Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/04/2020 20:04 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 41 Phương Pháp Ghi Chú Để Nâng Cao Hiểu Biết Và Xây Dựng Thói Quen Lành Mạnh


 

Thời gian của một đời người không phải là vô hạn, từng phút, từng giây và từng tích tắc trôi qua đều quý giá vô ngần. Nếu bạn có thể sống tới 90 năm, bạn sẽ có 4680 tuần để tận hưởng cuộc sống. Tính tới thời điểm hiện tại, bạn đã “tiêu xài” hết bao nhiêu thời gian rồi?

Điều gì đang khiến bạn giậm chân tại chỗ? Điều gì làm bạn rơi vào bế tắc, lạc lõng, chần chừ do dự không bước tiếp? Bạn có đang khao khát những đổi thay trong công việc, trong cuộc sống, nhưng vẫn chưa biết bản thân mình cần phải bắt đầu từ đâu?

Bài viết sẽ đem đến cho bạn những phương pháp ghi chú khác nhau, dựa trên nghiên cứu của những chuyên gia hàng đầu thế giới về sức khỏe, năng suất lao động, các mối quan hệ và đa dạng các lĩnh vực khác. Những phương pháp này sẽ giúp bạn khai mở tâm trí và nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng mới để luôn sẵn sàng chuẩn bị cho một khởi đầu mới.

I. Phương pháp Phát triển Nhận thức

1. Thấu hiểu “Vì sao”

Nguồn: Benjamin Hardy  

Vậy việc___có quan trọng không?  

Vào năm 2017, Benjamin Hardy - tác giả của cuốn sách bán chạy "Willpower Doesn't Work: Discover the Hidden Keys to Success" đã đăng một bài viết lên mạng xã hội lý giải về tầm quan trọng của việc thấu hiểu nguồn căn của mọi ước muốn – lý do vì sao bạn muốn những thứ bạn muốn và vì sao bạn làm những gì bạn làm. Theo Benjamin, khi bạn thực sự thấu rõ những hành động và suy nghĩ của chính mình, bạn sẽ nhận được một nguồn động lực mạnh mẽ để làm việc một cách hiệu quả hơn.

Hãy thử tự hỏi bản thân rằng: “Liệu việc___có quan trọng với mình không?”

Khi bạn đã có câu trả lời cho mình, hãy suy ngẫm sâu hơn và tiếp tục hỏi: “Vậy [câu trả lời] có quan trọng với mình không?” Hãy lặp đi lặp lại câu hỏi này 7 lần cho tới khi bạn tìm được cho mình một câu trả lời chuẩn xác nhất.

Sau đây là một ví dụ:

[Điều tôi muốn] Một công việc tốt

[Câu hỏi] Kiếm một công việc tốt có quan trọng với mình không?

[Điều tôi muốn] Kiếm được nhiều tiền hơn

[Câu hỏi] Kiếm được nhiều tiền có quan trọng với mình không?

[Điều tôi muốn] Bớt quan ngại về tài chính

[Câu hỏi] Bớt quan ngại về tài chính có quan trọng với mình không?

[Điều tôi muốn] Kiên nhẫn hơn với người nhà

[Câu hỏi] Kiên nhẫn với người nhà có quan trọng với mình không?

[Điều tôi muốn] Được yêu thương và được lắng nghe

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “How to Consistently Act From Your Deepest “Why” And Optimize Your Time” của Benjamin nhé.

2. Tâm trí của người mới vào nghề

Nguồn: Zen Buddhism (Thiền tông)

Không có gì có thể đánh bại một tâm trí “trống rỗng”.

 

Mỗi khi một rắc rối mới nảy sinh, chúng ta thường áp dụng những phương pháp cũ, những phương pháp sẵn có để giải quyết chúng. Vô hình chung, con người ta đã bị mắc kẹt trong lối suy nghĩ dập khuôn cứng ngắc, ta sẽ luôn nhìn nhận vấn đề theo một lối mòn quen thuộc – điều này chính là yếu tố dập tắt mọi tính sáng tạo sẵn có ở trong mỗi người.

Để có thể hoàn toàn tham nhập vào quá trình hỏi hỏi/sáng tạo, hãy quên hết những phương pháp bạn đã từng biết, và giải quyết vấn đề hay những rắc rối đó dưới góc độ của một người mới vào nghề - hãy coi như đây là lần đầu tiên bạn gặp phải một vấn đề như vậy. Bạn hãy thử áp dụng phương pháp ghi chú sau:

Bạn có thể tham khảo bài viết “How to Adopt a Beginner’s Mind to Accelerate Learning and Increase Creativity” của Scott Jeffret, anh đã đưa ra nhiều phương pháp hữu dụng để có được một tâm trí mới mẻ như một người mới vào nghề, để có thể nâng cao tính sáng tạo và thúc đẩy năng lực học hỏi của mỗi người.

Bạn hãy chọn ít nhất một phương pháp của Scott, viết lại phương pháp đó vào trong nhật ký và thực hiện phương pháp bạn đã lựa chọn liên tục trong suốt một tuần.

Hãy nhớ thường xuyên ghi chú lại những tiến bộ nữa nhé.

“Một tâm trí mới mẻ sẽ luôn sẵn sàng đón nhận mọi thử thách. Trong tâm trí của một người mới vào nghề, anh ta chắc chắn sẽ có rất nhiều ý tưởng. Một người vốn đã thạo nghề không chắc sẽ có được nhiều ý tưởng như anh ta.” – Shunryu Suzuki

3. Quyển lịch Cuộc đời

Nguồn: Tim Urban

“Tôi liệu đã nỗ lực hết mình trong tuần qua chưa?”

“Lịch cuộc đời” là một ý tưởng vô cùng thú vị của Tim Urban – một blogger của trang Waitbutwhy.com và cũng là một diễn giả của TedTalk. Quyển lịch tượng trưng cho cuộc đời của một người, mỗi tuần tương ứng với một ô vuông.

