Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/10/2015 13:10 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
Sinh viên mới ra trường cần kỹ năng gì?


Sinh viên mới ra trường cần kỹ năng gì?

Bạn chuẩn bị ra trường hay đã là sinh viên ra trường, bạn biết mình cần kỹ năng nào chưa? Không đơn giản để chỉ mang những thứ bạn học được trong trường lớp mà đem ra làm thực tế. 9 chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu ích cho các bạn:

Sinh viên mới ra trường cần kỹ năng gì?

1. Khả năng thích nghi nhanh 

Khi làm việc bạn luôn phải thích nghi được với môi trường làm việc và tất cả các yêu cầu đa dạng của sếp. Có thể bạn biết cách để viết các biên bản và thông báo theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc. Điều quan trọng là bạn cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn, bất ổn.

2. Nhún nhường và nhẫn nại 

Đừng bao giờ đòi hỏi một mức lương ngất ngưởng khi bạn chỉ là “tân binh” hay nói rằng bạn có khả năng lãnh đạo thay vì thái độ học hỏi, cầu tiến.  Lãnh đạo luôn muốn nâng đỡ các cá nhân luôn sẵn lòng vượt thách thức và chứng tỏ mình hơn là những người lúc nào cũng “ngồi chờ sung rụng”.

 Hãy chứng tỏ bản thân mình qua công việc, thái độ và cách ứng xử với các đồng nghiệp, đó chính là những điều bạn cần làm.

3. Cập nhật thông tin

Trong trường học bạn chỉ được giảng cho những kiến thức chuyên môn mà không được nhấn mạnh việc cập nhật thông tin cũng là một “vũ khí” hữu ích khi bạn đi xin việc. Các nhà tuyển dụng không hài lòng khi thấy bạn lơ lửng tầng mây và không hề am hiểu chút nào về công việc bạn sẽ làm.

Hãy đọc tin tức và các ấn phẩm chuyên ngành để mở rộng kiến thức. Bạn có thể tham khảo sếp và đồng nghiệp về những trang web hoặc tạp chí chuyên ngành cần đọc.

4. Tự quản thời gian

Sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy nhiệm vụ của mình trong công ty là gật đầu, tức không được từ chối bất kỳ công việc nào được giao. Nhưng nếu như vậy đồng nghĩa bạn sẽ phải chịu trận với rất nhiều lời sai khiến nhờ vả, khiến công việc của bạn không thể hoàn thành theo tiến độ. Hãy kiểm soát thời gian của mình.

Kỹ năng tự quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của mình. Hãy hỏi sếp về thứ tự ưu tiên của các công việc và hướng dẫn bạn công việc nào sếp cần gấp và bạn nên thực hiện trước.

5.  Nói trước công chúng

noi_truoc_cong_chung.jpg

Khả năng nói trước đám đông là rất cần thiết. Tại sao ư? Bạn được giao thuyết trình một vấn đề trước toàn công ty, nếu bạn ậm ừ, không diễn đạt được thì đó là điểm trừ vô cùng lớn.

Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe và diễn đạt thành lời.

6. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc

Trong công việc bạn sẽ chẳng bao giờ tránh khỏi việc “va chạm” với đồng nghiệp. Cố gắng đánh giá đồng nghiệp bằng lý trí và hành xử tao nhã, cho dù bạn hoàn toàn không thể chấp nhận quan điểm của họ. Đừng vội vàng nóng này, điều đó khiến bạn không kiểm soát được vấn đề và có những hậu quả không mong muốn xảy ra.

7. Khả năng truyền đạt thông tin

Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được những bản báo cáo với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong câu. 

8. Kỹ năng làm việc nhóm

Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm. Thông qua những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm.

9. Khả năng làm việc độc lập

Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập khi cần thiết. Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rất quan trọng khi đi xin tuyển. 

 

nguồn: theo tuổi trẻ



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024