10. Sử dụng ngôn ngữ nhắn tin (hok, bít, lun, jk…): Điều này rất ngu ngốc nhưng mà vẫn có nhiều người mắc phải. Họ nghĩ đó là sành điệu khi dùng những kiểu ngôn ngữ kiểu này. Họ nghĩ rằng điều này chứng tỏ hỏ là người hiện đại và muốn tiết kiệm thời gian và không gian trên CV. Đừng dại dột. Hãy sử dụng ngôn ngữ phổ thông chính xác.

11. Không đề cập đến kỹ năng của mình: Trong một khảo sát, người ta khám phá ra rằng có đến 35% hồ sơ mà ứng viên không hề đề cập đến những kỹ năng của mình. Một phần ba còn lại thì chỉ copy lại những từ ngữ viết trên thông báo tuyển dụng. Hãy nhớ hồ sơ của bạn là cơ hội duy nhất để bạn trình bày những kỹ năng của mình.

12. Sử dụng những ngôn ngữ quá phổ biến: Nếu bạn nói về bạn là một người 'có tinh thần đội nhóm' (team player), có khả năng giao tiếp tốt (good communicator) hay là người chú trọng kết quả (results-oriented) thì bạn sẽ khó có thể trở thành một ứng viên tiềm năng cho một cuộc phỏng vấn được đâu. Vì sao ư? Vì tất cả mọi người đều dùng từ ngữ đó.

13. Trình bày kinh nghiệm làm việc không đúng cách: Cách tiêu chuẩn là bạn để công việc gần đây nhất lên đầu danh sách kinh nghiệm làm việc. Sau đó mới đến các việc trước đó. Nguyên tắc này cũng được áp dụng tương tự khi bạn viết về phần Giáo dục và các chứng nhận. Bạn luôn phải nêu những thứ quan trọng nhất và mới nhất lên đầu. Bạn cần chuẩn bị cho những kỹ năng phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp khi đối diện trước nhà tuyển dụng.

14. Dùng đại từ 'tôi' quá nhiều: Nhà tuyển dụng thích thấy những thông tin về các thành tích nổi bật hơn những thông tin khác. Rõ ràng là nhà tuyển dụng thừa biết cái CV này là của bạn rồi. Vậy nên bạn không cần phải nói 'tôi', 'em', 'mình', 'tớ' nữa. Nhớ nhé bạn nên sử dụng những câu có đại từ nhân xưng

Tôi đã phát triển một dịch vụ mới giúp tăng doanh số thêm 60 tỷ đồng và mở rộng thị phần thêm 10%. Mà nên là: Đã phát triển một dịch vụ mới giúp tăng doanh số thêm 60 tỷ đồng và mở rộng thị phần thêm 10%.

15. Trình bày phần “ người tham khảo” sai cách: Dùng những câu như: 'Sẽ cung cấp thông tin về người tham khảo nếu cần' (References available on request) là không thể chấp nhận được. Bạn đơn giản chỉ cần trình bày thông tin về người tham khảo gồm: tên, chức vụ, địa chỉ, email và số điện thoại. Bạn cũng nên nói thêm về làm sao họ biết về bạn và hoàn cảnh nào bạn và người đó làm việc cùng nhau.



Không để nỗi sợ thành giới hạn bản thân

Facebook: Trâm Võ


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024