Dù rằng nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng quyển lịch này lại nắm giữ một sức mạnh phi thường vô cùng: Mỗi lần bạn điền vào một ô trống – tượng trưng cho một tuần đã qua, bạn có thể cảm nhận rõ ràng rằng thời gian đang trôi đi không ngừng nghỉ. Bạn sẽ nhận ra rằng mình không thể sống mãi, để rồi, bạn sẽ thật sự quý trọng mọi phút giây, bạn sẽ biết tận hưởng cuộc sống mỗi ngày và kiên trì theo đuổi giấc mơ của mình.

Nhưng mục đích của cuốn lịch này không phải chỉ là để đánh dấu từng tuần đã qua: Khi bạn sử dụng cuốn lịch cuộc đời, bạn sẽ đảm bảo được từng tuần trôi qua một cách trọn vẹn nhất. Vào ngày cuối cùng trong tuần, bạn hãy kiểm tra lại cuốn lịch, và xem xem những hoạt động bạn đã làm liệu có:  

+ Đem lại nhiều niềm vui thích

+ Mang lại nhiều lợi ích cho tương lai hoặc cho cuộc sống của những người xung quanh

hoặc…

+ Cả hai điều trên (Đây là đáp án lý tưởng nhất!)

Đừng quên đọc bài “Your Life in Weeks” của Tim Urban nhé, anh ấy đưa ra rất nhiều ví dụ thực tế (và vô cùng hài hước) về cách dùng cuốn lịch cuộc đời.

4. Bánh xe Y học

Nguồn: Indigenous Wisdom (Minh triết Bản địa)

Sự cân bằng không phải là một danh từ, mà là một động từ.

 

Bánh xe Y học đã được các bộ lạc tồn tại khắp nơi trên thế giới áp dụng qua nhiều thế kỷ, như một kim chỉ nam để tìm lại phương hướng của cuộc đời.

Vậy, Bánh xe Y học “vận hành” như thế nào?

Trí khôn người xưa để lại cho con cháu đời sau thường có những cách hiểu và cách vận dụng khác nhau. Công thức đơn giản nhất là áp dụng 4 yếu tố sau để đạt được sự cân bằng trong cuộc sống:

+ Lửa = Sức mạnh/Hàng động (Vượt mức = Kiệt sức)

+ Nước = Cảm xúc/Tiềm thức (Vượt mức = Khủng hoảng tinh thần)

+ Đất = Cấu trúc/Nền tảng (Vượt mức = Bế tắc)

+ Khí = Trí khôn/Nhận thức (Vượt mức = Suy nghĩ thái quá)

Khi bạn cảm thấy cuộc sống bất ổn định và mất cân bằng, hãy xem xét xem yếu tố nào, hay góc phần tư 4 nào không đủ chỗ để điền nữa, và hãy vun đắp cho yếu tố nằm đối diện với yếu tố ấy (Ví dụ: Yếu tố Đất đối diện với yếu tố Lửa). Đây chính là một típ để bạn có thể cân bằng lại Bánh xe Y học, và cân bằng lại cuộc sống.  

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Journaling Techniques to Master Balance and Grow Faster” của Sílvia Batos nhé.

5. Ikigai

Nguồn: Từ một người Nhật Bản (794-1185)

Mục đích của cuộc sống được hình thành nên từ tổ hợp những gì bạn yêu quý, những gì bạn giỏi về, những gì bạn được nhận và những gì thế giới cần.

Ikigai [Tiếng Nhật: “iki” [生き] nghĩa là cuộc sống và “gai” [甲斐] nghĩa là giá trị] chính là một nền tảng tuyệt vời để bạn có thể xác định phương hướng của cuộc đời, kiên trì với mục tiêu dài hạn, duy trì lối sống lý tưởng và quản lý tài chính một cách hiệu quả.

Khái niệm này có thể được miêu tả bởi biểu đồ Venn, Ikigai được đặt ở giữa – nơi 4 vòng tròn giao nhau.

Bạn hãy vẽ lại biểu đồ này vào trong sổ ghi chú, dành ra một chút thời gian để ngẫm nghĩ kỹ càng và sau đó mới bắt đầu đặt bút viết nhé!

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cách dùng Ikigai, hãy tham khảo bài viết này của tôi “How To Chart A New Course For Your Life With 3 Simple Diagrams”

II. Phương pháp Lập kế hoạch, Triển khai Chiến thuật và Hành động!

6. Luôn bám sát mục tiêu đã định trước

Nguồn: Stephen Covey

Nắm rõ mục đích của mình để biết những việc mình phải làm.

 

Trong cuốn sách “The 7 Habits of Highly Effective People” (7 thói quen để thành đạt), tác giả Stephen Covey đã chia sẻ lại cho chúng ta một nguyên tắc trường tồn với thời gian: Hãy luôn bám sát mục tiêu đã định trước.

Hay nói cách khác: Bạn phải luôn nắm vững mục tiêu/nhiệm vụ chính của mình trong khi thực hiện những nhiệm vụ khác của đời sống thường nhật. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng mọi hoạt động bạn thực hiện đều có một mục đích cụ thể, bạn sẽ không lãng phí thời gian, bạn sẽ đạt được mục đích như ý muốn.

Nguyên tắc này có thể áp dụng vào bất kỳ khía cạnh nào trong cuộc sống, ví dụ như phát triển bản thân và các mối quan hệ hoặc ngay cả trong công việc.

Các bước áp dụng nguyên tắc:

+ Xác định mục tiêu chính (Bạn muốn trở thành người như thế nào? Bạn muốn đạt được những thành tựu nào?)

+ Làm rõ những yếu tố thúc đẩy bạn đạt được mục tiêu

+ Lên kế hoạch tỉ mỉ và sẵn sàng hành động

Bạn có thể tham khảo thêm cuốn “Habit 2: Begin With the End in Mind.”

