Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/01/2021 16:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
Không biết từ chối chứng tỏ bạn có 3 vấn đề cực nguy hiểm: Làm thế nào để vượt qua ám ảnh thái quá về việc làm hài lòng người khác?


Không biết từ chối chứng tỏ bạn có 3 vấn đề cực nguy hiểm: Làm thế nào để vượt qua ám ảnh thái quá về việc làm hài lòng người khác?

Nếu cứ sợ mất lòng bạn bè mà không dám từ chối, thì trước hết, bạn cần xem lại chất lượng mối quan hệ bạn bè của mình.

01. Khả năng từ chối của bạn ở mức bao nhiêu?

Có một nhà mới chuyển đến khu phú, vợ chồng nhà đó có sở thích “mượn” đồ của người khác.

Tại sao phải thêm dấu ngoặc kép? Vì hầu như họ chưa bao giờ trả lại những gì đã vay.

Vợ chồng căn hộ kế bên đã nhiều lần đều bị họ sang mượn liên tục, nhưng ngại không dám từ chối, bèn đổi cách nói rằng, chúng tôi cũng muốn giúp lắm nhưng trong nhà hiện tại không có.

Cô con gái tình cờ đi ngang qua, nghe vậy thì nhiệt tình nói: “Trong nhà chúng ta có đấy, con biết chỗ, để con lấy cho,”

Bố mẹ nghe vậy thì bất lực, lo lắng con gái mình sau này sẽ trở thành một người mềm yếu, không biết giữ của. 

Sau đó, một lần khác, nhà hàng xóm sang chơi, tình cờ nhìn thấy cuốn tạp chí đang đọc dở được đặt trên bàn, họ lại đòi mượn.

Lúc này, cô con gái bỗng từ chối không chút do dự: “Xin lỗi cô, cái này cô không thể mượn được ạ.”

Nhà hàng xóm không còn cách nào khác, họ bỏ đi trong không vui.

Bố mẹ lấy làm ngạc nhiên, bèn hỏi: "Con nói từ 'Không' như thế nào vậy?"

Cô con gái bình tĩnh đáp rằng: "Con đâu cần lý do để nói 'Không'!"

Quả thật, từ chối là quyền mà ai cũng có.

Nhưng nhiều người trong cuộc sống dường như không hiểu được sự thật này. Thay vào đó, họ luôn cố gắng tìm cớ, nếu thực sự không tìm được nguyên do hợp lý, họ lại chỉ có thể cắn răng chịu đựng mà nhận lời.

Đây chính là biểu hiện của nhóm người có khả năng từ chối ở mức rất thấp.

Không biết từ chối người khác chứng tỏ bạn có 3 vấn đề nguy hiểm: Ám ảnh thái quá về việc làm hài lòng người khác - Ảnh 1.

Người có EQ cao luôn biết cách chi phối và kiểm soát để lời từ chối của mình vẫn được người khác đón nhận một cách bình tĩnh, thậm chí là vui vẻ.

Ngược lại, người không có khả năng từ chối rất dễ dính vào rắc rối trong công việc và cuộc sống. 

Ví dụ, một số người làm việc trong môi trường công sở, vì không dám đắc tội người khác, lúc nào cũng nhận lời tất cả yêu cầu, nhờ vả của đồng nghiệp.

Kết quả cuối cùng, họ vừa phải chịu thiệt, mất công mất sức, không có thời gian để phát triển năng lực và hoàn thành tốt công việc của chính mình, mà sự tử tế của bản thân cũng chưa chắc đã được đồng nghiệp coi trọng.

02. Tại sao chúng ta ngại từ chối?

Theo khía cạnh tâm lý học, không dám từ chối người khác đại biểu cho một loại tâm lý bị ám ảnh với việc luôn quan tâm và lấy lòng mọi người xung quanh. Chúng thể hiện rõ nhất qua 3 vấn đề sau đây

① Hiệu ứng phỏng chiếu: Thích suy bụng ta ra bụng người

Bản thân người không dám từ chối thường không tiếp nhận được sự từ chối của người khác, cho nên, họ cũng phỏng chiếu suy nghĩ đó lên mọi người xung quanh.

