Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/10/2015 17:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
Đi Tìm Lời Giải Cho Bài Toán Đàm Phán Lương Với Sếp


Bạn có đang được trả lương xứng đáng với năng lực không? Làm sao để biết được bạn “đáng giá” bao nhiêu? Bạn dựa vào công viêc mình làm hay năng lực bản thân để đưa ra con số này?

 

Đây là những câu hỏi bạn nên tự trả lời trước khi nghĩ đến việc thương thảo tăng lương với sếp. Với nhiều người, mức lương họ hưởng gắn liền với nhận thức của họ về giá trị bản thân. Họ cho rằng, thành công nghĩa là phải có tiền, và một công dân mẫu mực phải làm tốt công việc của họ.

Nhưng thực tế, những nhận định sặc mùi tiền này không hề có ích, thậm chí chúng có thể gây khó khăn quá trình đàm phán tăng lương.

Người xin việc thường đề cập đến những yếu tố sau trong cuộc đàm phán lương:

  • Bằng cấp
  • Thành tựu quá khứ
  • Mức lương cũ
  • Khó khăn tài chính
  • Mức lương của đồng nghiệp

Nhưng trên thực tế, tất cả những điểm trên đều ko có ảnh hưởng lớn đến mức lương của bạn. Điều mà sếp bạn quan tâm là giá trị của bạn ở công ty, và thị trường sẽ trả bao nhiêu cho vị trí tương đương bạn. Nếu không chứng tỏ được mình có đóng góp cho công ty, lập luận của bạn thiếu đi tính khách quan cần có để thuyết phục được sếp tăng lương cho bạn.

Một điều nữa bạn cần cân nhắc kỹ trước khi xin tăng lương là bạn phải nắm rõ các quy chế , quy định về vấn đề này. Nhiều công ty đã hoạch định sẵn các chương trình và kế hoạch tăng lương, thường thì các doanh nghiệp chỉ tăng lương 1 lần 1 năm đi kèm với công tác đánh giá nhân sự. Các trg hợp ngoại lệ là rất hiếm và thậm chí bất khả thi, vậy nên việc bạn xin được đặc cách không chỉ khó thành công mà thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến cách các lãnh đạo đánh giá bản thân bạn. Nếu công ty của bạn có một hệ thống nghiêm ngặt như vậy, thì việc cố gắng đàm phán và xin xỏ là vô ích.

Điều bạn nên làm lúc này là kiên nhẫn chờ đến lượt đánh giá hằng năm của mình, đồng thời chuẩn bị trước những lý lẽ xác đáng cũng như các kỹ thuật đàm phán hiệu quả nhất mà tôi sẽ đề cập sau đây.

KHẢO SÁT VỀ MỨC LƯƠNG CỦA BẠN

Để định giá chính xác công việc đang làm, bạn cần phải nghiên cứu, khảo sát về nó. Đồng thời, hãy dành thời gian để lên kế hoạch và chuẩn bị cho cuộc đàm phán. Một khi bạn tự tin rằng yêu cầu của mình là hoàn toàn hợp lý và bạn có thể bảo vệ chúng, lập luận của bạn khó có thể bị bắt bẻ hay bác bỏ. Để làm được vậy, hãy tìm hiểu về những thông tin sau:

• Lương trung bình cho vị trí của bạn trong ngành là bao nhiêu? (Bạn có thể tham khảo các bản điều tra lương trên mạng, hoặc qua các thông báo tìm việc online hoặc trong các tạp chí)

•  Các công ty đối thủ trong khu vực sẵn sàng trả bạn bao nhiêu?

• Mức lương cao nhất và thấp nhất cho vị trí của bạn là bao nhiêu? Sẽ thật vô ích nếu bạn yêu cầu một mức lương quá cao và công ty bạn không thể đáp ứng.

• Các nhân viên cùng cấp bậc với bạn hưởng mức lương là bao nhiêu?

• Tỷ lệ lạm phát đang ở mức nào? Trong năm qua mức tăng lương trung bình trong ngành là bao nhiêu? Thù lao của bạn đã được điều chỉnh theo mức này chưa? 

• Chi phí sinh hoạt nơi bạn ở có cao hơn hay thấp hơn mức trung bình không?

• Nếu người trả lương cho bạn là khách hàng theo từng dự án, thì công ty của bạn đag có mức phí cho mỗi khách hàng là bao nhiêu và bạn có đc trả xứng ko?

Mẹo:

Bạn không nên chỉ tính toán mức lương cơ bản mà phải nghĩ đến toàn bộ những lợi ích bạn nhận được ở công ty. Hãy so sánh giá trị phúc lợi việc làm bạn được hưởng hiện nay với mức trung bình của ngành và với các công ty cạnh tranh lớn khác.

ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG

Khi đã nắm được giá trị công việc bạn đang làm, hãy xác định xem bạn sở hữu những khả năng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nào phù hợp với con số này. Việc này sẽ giúp bạn biết được mình có thể đem lại những gì cho công ty. Hãy dùng các lý lẽ thuyết phục và thực tế nhất để tạo ra sự khác biệt với những nhân viên khác. Để làm được, hãy thu thập các thông tin sau:

• Các bản sao đánh giá hiệu suất làm việc cũ

• Các tài liệu về mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được

• Thư giới thiệu cá nhân

• Các thống kê và thông tin chi tiết liên quan đến hiệu suất làm việc của bạn:

• Doanh thu/lợi nhuận đạt được

• Các khoản tiết kiệm được cho công ty

• Các báo cáo về sự hài lòng của khách hàng

•  Các giải pháp sáng tạo được đem thực hiện

•  Các vấn đề bạn giải quyết

•  Các cải tiến có sự đóng góp của bạn

•  Các công việc bạn đã lãnh đạo

•  Các minh chứng về sư cam kết, tận tụy, trung thành trong công việc của bạn

•  Bạn còn làm được gì hơn ngoài công việc được giao hiện tại?

Mục đích ở đây là để chứng minh giá trị của bạn trong tổ chức và chỉ ra rằng công ty khó có thể tìm được người thay thế bạn. Chắc chắn ngoài kia có người làm được việc của bạn, vậy nên bạn càng phải chứng minh là mình hơn người ta. Ngay cả khi trong thời điểm hiện tại bạn không có nhu cầu tăng lương, hãy cứ chuẩn bị trước cho những cuộc đàm phán như thế này bằng cách tập hợp một danh sách các thành tích và những giá trị bạn đem lại cho công ty

Mẹo:

Nếu bạn có nhu cầu tăng thu nhập nhưng hoàn cảnh công ty ko cho phép điều này, thì thay vì đi đàm phán tăng lương (bất khả thi) hãy thử một số cách sau đây:

Đề nghị sếp giao cho bạn nhiều trọng trách hơn. Khi bạn làm được nhiều hơn, giá trị của bạn cũng tăng theo và do đó yêu cầu tăng lương là hoàn toàn hợp lý.

Đề nghị được đổi sang phương thức trả lương theo kết quả công việc. Bằng việc tự kỳ vọng ở mình nhiều hơn trong công việc, giá trị của bạn trong công ty sẽ tăng lên. Việc bạn được trả thù lao dựa trên những nỗ lực này sẽ làm doanh nghiệp yên tâm không bị trả hớ trong trường hợp bạn không làm tốt công việc.

LỰA CHỌN THỜI ĐIỂM

Bước tiếp theo trong việc lên kế hoạch đàm phán lương là lựa chọn thời điểm. Nếu nền kinh tế đang sa sút, hay công ty bạn đang gặp khó khăn tài chính mà bạn lại đòi tăng lương, khả năng cao đề nghị này sẽ không được chấp nhận. Bạn cần phải nhận thức được tình trạng tài chính của công ty và đưa ra bước đi hợp lý. Những điều cần lưu ý bao gồm:

• Tình hình tài chính của công ty hiện tại ra sao?

• Giá chứng khoán đang đi theo hướng nào?

• Quỹ lương có đủ để tang lg cho bạn ko?

• Sắp tới công ty có tổ chức đánh giá lại mức lương cho toàn bộ nhân viên hay không?

Mẹo:

Nếu đây không phải thời điểm thích hợp để xin thêm lương, hãy thương lượng để có được những lợi ích khác như kéo dài số ngày nghỉ phép, thời gian làm việc linh động hơn, thêm quyền mua cổ phiếu hay cơ hội theo học các chương trình đào tạo chuyên môn.

Không sớm thì muộn, sẽ đến lúc bạn phải đối mặt với buổi đàm phán thực sự. Dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu, nhiều người vẫn sẽ không cảm thấy thoải mái khi đề cập đến chuyện lương lậu, chứ đừng nói đến việc đề nghị được tăng lương. Thực ra, sếp của bạn cũng không có hứng thú với chủ đề này, vì vậy bạn không phải là người duy nhất thấy e ngại trước buổi nói chuyện. Thay vì lo sợ, hãy học và nhẩm đi nhẩm lại những phương kế đàm phán cơ bản dưới đây trước khi gặp sếp:

ĐÀM PHÁN THÀNH CÔNG

Một cuộc đàm phán thành công không phải ở chỗ bên nào thắng thua, hay họ thỏa hiệp với nhau cái gì, mà là khi họ hợp tác được với nhau. Đây mới chính là mục tiêu bạn cần hướng tới. Bạn đã biết là mình muốn và xứng đáng nhận được những gì. Việc bạn cần làm bây giờ là trình bày quan điểm tới người lãnh đạo để cùng nhau tìm ra hướng đi có lợi đôi bên.

Để đạt được điều này, tốt nhất bạn hãy chuẩn bị trước cho những câu hỏi sếp sẽ đặt ra. Hãy đặt mình vào vị trí người lãnh đạo và cố gắng trả lời những mối lo của họ. Hãy tự hỏi bản thân mình, “Sếp sẽ giải thích với cấp trên ra sao về yêu cầu tăng lương của mình?”

• Công ty có thể dễ dàng tìm người thay thế mình không?

• Mất bao lâu để công ty đào tạo một nhân viên mới tới được trình độ như mình?

• Công ty sẽ xoay sở ra sao trong ngắn hạn nếu mình bỏ việc?

• Công ty có thể dễ dàng tìm người thay thế mình với mức lương hiện tại không?

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024