7. Hiệu ứng Bánh đà

Nguồn: Jim Collins

Người đời thường quan niệm rằng thành công của mọi cá nhân và doanh nghiệp đều đến từ “những thời khắc đột phá”.

Sau khi liên tục nghiên cứu và tiếp xúc với nhiều cá nhân và doanh nghiệp để có thể tìm hiểu thêm về những sự kiện “đột phá”, Jim Collins đã phát hiện ra rằng quan niệm này chỉ là những lời đồn vô căn cứ. Thực chất, một thời khắc đột phá không thể quyết định thành công. Một chuỗi những nỗ lực không ngừng nghỉ mới là yếu tố thúc đẩy con người ta đến với thành công – đây chính là một “bánh đà”.

“Hiệu ứng Bánh đà” (The Flywheel Effect) có thể được áp dụng vào trong công việc và trong đời sống cá nhân. Trong một cuộc phỏng vấn với Tim Ferris, Jim Collins đã từng đưa ra một ví dụ về hiệu ứng này:

Tò mò > Nghiên cứu > Nhiều ý tưởng thú vị > Đọc sách và giảng dạy > Tác động > Tích quỹ > Tò mò >  

Cụ thể, sự tò mò về những vấn đề nan giải trong cuộc sống đã thúc đẩy ông tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, ông nảy sinh ra nhiều ý tưởng tuyệt vời, trong đó có viết sách và giảng dạy. Những kiến thức ông truyền tải lại được lan truyền rộng rãi trên cộng đồng, nhờ vậy, ông có thể tích quỹ để chuẩn bị cho những dự án khác – vòng lặp lại bắt đầu.

Nếu bạn đã làm điều “a”, bạn sẽ tiếp tục làm điều “b”. Nếu bạn hoàn thiện điều “b”, bạn phải tiếp tục thực hiện điều “c”,…Chuỗi hành động này có thể được duy trì và lặp lại liên tục.

Đây chỉ là một lời giải thích vắn tắt về Hiệu ứng Bánh đà, nếu bạn muốn hiểu hơn về hiệu ứng này, bạn có thể tham khảo cuốn sách “Turning the Flywheel” của Jim Collins.

8. Những kế hoạch hiệu quả

Nguồn: Rafael Sarandeses

Hãy thực hiện những kế hoạch có khả năng cao sẽ mang lại kết quả mà bạn mong muốn.

 

Chỉ xác định được mục tiêu thôi là không đủ, bạn cần phải vạch ra một hướng đi rõ ràng, những kế hoạch hiệu quả nhất mà bạn có thể/nên/sẽ thực hiện.

Rafael định nghĩa những kế hoạch hiệu quả là những kế hoạch:

+ Lường trước được thành công (nếu bạn kiên trì bám sát kế hoạch này, bạn có khả năng cao sẽ đạt được mục tiêu)

+ 100% nằm trong tầm kiểm soát

+ Dễ dàng thực hiện thường xuyên

+ Có thể đưa vào trong thời gian biểu (hàng quý, hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày)

+ Có thể biến thành thói quen, thành lề thói hằng ngày và thành một quá trình

Hãy từ bỏ những thói quen, những hoạt động vô bổ để có thể trở nên “năng suất” hơn. Vậy, những kế hoạch nào là hiệu quả nhất? Những kế hoạch bạn có thể thực hiện từng chút một hằng ngày và 100% nằm trong tầm kiểm soát của bạn?

Hãy đọc bài viết của Rafael, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều, hãy xác định cho mình những kế hoạch hiệu quả và quyết định hành động!

9. Khám phá/Khai thác

Nguồn: Probability Theory (Học thuyết Xác Suất)

Mình nên tìm kiếm một phương pháp tốt hơn hay vẫn nên kiên trì với phương pháp mình đang thực hiện?

Học thuyết xác suất đã đưa ra hai khái niệm “Khám phá/Khai thác” mà ta có thể áp dụng vào một vài khía cạnh thực tế trong cuộc sống (ví dụ như nghệ thuật, kinh doanh, học tập và phát triển bản thân). Tính được/mất của hai phương pháp “Khám phá” và “Khai thác” đối với việc thực hiện một dự án hoặc theo đuổi mục tiêu cụ thể đã được Josh Kaufman phân tích kỹ càng.

Vậy, hai khái niệm này cụ thể là gì?

Muốn tìm ra những phương án tốt nhất để đạt được mục tiêu, bạn có thể thử nghiệm nhiều phương án khác nhau (Khám phá) hoặc áp dụng và phân tích kỹ một phương án (Khai thác). Tuy nhiên, để liên tục thử nghiệm và khám phá những phương án mới, bạn sẽ không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về phương án đang được áp dụng.

Cũng giống như hai mặt của một đồng xu, “Khám phá” cũng đồng nghĩa với việc bạn phải thu thập một lượng thông tin lớn, bạn không đủ thời gian để tìm hiểu kỹ bất kỳ một phương án nào. Ngược lại, “Khai thác” tốn quá nhiều thời gian, bạn có thể bỏ lỡ những phương án tốt hơn.

Ví dụ, khi bạn thực hiện một chế độ ăn kiêng, sau vài tuần bạn vẫn không giảm được cân nào, bạn sẽ muốn thay đổi một chế độ khác phù hợp hơn. Tuy nhiên, nếu bạn làm như vậy, bạn có thể đã từ bỏ quá sớm, chưa kịp để thấy được kết quả - bạn chưa “khai thác” đủ sâu để nhận ra rằng ăn kiêng đòi hỏi một quãng thời gian dài mới mang lại hiệu quả. Nhưng nếu chế độ ăn kiêng đó quả thật không phù hợp với bạn thì phải làm sao? Làm thế nào để giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này?