Nhưng trên thực tế, khi đưa ra đề nghị hoặc yêu cầu, bạn luôn phải đối mặt với 2 lựa chọn là Có hoặc Không. Nếu câu trả lời là Không, dù là không muốn hay không thể, thì người nghe cũng phải chấp nhận điều đó.

② Không tách biệt vấn đề

Nguyên nhân sâu xa của việc không dám từ chối nằm ở chỗ không phân biệt được đâu là “việc của mình” và đâu là “việc của người khác”.

Nếu đối phương gặp khó khăn thì có thể nhờ vả, đó là quyền của họ. Tương tự, khi đối phương đòi hỏi, chúng ta cũng không nhất định phải tiếp thu, đó là quyền của chúng ta. 

Nếu chúng ta nhận lời thì phải đồng hành cùng họ giải quyết khó khăn, gánh vác hậu quả, đó là trách nhiệm của chúng ta. Nếu chúng ta từ chối, họ sẽ tiếp nhận lời từ chối như thế nào lại là trách nhiệm của chính họ.

 

Không biết từ chối người khác chứng tỏ bạn có 3 vấn đề nguy hiểm: Ám ảnh thái quá về việc làm hài lòng người khác - Ảnh 2.

Nhận lời có thể giúp chúng ta trở thành người tốt, cũng có thể khiến chúng ta vướng vào rắc rối không cần thiết. Từ chối có thể khiến đối phương đánh giá mình tiêu cực, nhưng cũng có thể khiến họ nhận ra nguyên tắc và giới hạn của mình. 

Đây là những vấn đề xuất phát từ hai chủ thể, hoàn toàn tách biệt, không trộn lẫn với nhau và mang tới những kết quả khác nhau mà không ai có thể nắm rõ 100%. 

Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể giải quyết các vấn đề của riêng mình và kiểm soát bản thân chứ không thể làm vậy với người khác.

③ Không có ranh giới tâm lý rõ ràng

Qua ranh giới tâm lý cá nhân, chúng ta có thể biết đâu là hành vi hợp lý, an toàn và được phép, cũng như cách ứng phó khi người khác vượt qua ranh giới. Tuy gặp phải bất hòa trước mắt nhưng sẽ tốt cho bạn về lâu dài.

Nhưng nếu ranh giới tâm lý không rõ ràng, đối phương ngày càng tiến tới, bạn ngày càng lùi sau, các nguyên tắc không ngừng bị thu hẹp và xóa mờ thì bạn sẽ ngày càng đánh mất khả năng từ chối, thậm chí trở nên nhu nhược, yếu mềm.

Rõ ràng, một người không có nguyên tắc thì không thể được người khác tôn trọng thật lòng. 

Nếu lúc nào cũng lo sợ mất lòng người khác mà không dám nói “Không” thì trước hết, bạn cần phải xem xét lại chất lượng các mối quan hệ của mình. Những người bạn tốt sẽ không vì một lời từ chối mà quay lưng. Những người quay lưng thì chưa chắc đã cần phải giúp đỡ.

03. Làm sao để từ chối người khác dễ dàng hơn?

Thứ nhất, có thái độ kiên quyết.

Nếu thái độ không rõ ràng sẽ dễ gây ra hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, khi từ chối, bạn phải thẳng thắn và không tạo cho người khác nghĩ rằng, họ vẫn còn cơ hội để thuyết phục. Một khi đối phương bật chế độ thuyết phục, bạn sẽ càng khó từ chối hơn.

Luôn suy nghĩ về khả năng từ chối bằng sự bình tĩnh, kiên định, dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của mình, không xúc phạm hay đe dọa người khác.

Thứ hai, khi từ chối, đề xuất một plan B

Khi người khác gặp khó khăn, mặc dù bạn không thể giúp họ nhưng nếu có thể đề xuất một ý tưởng để giải quyết vấn đề, họ cũng cảm nhận được sự thiện ý.

Cuối cùng, không cần biết vấn đề có thể giải quyết được hay không, đối phương đều sinh lòng cảm kích và hiểu rằng, bạn không phải người lạnh lùng thờ ơ. 

Cuối cùng, phải khẳng định rằng, một người có nguyên tắc bao giờ cũng giành được nhiều sự tôn trọng hơn là một kẻ dễ “hô đến gọi đi”. Học cách nói lời từ chối chính là dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành thực sự của một người.

Dương Mộc

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024