Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/11/2015 12:11 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
Năm điều khiến bạn "mất điểm" với đồng nghiệp


Năm điều khiến bạn "mất điểm" với đồng nghiệp

Đạt được sự ủng hộ của đồng nghiệp để mọi người làm việc hòa hợp với nhau không phải là "nhiệm vụ bất khả thi" nhưng cũng không phải chuyện dễ.


Ảnh minh họa
Dưới đây là năm hành động bạn nên tránh nếu không muốn đánh mất sự tôn trọng của đồng nghiệp:
Lạm dụng từ “cố gắng”
 
Từ “cố gắng” lặp đi lặp lại thể hiện sự yếu đuối, thiếu niềm tin, cảm xúc, sự cam kết và tự tin - tất cả những yếu tố cần thiết để thành công trong công việc. Thay vào đó, để khuyến khích đồng nghiệp, bạn nên sử dụng những từ mạnh mẽ hơn như “hãy hành động”, “tin tưởng”, “cần đạt được”, “thành công”...
 
Nói rằng “Đó không phải việc của tôi”
 
Trong nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự. Một người phải đảm nhận nhiều công việc hơn. Ai cũng bận rộn nhưng nếu đồng nghiệp nhờ bạn một việc gì đó mà bạn lại thẳng thừng nói “Đó không phải việc của tôi”, anh/cô ấy không chỉ bất ngờ mà sẽ ngay lập tức mất cảm tình với bạn.
 
Dù nhiệm vụ không có trong bản mô tả công việc của bạn nhưng phủ nhận nó sẽ làm cho cả sếp và đồng nghiệp thất vọng. Thực tế, hầu hết mọi người đều làm công việc không chỉ gói gọn trong bản mô tả công việc và việc bạn cần làm là tinh thần sẵn sàng với công việc.
 
“Nịnh bợ” cấp trên
 
Một số người xem đồng nghiệp cố gắng làm thân với sếp là “kẻ nịnh bợ” hoặc là người chơi không công bằng, đặc biệt nếu người đó lại không thể xây dựng mối quan hệ thân thiết với sếp. Họ cảm thấy bị “đe dọa” bởi mối quan hệ thân thiết của bạn với sếp và sẽ bắt đầu hạn chế chia sẻ những thông tin mật hay đơn giản là những tâm sự - việc trước kia họ thường làm với bạn.
 
Đồng nghiệp sẽ cảm thấy “chướng tai gai mắt” khi bạn lúc nào cũng kè kè bên sếp và dành cho sếp những “lời có cánh”. Họ nghĩ bạn làm như vậy chỉ vì muốn được tăng lương hay thăng chức.
Vì vậy, dù bạn thân thiết với sếp nhưng hãy cư xử chuyên nghiệp, tránh các cuộc nói chuyện cá nhân trong công việc và để sếp quản lý nhân viên một cách bình đẳng.
 
Ăn mặc không phù hợp
 
Điều này phổ biến đối với những nhân viên nữ. Không có cách nào đánh mất lòng tôn trọng của đồng nghiệp nhanh hơn là mặc những trang phục hở hang đi làm. Nhiều phụ nữ mặc những trang phục mà không ngờ rằng nó bị mọi người bàn tán sau lưng, thậm chí đánh giá về phẩm chất con người mình. Hầu hết đồng nghiệp coi đó là sự thiếu chuyên nghiệp.
 
“Dọa nạt” đồng nghiệp
 
Một đồng nghiệp, sếp hay thậm chí thực tập sinh - bất cứ ai dùng những trò bắt nạt học đường để đe mọi người đều được coi là kẻ bắt nạt. Những “chiêu trò” của họ rất đa dạng: phàn nàn, tung tin đồn, trêu tức hay đe dọa thẳng thừng… 
 
Tuy nhiên, đôi khi nhiều “kẻ bắt nạt” lại không nhận ra họ đang chơi xấu người khác. Họ làm vậy chỉ vì muốn thu hút sự chú ý. Nhưng dù sao thì hãy cẩn trọng với những tin đồn và phản ứng của bạn, không nên truyền tai nhau những thông tin chưa xác thực và khiến mọi người trong văn phòng hoang mang. Bạn sẽ tạo ấn tượng không tốt với mọi người khi gắn với những thông tin tiêu cực.
 
Nhìn chung, bạn cần chú ý tới từng lời nói, hành động của mình nơi công sở để tránh mất lòng đồng nghiệp. Dù điều này đòi hỏi sự nỗ lực, nhưng hãy kiểm soát danh tiếng công sở của mình một cách cẩn trọng bởi sự nghiệp và mối quan hệ công việc của bạn phụ thuộc vào nó.
 


cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024