Bạn có thể áp dụng những chiến thuật sau để kết hợp linh hoạt cả “khai thác” và “khám phá”:

+ Khám phá trước rồi khai thác kết quả tốt nhất (Chiến thuật này còn được gọi là chiến thuật “Epsilon – first”)

+ Hãy chọn ra phương án tốt nhất hiện có sau khi kết hợp cả khai thác và khám phá (Chiến thuật “Epsilon – greedy”)

+ Tránh phạm phải những sai lầm không đáng có (ví dụ: Vi phạm đạo đức nghề nghiệp)

+ “Ra giá” từng phương án (ví dụ: mức thù lao được hưởng)

Bạn đang thực hiện những dự án nào? Nên áp dụng những chiến thuật nào là tốt nhất? Hãy suy ngẫm về điều này, và xác định bằng cách áp dụng cả khai thác và khám phá đối với từng chiến thuật ấy.

Nếu bạn vẫn chưa rõ nên thực hiện các chiến thuật này ra sao, hãy tham khảo bài viết “Explore/Exploit” của Josh Kaufman.

10. Từng bước nhỏ

Nguồn: Josh Waitzkin

“Sở hữu một kỹ năng cao siêu bí ẩn không phải là bí quyết thành công. Bí quyết thành công thực sự nằm ở sự thành thục trong việc sử dụng những kỹ năng cơ bản nhất.” – Josh Waitzkin.

 

Để có thể làm chủ một kỹ năng, ta phải nắm vững từng bước thực hiện kỹ năng ấy. Trong cuốn sách “The Art of Learning”, tác giả Josh Waiyzkin đã chia sẻ rằng, trước khi trở thành nhà vô địch thế giới về Thái Cực Quyền, anh đã phải tốn rất nhiều thời gian để luyện thành thục từng động tác nhỏ mà cơ bản nhất của môn võ thuật này rồi mới tới các động tác khó, đòi hỏi nhiều kỹ thuật nâng cao.  

Khi bạn muốn học bất kỳ một kỹ năng mới nào, hãy bóc tách kỹ năng đó thành thật nhiều các bước nhỏ, và học lần lượt từng bước một. Ví dụ, nếu bạn muốn học Tiếng Nhật, trước hết, hãy thuộc nằm lòng bảng chữ cái. Nếu bạn muốn học một nhạc cụ, trước hết, hãy nắm vững thang âm và từng nốt nhạc rồi sau đó mới học tới kỹ thuật ngân rung (vibrato)

Hãy luyện tập cho thành thạo từng bước cho tới khi chúng ăn sâu vào trong tiềm thức, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để làm chủ một kỹ năng mới.

11. Cái ngưỡng của Chất lượng

Nguồn: Scott Young

 

Trong suốt cuộc đời của danh hoạ Hà Lan Vincent Van Gosh, ông đã vẽ gần 900 bức họa, phần lớn các tác phẩm của ông được hoàn thiện trong vòng 2 năm. Tuy không phải tất cả các tác phẩm của Van Gosh đều vang danh khắp chốn, nhưng, khối lượng sáng tác đồ sộ với mức thời gian đáng kinh ngạc ông bỏ ra để chăm chút hoàn thiện các tác phẩm của mình chính là một kiệt tác ông để lại cho đời.

“Cầu toàn” chính một rào cản tâm lý ngăn trở con người ta nhanh chóng hoàn thiện một công việc, không những vậy, chúng ta dễ dàng đánh mất các cơ hội được nhận xét đánh giá và củng cố kỹ năng. Vậy, làm thế nào để vừa đảm bảo số lượng công việc được hoàn thành đúng hạn và vừa có đủ thời gian để kiểm soát và nâng cao chất lượng công việc?

Hãy tham khảo bài viết “How to Be Prolific” của nhà báo Scott Young, ông lý giải cụ thể các biện pháp để cân bằng chất lượng với số lượng công việc. Ông cũng đã chỉ ra những biện pháp tốn ít công sức mà vẫn đảm bảo được hiệu quả cao như sau:  

+ Thiết lập ra một “Bản từ vựng” cho công việc của bạn – một danh sách những kỹ năng, kiến thức bạn phải học hỏi và đầu tư trau dồi cùng một lúc để phục vụ cho công việc tương lai.

+ Làm chủ tất cả các kỹ năng bạn đã tích lũy được thông qua quá trình làm việc.

+ Xác định và loại bỏ tất cả những rào cản ngăn trở bạn hoàn thiện công việc.

“Cầu toàn thường khi lại hỏng việc.” - Voltaire

12. Suy ngẫm từng bước

Nguồn: Nick Saban và Lionel Rosen / Ryan Holiday

“Chúng ta thường suy nghĩ tất cả mọi việc từ A đến Z. Ta nghiền ngẫm điều A, ám ảnh với điều Z, xong lại quên hết tất cả các điều từ B đến Y” – Ryan Holiday

“Suy ngẫm từng bước” chính là phương pháp tập trung thực hiện các bước tiếp theo để đạt được mục tiêu thay vì chỉ đơn thuần suy nghĩ về mục tiêu. Phương pháp này được đề ra bởi giáo sư tâm thần học Lionel Rosen, được áp dụng thành công bởi huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng Nick Saban và đã được Ryan Holiday - người sáng lập công ty tư vấn sáng tạo Brass Check, giới thiệu rất nhiều trong các bài viết của anh mang tới cho độc giả.  

Con người ta thường đặt nhiều niềm tin vào những mục tiêu lâu dài của bản thân. Nhưng, những mục tiêu ấy không bao giờ trở thành hiện thực khi chúng ta không “tối ưu hóa” từng bước hành động cụ thể. Giữ vững mục tiêu trong tâm trí là một điều vô cùng quan trọng, nhưng để có thể chạm tới mục tiêu trong tương lai, thì hiện tại, chúng ta cần phải tập trung vào từng đường đi nước bước được sắp đặt chu toàn.

Liệu bạn có dự định sẽ giảm cân không? Trước khi hình dung ra một con số cân nặng lý tưởng cho tương lai, ngay bây giờ, bạn hãy tập thể dục trước đã. Nếu bạn muốn lập một trang blog cá nhân, hãy hoàn thiện một bài blog, rồi hẵng đặt mục tiêu về số lượng người theo dõi mà bạn mong muốn.

