Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/09/2023 18:09 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 207/400 (52%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8007
Được cảm ơn: 2114
Người khôn ngoan biết đối nhân xử thế, ở đâu cũng nhớ “5 không” để mối quan hệ bền chặt như người nhà


Con người cần có cách cư xử đúng mực thì các mối quan hệ mới tốt đẹp và bền lâu. Dưới đây chính là 5 lưu ý trong cư xử để chúng ta không trở thành người kém duyên.

 

Trong cuộc đời chúng ta không thể nào chỉ sống 1 mình. Bên cạnh người thân, bạn bè, ta còn nhiều mối quan hệ khác cần nuôi dưỡng và duy trì. Khi con người tương tác với nhau cần giữ “ranh giới”, không vượt quá giới hạn để tránh bị đánh giá là thô lỗ. Đặc biệt, ngay cả với những người thân quen bạn cũng cần ghi nhớ kỹ 5 lưu ý quan trọng để không mắc sai lầm.

1. Không bất lịch sự

Trong giao tiếp, chúng ta không nên nói với đối phương những lời nặng nề, bất lịch sự. Kể cả trong trường hợp họ là người sai, bạn cũng không nên lấy những lời nói thô tục ra để đối đáp. Đây sẽ là “lỗ hổng” trong con người bạn khiến người xung quanh nghĩ xấu về bạn.

Người khôn ngoan biết đối nhân xử thế, ở đâu cũng nhớ “5 không” để mối quan hệ bền chặt như người nhà - Ảnh 1.

Trong mọi mối quan hệ ta đều cần giữ phép lịch sự tối thiểu. Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, nếu bạn bất kính với người lớn tuổi, người thân trong gia đình thì càng là sai lầm nghiêm trọng. Đôi khi bạn chưa suy nghĩ kỹ đã nói ra những lời “cay đắng” nhưng người nghe thì không bao giờ quên. Mối quan hệ của bạn cũng dễ bị đẩy tới bờ vực khi làm tổn thương nhau.

2. Không gay gắt

Có những người luôn nói lời gay gắt, cay nghiệt ngay cả khi câu chuyện không nghiêm trọng. Đây là thói xấu khiến họ không ý thức được sức nặng của lời mình nói ra. Nhìn chung, mỗi người đều phải đối mặt với những áp lực khác nhau trong cuộc sống này. Vì thế chúng ta nên đối xử nhẹ nhàng với nhau kể từ lời nói ra. 

Không chỉ vậy, ta cần lời nói đi đôi với hành động. Nếu như bạn lúc nào cũng hung dữ, hùng hổ, đối phương chắc chắn sẽ có vài phần dè chừng. Lúc này bạn sẽ khó tìm được những người bạn thực sự và những mối quan hệ chân thành.

3. Không tọc mạch chuyện riêng tư

Một người khôn ngoan sẽ không tò mò và tọc mạch chuyện riêng tư của người khác. Mỗi người đều có những góc khuất riêng và không muốn chia sẻ với người khác. Vì vậy chúng ta nên tôn trọng họ bằng cách không tò mò, không cố tìm hiểu chuyện đời tư. Đặc biệt, nếu muốn người xung quanh yêu mến mình, bạn đừng bao giờ bàn tán sau lưng họ. Đây là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng và là lý do mối quan hệ của bạn dễ tan vỡ.

Người khôn ngoan biết đối nhân xử thế, ở đâu cũng nhớ “5 không” để mối quan hệ bền chặt như người nhà - Ảnh 2.

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác là điều bạn nên tránh. Ảnh minh họa: Internet

Khi muốn người khác tôn trọng mình, chúng ta cần phải tôn trọng họ trước. Đây là nguyên tắc cơ bản để 1 mối quan hệ có thể tồn tại và kéo dài.

4. Không tương tác quá gần

Trong các mối quan hệ, dù bạn có thân thiết với đối phương đến mấy cũng nên giữ khoảng cách nhất định. Tương tác quá gần dễ khiến bạn bị hiểu lầm và rơi vào tình huống khó xử. Vì vậy tốt hơn hết là bạn nên giữ khoảng cách để mối quan hệ được bền lâu. Đặc biệt, khi bạn có những mối quan hệ tốt đẹp với người khác giới thì đừng để hiểu lầm làm tình bạn này tan vỡ.

Mỗi người có rất nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng là người phù hợp và chân thành với bạn. Vì thế bạn cần trân trọng những người đến bên và đồng hành cùng bạn.

5. Không gây rắc rối

Cho dù có thân thiết đến đâu bạn cũng cần tự chịu trách nhiệm cho việc mình làm, không được kéo người khác vào rắc rối của riêng mình. Bạn cũng không nên khiến người khác rơi vào trạng thái khó xử khi chứng kiến rắc rối mà mình tạo ra. Bạn có thể xin ý kiến, góp ý của người khác nếu đủ tin tưởng họ. Thế nhưng bạn phải luôn nhớ rằng họ không thể quyết định hộ cuộc đời của bạn, hãy chủ động trong mọi tình huống.

Theo Aboluowang

Huyền Giang

Theo Phụ nữ số

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024