Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/11/2021 12:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 197/400 (49%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7997
Được cảm ơn: 2114
Vì sao người sống tốt dễ bị hãm hại? Có 3 chân lý tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu


Sự ghen ghét của những con người đố kỵ với bạn thực chất lại đang chứng minh giá trị và năng lực của bạn.

 

1. Đừng tưởng rằng người khác sẽ thừa nhận những mặt tốt của bạn

Một người dùng trên diễn đàn Zhihu đã chia sẻ câu chuyện của mình. Anh là nhân viên mới vào làm của một công ty nọ. Vì mọi thứ đều hoàn toàn mới mẻ nên anh chưa thể nắm bắt kịp trình độ nghiệp vụ của bộ phận trong công ty.

Trong bài khảo sát nhân sự đầu năm, anh đã đánh giá điểm tối đa cho những người đồng nghiệp khác vì anh nghĩ rằng quan hệ giữa anh với họ cũng khá tốt.

Sau đó, giám đốc bộ phận đã mời anh vào văn phòng nói chuyện. Giám đốc hy vọng anh có thể nâng cao năng lực của bản thân, đồng thời nên để ý đến mối quan hệ với đồng nghiệp xung quanh. Giám đốc còn tiết lộ số điểm khảo sát của anh xếp trong 5 người cuối bảng của toàn công ty.

Đến đây, anh không hiểu rằng vì sao đồng nghiệp lại đánh giá anh điểm xấu trong khi quan hệ giữa anh với họ bình thường rất tốt. Không lẽ chỉ vì anh thiếu trình độ nghiệp vụ mà họ lại làm như vậy sao?

Anh chàng chưa hề nhận thức được bản chất của vấn đề.

Đầu tiên, đã là người làm công ăn lương thì phải đặt công việc lên hàng đầu. Năng lực yếu kém của anh đã kéo thành tích của cả bộ phận đi xuống và phần nào đó gây nên tổn thất cho công ty.

Tiếp theo, đừng bao giờ cho rằng mình tốt với người ta thì người ta cũng sẽ tốt với mình.

Con người sống trên đời luôn đặt quyền lợi của bản thân lên hàng đầu. Quan hệ dù có tốt đến đâu nhưng một khi đã ảnh hưởng đến quyền lợi của nhau thì tình cảm chắc chắn bị lung lay.

Quan hệ giữa người với người là một thứ gì đó vô cùng phức tạp. Người khác không động chạm hay gây cho bạn phiền phức đã là điều quý hóa lắm rồi. Yêu cầu người khác đối xử tốt với mình thì quả là một chuyện vô cùng xa xỉ.

Hơn nữa, cho dù bạn làm tốt công việc hay luôn thân thiện với bạn bè đồng nghiệp thì vẫn luôn có người sẽ ghen ghét đố kỵ với bạn mà thôi.

Chính vì thế, hãy tự học cách để bảo vệ bản thân. Điều này không phải để phòng tránh người khác đối xử không tốt với bạn, mà là để con tim lương thiện của bạn không bị đồng hóa bởi những thứ xấu xa xung quanh.

2. Đạo lý đúng đắn khi và chỉ khi phù hợp với bạn

Xung quanh chúng ta đều có rất nhiều người thích nói đạo lý. Một số người sử dụng đạo lý để làm công cụ thức tỉnh nhân sinh, dạy bảo người khác. Một số người lại thích "khoe" đạo lý để thể hiện mình là người hiểu sự đời hơn bất cứ ai.

Vì sao người sống tốt dễ bị hãm hại? Có 3 chân lý tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu - Ảnh 2.

Chúng ta đều hiểu rằng đạo lý là thứ không được sử dụng bừa bãi. Hơn nữa, nhiều đạo lý chỉ có ý nghĩa khi có đầy đủ yếu tố cần thiết.

Ví dụ như "Làm người phải khiêm tốn. Làm việc phải thể hiện".

Đương nhiên, tiền đề của "Làm việc phải thể hiện" chính là phải có năng lực. Nếu như không nắm bắt được bản chất của sự việc và chưa hoàn thiện năng lực thì kết quả chỉ có thể thất bại và bị người khác chê cười chán ghét mà thôi.

Bên cạnh đó, "Làm người phải khiêm tốn" cũng có mức độ nhất định. Người quá khiêm tốn dễ bị người khác cho rằng không có cá tính và không có chính kiến, thậm chí còn trở thành đối tượng bị nhiều người xem thường.

Chính vì thế, đạo lý chỉ đúng đắn khi nó thật sự phù hợp với bạn và phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề. Đừng bao giờ để những lời nói đạo lý của người khác mê hoặc và dẫn dắt sai lầm.

Một vị tỷ phú chia sẻ về những phương pháp làm giàu và đạo lý nhìn người dựa theo kinh nghiệm mà ông đã trải qua. Nên nhớ, những điều này chỉ đúng với ông ta và chưa chắc đã đúng khi áp dụng vào cuộc đời của chúng ta. Biết học tập và tiếp thu một cách có chọn lọc mới là phương pháp tốt nhất để chúng ta bắt đầu làm một chuyện nào đó.

Luôn giữ sự tỉnh táo và cái đầu lạnh mới có thể nhận thức đúng thực tại.

3. Bạn làm càng tốt thì càng dễ khiến người khác ganh ghét

Làm việc trong một tập thể, năng lực chính là công cụ thể khẳng định bản thân của mỗi người. Làm không tốt thì bị mắng, làm tốt đương nhiên sẽ được công nhận. Đó là một đạo lý mà ai ai cũng biết.

Trong thực tế, bên cạnh những người thừa nhận năng lực của bạn, càng có không ít người đang đố kỵ và ghét bỏ bạn. Đối với kẻ "ghen ăn tức ở" ấy, bạn chính là kẻ địch uy hiếp sự tồn tại và tỏa sáng của họ.

Vì sao người sống tốt dễ bị hãm hại? Có 3 chân lý tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu - Ảnh 3.

Họ mang trong lòng sự tức giận và hận thù dành cho bạn. Loại hận thù này không đâu khác chính là bắt nguồn từ sự thiếu năng lực của họ - thứ mà họ không thể nhận thức hoặc chưa thể thay đổi được. Và họ chỉ có thể chuyển sự căm giận lên những người tài giỏi hơn.

Vì vậy, bạn đừng nên để tâm đến những loại hận thù vô bổ đó. Ngược lại, chính nó lại đang chứng minh giá trị của bạn.

Con người chúng ta không thể kiểm soát được mọi mâu thuẫn trên thế giới. Bạn có tốt đến mấy thì vẫn sẽ có người ghen ghét và cho rằng bạn không tốt. Điều nên làm lúc này là ngó lơ đi những thành phần tiêu cực xung quanh, không ngừng hoàn thiện bản thân và khẳng định giá trị của chính mình.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Phan

Theo Pháp luật & Bạn đọc



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024