Để có thể đạt được “điều Z”, bạn phải chú tâm hoàn thiện “điều B” trước.

III. Phương pháp ra quyết định

13. Vòng tròn năng lực

Nguồn: Warren Buffett

“Kích cỡ của vòng tròn [những gì bạn biết] không phải là một điều quan trọng; tuy nhiên, nắm rõ giới hạn của vòng tròn đó mới là điều cốt yếu.”  - Warren Buffett

Có một sự thật rằng, bạn không thể biết hết mọi thứ trên đời. Nhưng, cũng có một tin tốt rằng: Biết hết mọi thứ trên đời là một điều không cần thiết.

Để có thể thành công trong bất kỳ một lĩnh vực nào, tất cả những gì bạn cần làm là tập trung vào một “mảng nhỏ” của lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. “Mảng nhỏ” này chính là chuyên môn của bạn, đồng thời, bạn cần phải từ từ nới rộng mảng nhỏ đó bằng cách trau dồi thêm nhiều kiến thức mới về lĩnh vực ấy. Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, gọi mảng nhỏ này là “vòng tròn năng lực”.

Vậy, bạn nên áp dụng “Vòng tròn năng lực” như thế nào?

+ Hãy đọc bài viết của Shane Parish – “Understanding your Circle of Competence: How Warren Buffett Avoids Problems” để hiểu hơn về khái niệm “Vòng tròn năng lực”

+ Hãy vẽ lại vào cuốn sổ ghi chú của bạn như sau:

+ Suy ngẫm về hình vẽ bên tay trái, điền câu trả lời vào các ô trống bên tay phải

Thừa nhận “Tôi không biết” là một việc làm rất đỗi bình thường. Hãy luôn tự tin về những gì bạn biết, thừa nhận những gì bạn chưa biết, và kiên trì trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực từng ngày!

“Hãy luôn cảnh giác về thói bịa đặt, bởi nó còn nguy hiểm hơn cả sự ngu dốt.” - George Bernard Shaw

14. Ma trận Quyết định

Nguồn: Dwight Eisenhower

Hãy tập trung vào những điều quan trọng, không cấp bách.

“Decision Matrix” (tạm dịch: Ma trận Quyết định) đã được một tác giả người Mỹ - Stephen Covey phổ biến lại cho công chúng, ma trận này là một công cụ để quản lý thời gian hiệu quả; hay nói một cách khác, khi sử dụng Ma trận này, bạn sẽ nắm rõ những công việc nào cần phải thực hiện, những công việc nào cần phải từ bỏ. Bạn hãy chia một hình vuông làm 4 phần bằng nhau, có nội dung như sau:

+ Quan trọng và cấp bách (Ví dụ: Các tình huống khủng hoảng, hạn chót…)

+ Quan trọng nhưng không cấp bách (Ví dụ: Kế hoạch lâu dài, các mối quan hệ…)

+ Không quan trọng nhưng cấp bách (Ví dụ: Những việc vặt hàng ngày…)

+ Không quan trọng và cũng không cấp bách (Những điều làm bạn sao nhãng)

Những hoạt động thuộc ô vuông thứ 2 chính là trọng điểm của Ma trận Quyết định bởi chúng có liên kết chặt chẽ với những kế hoạch lâu dài, những mục tiêu và lợi ích sau này của bạn.

Một khi bạn dành nhiều thời gian cho ô vuông thứ 2, chắc chắn rằng bạn sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp, nhưng trước hết, bạn hãy bắt đầu từ việc xử lý những công việc thuộc ô vuông thứ 1.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về Ma trận Quyết định, hãy tham khảo bài viết: “The Eisenhower Decision Matrix: How to Distinguish Between Urgent and Important Tasks and Make Real Progress in Your Life” của Brett và Kate McKay.

15. Nguyên tắc Pareto

Nguồn: Vilfredo Pareto

Ta cần tập trung vào những việc có thể giúp ta “làm ít được nhiều”.

 

Nhà kinh tế học huyền thoại người Italia, Vilfredo Pareto đã đúc kết ra một nguyên tắc vàng: Nguyên tắc Pareto (hay còn gọi là nguyên tắc 80/20) - 80% kết quả đạt được luôn đến từ 20% kế hoạch đã được thực hiện trước đó.

Vậy, bạn hãy dựa vào nguyên tắc 80/20 và lên kế hoạch giải quyết công việc như sau:

+ Xác định vấn đề/mục tiêu của bạn

+ Xác định những nguyên nhân gây ra vấn đề/các bước thực hiện mục tiêu

+ Đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng nguyên nhân/mức độ hiệu quả của từng bước kế hoạch và liệt kê theo thứ tự giảm dần

+ Tập trung giải quyết những nguyên nhân chủ chốt làm vấn đề phát sinh/thực hiện những bước kế hoạch hiệu quả nhất để có thể làm ít được nhiều

16. Chi phí cơ hội

Nguồn: Friedrich von Wieser (Nhà khoa học đầu thế kỷ 20)

Sự lựa chọn nào cũng luôn đi kèm với một cái giá phải trả.

 

Nếu bạn có 100 đô để đầu tư, bạn quyết định mua cổ phiếu thay vì trái phiếu, những lợi ích khi đầu tư trái phiếu mà bạn đã từ bỏ chính là chi phí cơ hội. Khi bạn đi ăn Buffet, bạn có thể lựa chọn bất kỳ món ăn nào mình ưa thích nhưng bạn không thể ăn hết tất cả các món được. Nếu bạn chọn ăn món Jambalaya, bạn sẽ no và không thể ăn thêm món bánh Dosa được nữa. Đó cũng chính là chi phí cơ hội.

Khi bạn thấu hiểu khái niệm chi phí cơ hội, bạn có thể đưa ra quyết định một cách hiệu quả hơn bởi khi ấy, bạn đã nắm rõ cái giá phải trả đằng sau mỗi sự lựa chọn để quyết định thực hiện hay từ bỏ sự lựa chọn đó.  

