Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/06/2022 08:06 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Quyền lực vô hình của ngôn ngữ


Mọi điều được nói ra theo một cách thức nhất định – bằng một tông giọng nhất định, ở một tốc độ nhất định với một âm lượng nhất định. Trong khi chúng ta thường cân nhắc một cách có ý thức sẽ nói gì trước khi lên tiếng, ta lại hiếm khi nghĩ về cách nói nó, trừ phi ở trong hoàn cảnh hệ trọng.

Mọi lời nói ra đều vận hành trên hai cấp độ. Chúng ta đều quen thuộc với cấp độ thứ nhất: Ngôn ngữ truyền tải ý tưởng. Cấp độ thứ hai hầu như vô hình đối với chúng ta, nhưng nó đóng một vai trò đầy quyền năng trong giao tiếp. Là một hình thức của hành vi xã hội, ngôn ngữ cũng dàn xếp các mối quan hệ. Thông qua cách nói năng, chúng ta phát tín hiệu – và kiến tạo – vị thế tương đối giữa những người nói cũng như mức độ hòa hợp giữa họ.

Chẳng hạn nếu nói “Ngồi xuống!”, bạn đang đánh tín hiệu rằng mình có vị thế cao hơn người mà bạn đang nhắm tới, rằng hai bạn thân thiết đến độ có thể bỏ qua hết những lời khách sáo, hoặc bạn đang tức giận. Nếu nói: “Tôi rất lấy làm hân hạnh nếu anh ngồi xuống”, bạn đang bày tỏ sự kính trọng lớn lao – hoặc giễu nhại sâu cay, tùy thuộc vào tông giọng, tình huống và hiểu biết chung của hai người về mức độ thân thiết thực sự của các bạn. Nếu nói: “Chắc anh mệt lắm nhỉ, sao không ngồi xuống đi”, bạn đang truyền tải sự thân thiết và quan tâm hoặc khinh bỉ. Mỗi cách trong số các cách nói “cùng một chuyện” trên đây – bảo ai đó ngồi xuống – có thể có ý nghĩa khác biệt một trời một vực.

Nói cách khác, phong cách ngôn ngữ là một bộ tín hiệu được học hỏi tùy theo văn hóa mà qua đó ta không chỉ truyền tải những điều mình muốn nói mà còn diễn dịch điều người khác muốn nói và đánh giá lẫn nhau với tư cách con người.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024