“Điểm khác biệt giữa người thành đạt và người cực kỳ thành đạt chính là người cực kỳ thành đạt gần như nói “Không” với tất cả mọi thứ.” – Warren Buffett

Trước khi nói “Chấp nhận” đối với bất kỳ một đề nghị hay một cơ hội nào, hãy thử hỏi bản thân rằng: “Khi tôi chấp nhận điều này, tôi đã từ bỏ điều gì? Liệu sự lựa chọn này có đáng không?”

17. Kiểm soát Phản ứng

Nguồn: Viktor Frankl

“Chúng ta không thể quyết định được điều gì sẽ xảy đến trong tương lai, nhưng lại có thể quyết định cách chúng ta đối mặt với tương lai như thế nào.” – Chuyên gia tâm thần học Viktor Frankl

Hay nói cách khác, thay vì khi nào cũng phản ứng một cách bồng bột đối với những tình huống đột ngột phát sinh, chúng ta nên học cách làm chủ được cảm xúc của chính mình – chìa khóa quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi người.

Tiến sĩ Leslie Becker-Phelps đã đưa ra một vài biện pháp để áp dụng lý thuyết của Frank vào thực tế cuộc sống:

+ Tự đặt ra câu hỏi cho bản thân rằng: “Sau này mình muốn trở thành một người như thế nào?”

+ Ngẫm lại những phản ứng của bạn từ trước tới nay và suy ngẫm xem tại sao bạn lại có phản ứng như vậy?

+ Quan sát hậu quả của những phản ứng đó

+ Suy ngẫm về mọi chuyện sẽ thay đổi ra sao khi bạn có thể kiểm soát được phản ứng của mình?

+ Hãy trân trọng và thiết tha với cuộc sống hơn

Bạn hãy xác định những yếu tố thường xuyên tác động tới bạn cũng như phản ứng của bạn đối với những yếu tố đó. Sau đó, hãy tham khảo bài viết của Leslie Becker-Phelps trên trang Psychology Today và chọn ra chiến thuật hữu dụng với bạn nhất.

IV. Phương pháp để bình tĩnh đối mặt với mọi vấn đề:

18. Bào mòn Nỗi sợ

Nguồn: Tim Ferriss

Chúng ta thường có xu hướng chần chừ, do dự, không dám hành động vì lo sợ phải gánh vác hậu quả, tựa như nỗi sợ bóng tối – chúng ta sợ phải đối mặt với những gì bản thân mình không biết rõ. Tim Ferriss – một tác giả người Mỹ đã sáng tạo ra “Fear-setting” (tạm dịch: Bào mòn nỗi sợ): Biện pháp bóc tách những viễn cảnh tồi tệ nhất và tận dụng triệt để mọi giải pháp để trí óc trở nên minh bạch và sáng suốt hơn.

Trước khi bạn áp dụng biện pháp ghi chú này, bạn nên đọc bài viết của Tim trước bởi anh đã phân tích kỹ từng câu hỏi kèm theo nhiều ví dụ hữu ích.

T.B: Nếu bạn mong muốn được tận hưởng một cuộc sống theo phong cách của riêng mình và dũng cảm đối mặt với mọi nỗi sợ hãi thì bạn nên đọc thêm bài “The Four-Hour Workweek” của Tim nhé.

19. Vòng lặp Trì hoãn

Nguồn: Charlotte Lieberman

Sự trì hoãn chính là vòng lặp của những thói quen xấu.

 

Trong bài viết “Why You Procrastinate (It Has Nothing to Do With Self-Control)”, Charlotte Lieberman đã chỉ ra rằng: Sự trì hoãn chính là một vòng lặp xúc cảm. Bên cạnh đó, cô cũng vạch ra những nguyên nhân xuất hiện vòng lặp trì hoãn:   

+ Những cảm xúc tiêu cực luôn ẩn hiện sâu trong tâm trí con người (Lo lắng, stress, không tin tưởng bản thân…)

+ Sự trì hoãn có thể xoa dịu những cảm xúc bất an (Trì hoãn bằng cách đọc sách, dọn dẹp nhà cửa…)

+ Nhận thức một cách tiêu cực về hành vi trì hoãn của bản thân dẫn đến sự gia tăng ham muốn trì hoãn.

Khi ấy, bạn đã chính thức rơi vào vòng lặp bất tận của sự trì hoãn.  

Ta có thể áp dụng những giải pháp sau để phá vỡ vòng lặp này:

+ Khi bạn cảm thấy bản thân có suy nghĩ muốn trì hoãn, hãy cảm nhận kỹ cảm xúc ẩn sâu bên trong từng suy nghĩ ấy (Bạn sẽ chạm tới căn nguyên của sự trì hoãn).

+ Nếu bạn đang chuẩn bị bắt tay vào làm một công việc mà bạn vốn luôn lẩn tránh, việc đầu tiên cần làm là gì? Hãy bóc tách vấn đề lớn thành từng vấn đề nhỏ để hoàn thiện dễ dàng hơn.  

+ Hãy loại bỏ mọi sự cám dỗ. Ví dụ, nếu bạn có thói quen lướt Facebook thường xuyên, hãy cất chiếc điện thoại của mình vào trong ngăn kéo.

+ Đừng bao giờ quan trọng hóa hoặc phức tạp hóa vấn đề.  

20. Vấn đề tốt và Vấn đề xấu

Nguồn: Mark Manson

“Thử thách luôn ẩn nấp và chờ đợi trên mọi con đường ta lựa chọn.” – trích từ cuốn “The Subtle Art of Not Giving a F*ck” , một trong những cuốn sách bán chạy nhất thời báo New York Times của tác giả Mark Manson.

Trước khi quyết định làm bất cứ điều gì, bạn hãy tự hỏi bản thân rằng: Mình luôn vui vẻ đón nhận những thử thách nào?

Trên thực tế, rắc rối luôn luôn đeo bám cuộc sống của mỗi người, rắc rối này liên tục kéo theo những rắc rối khác.

Mark đưa ra cho chúng ta một lời khuyên rằng: “Hãy chọn con đường nào tràn ngập những thử thách mà bạn luôn sẵn sàng đón nhận – những thử thách thực sự có thể giúp bạn trưởng thành và khôn lớn.” Ví dụ, hiện tại, bạn luôn cảm thấy tự hào sau mỗi lần vượt qua được một thử thách của nghề viết, nhưng đối với công việc trước kia bạn làm - một công việc bạn ghét, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi sau mỗi lần phải nghe sếp mắng mỏ vì lỗi lẫm mình mắc phải và không thể nào làm tốt lên được.

Bạn hãy thử hỏi bản thân rằng:

“Tôi sẵn sàng đối mặt với những áp lực nào trong cuộc sống?”

“Điều gì khiến tôi có thể sẵn sàng đấu tranh tới cùng?”

“Những áp lực nào cần được duy trì để bản thân trở nên mạnh mẽ hơn?”

21. Lý thuyết Ràng buộc

Nguồn: Eliyahu Goldratt / Taylor Pearson

Một chuỗi không bao giờ mạnh hơn liên kết yếu nhất của nó.

Lý thuyết ràng buộc (Theory of Constrains - TOC) được đề ra bởi Eli Goldratt – một trong những nhà sáng lập công ty Creative Output ở Isreal. Lý thuyết nói rằng chỉ cần một số lượng nhỏ các ràng buộc cũng đủ để cản trở một hệ thống quản lý đạt được mục tiêu. 

Ràng buộc chính là sự bế tắc trong công việc, trong cuộc sống. Sự bế tắc này có thể là do vận dụng sai chiến thuật, sai biện pháp, dẫn đến việc không thể giải quyết được vấn đề.

Một hệ thống quản lý muốn hoạt động hiệu quả thì cần phải giải quyết mọi bế tắc, mọi rắc rối tiềm ẩn bên trong. Lý thuyết TOC không những được áp dụng vào trong doanh nghiệp, mà còn được áp dụng vào đời sống cá nhân. Một người (hay một doanh nghiệp) khó có thể thành công đạt được mục tiêu của mình khi họ lãng phí sức lực vào những biện pháp không hữu hiệu, không giải quyết triệt để vấn đề. Ví dụ, bạn đang muốn giảm cân, nhưng bạn chỉ tập thể dục thường xuyên hơn mà phớt lờ chế độ ăn uống, bạn sẽ khó có thể đạt được số cân nặng mong muốn. Tương tự, bạn muốn tăng năng suất làm việc, bạn làm việc liên tục hàng tiếng đồng hồ mà không tập luyện thể thao và thư giãn đầu óc, kết quả bạn nhận được chỉ là sự rã rời về thể xác và kiệt quệ về tinh thần. 

Vậy bạn nên áp dụng thuyết Ràng buộc như thế nào?

Trước tiên, hãy xác định và loại bỏ những ràng buộc lớn nhất.

Tiếp đó, hãy duy trì năng suất làm việc bạn mới đạt được.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết của Taylor Pearson, anh đã phân tích kỹ thuyết TOC và chỉ ra những biện pháp vô cùng thú vị để xác định và loại bỏ mọi ràng buộc.

22. Cái ngưỡng của những kết quả tiềm ẩn

Nguồn: James Clear

“Bạn không thể xây dựng cho mình một thói quen lành mạnh hoặc không thể từ bỏ một thói quen vô bổ không phải là vì bạn không có đủ năng lực, mà là vì bạn chưa chạm tới cái Ngưỡng của những kết quả tiềm ẩn.” – James Clear

“Plateau of Latent Potetial” (tạm dịch: Cái ngưỡng của những kết quả tiềm ẩn) là khái niệm được giới thiệu trong cuốn sách “Atomic Habits” của tác giả James Clear.

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn hãy thử cân nhắc tình huống sau: Bạn đang xây dựng một thói quen lành mạnh mới (như thói quen tập bài tập cơ bụng Sit-up), ngày qua ngày, bạn vẫn không thấy cơ thể mình có gì tiến triển cả, rồi bất chợt vào một ngày rất lâu sau đó, bạn đã nhận lại được thành quả (Bạn đã có cơ bụng!)

Bạn thành công là nhờ thói quen của mình. Sự tiến bộ luôn luôn song hành với thói quen hằng ngày ấy, nhưng ta lại rất khó có thể phát hiện ra. Ta chỉ có thể nhận thấy bản thân mình đã tiến bộ khi sự tiến bộ này vượt qua cái “Ngưỡng của những kết quả tiềm ẩn” – Thời điểm sự tiến bộ được tích lũy qua từng ngày chuẩn bị trở thành thành quả.  

Bạn hãy trình bày như hình trên vào cuốn sổ ghi chú của mình, rồi sau đó hãy chọn ra một thói quen lành mạnh mà bạn muốn sở hữu. Bạn cần theo dõi việc thực hiện thói quen này mỗi ngày. Nếu bạn không nhận thấy có gì tiến triển cả thì hãy nhìn sang biểu đồ bên tay trái và tự nhắc nhở bản thân rằng sau một quãng thời gian dài, những tiến triển nhỏ rồi sẽ tích hợp lại để trở thành thành quả.

23. Định luật Hofstadter

Nguồn: Douglas Hofstadter

“Định luật của Hofstadter: Mọi việc luôn tốn nhiều thời gian hơn bạn dự tính, ngay cả khi bạn đã áp dụng định luật Hofstadter.”

Chúng ta thường khó có thể thu xếp thời gian hoàn thiện công việc một cách hợp lý, kể cả khi đã tính đến viễn cảnh tồi tệ nhất: Hoàn thiện chậm hơn so với thời hạn được đặt ra. Vấn đề này rất khó để giải quyết. Tuy nhiên, Jane Collingwood đã đưa ra một vài biện pháp vô cùng thực tế để có thể quản lý thời gian hiệu quả hơn và đuổi kịp mọi hạn chót, ví dụ như:

+ Luôn đảm bảo rằng bạn đang thực hiện công việc quan trọng nhất

+ Tránh lên quá nhiều kế hoạch cùng một lúc

+ Sắp xếp công việc một cách hợp lý

+ Quản lý kỳ vọng của bản thân (Hãy nhìn vào thực tế, kết quả bạn nhận được sau khi hoàn thành nhiệm vụ là gì?) 

+ Dành những thời điểm hiệu suất nhất trong ngày để hoàn thiện những nhiệm vụ quan trọng hơn (Thời điểm hiệu suất nhất là thời điểm bạn có thể tập trung làm việc hiệu quả nhất)

Hãy bắt đầu bằng việc xác định nhiệm vụ quan trọng nào bạn cần phải giải quyết, và sau đó hãy áp dụng định luật của Hofstadter khi cân nhắc về thời gian phải hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, bạn hãy đọc bài viết của Jane Collingwood và chọn ra chiến thuật bạn ưng ý nhất để có thể hoàn thiện nhiệm vụ của mình trước hạn chót.

V. Thay đổi thói quen, thay đổi cuộc sống:

24. Vòng lặp thói quen

Nguồn: Charles Duhigg

Khi tôi thấy [ám hiệu], tôi sẽ [thói quen] để [mục đích]

 

Charles Duhigg – một nhà báo người Mỹ từng đoạt giải Pulitzer danh giá, đã sáng tạo ra “Vòng lặp thói quen” (Habit Loop) để giúp chúng ta hình dung ra bản chất của mọi thói quen, cũng như để từ bỏ những thói quen xấu và xây dựng những thói quen tốt.

Ví dụ, bạn muốn ngừng thói quen hút thuốc, bạn có thể áp dụng vòng lặp thói quen như sau:

1. Xác định thói quen

Vào thời điểm nào bạn thường xuyên hút thuốc? Có thể là giữa giờ giải lao, khi đi chơi với bạn bè…

2. Cân nhắc kỹ lưỡng về mục đích của thói quen

Tại sao bạn lại hút thuốc? Bạn có thực sự cảm thấy hết stress khi hút thuốc không? Bạn có cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn và có thêm động lực không (bạn đã cân nhắc tới việc xin nghỉ vài ngày để giải tỏa tâm trạng chưa?)

3. Xác định “ám hiệu”

Ám hiệu – những yếu tố thúc đẩy bạn thực hiện hành vi hút thuốc

Bạn thường hút thuốc khi nào? Bạn cảm thấy thế nào khi hút thuốc? Bạn hút thuốc lúc mấy giờ? Khi bạn hút thuốc, có những ai đang ở cạnh bạn? Bạn đang làm gì trước khi rút điếu thuốc ra?

Bạn có thể từ bỏ thói quen này bằng cách điều chỉnh lại vòng lặp thói quen hiện tại:

1. Để ý và tránh những “ám hiệu” thúc đẩy ham muốn hút thuốc

2. Thay đổi thời điểm hút thuốc

3. Thay đổi mục đích của việc hút thuốc

25. 1% Tiến bộ

Nguồn: Ngài Dave Brailsford / James Clear

Vào năm 2013, Dave Brailsford – một huấn luyện viên xe đạp người Anh, đã áp dụng một biện pháp vô cùng tài tình để tăng khả năng thi đấu của toàn đội ông dẫn dắt: Ông cải thiện từng khía cạnh của việc đạp xe lên 1% mỗi ngày (tu sửa lại yên xe, tìm loại gel xoa bóp giảm căng cơ tốt nhất…). Kết quả là, sau gần 5 năm, từ một đội không đạt được bất kỳ thành tích nào nay đã nắm trong tay 60% tổng số huy chương được trao tặng tại Thế vận hội 2008.  

Nếu bạn có thể tiến bộ duy chỉ 1% mỗi ngày thì chỉ trong vòng một năm, trình độ của bạn đã được cải thiện một cách đáng kể. Ngược lại, việc lặp đi lặp lại những thói quen xấu cũng như không khắc phục được những sai lầm nhỏ nhất sẽ khiến mọi nỗ lực gần như tan biến hoàn toàn.  

Bạn mong muốn phát triển những kỹ năng nào? Những thói quen nào có thể giúp bạn phát triển kỹ năng lên ít nhất 1% mỗi ngày?

Thói quen ấy có thể là 5 phút ngồi thiền, là đến phòng tập gym, là một cuộc gọi thoại với người bạn yêu thương nhất. Hãy chọn cho mình một thói quen tốt và bắt đầu thực hiện ngay hôm nay!

Bạn hãy tham khảo cuốn sách “Atomic Habits”, James Clear đã giải thích cụ thể vì sao sự tiến bộ 1% mỗi ngày lại có thể nhanh chóng mang lại thành quả to lớn.

26. Chuỗi Thói Quen

Nguồn: S.J. Scott

Để có thể dễ dàng thiết lập nhiều thói quen cùng một lúc, bạn có thể lấy những thói quen vốn có làm “ám hiệu” cho những thói quen mới và “nối” những thói quen này lại với nhau.

Nếu bạn muốn thiết lập một chuỗi thói quen, bạn hãy đọc những bài viết của tác giả S. J. Scott, anh đã sáng tạo ra một chu trình 13 bước cực kỳ đơn giản để biến từng thói quen nhỏ và lành mạnh thành một chuỗi thói quen, một số bước bao gồm “chọn một thời gian hoặc một địa điểm”, “tạo ra một checklist lô-gíc”…Hoặc bạn có thể tham khảo thêm công thức này của anh:

Sau khi tôi [thói quen hiện tại], tôi sẽ [thói quen nhỏ mới]

Ví dụ:

Sau khi đánh răng xong (thói quen hiện tại), tôi sẽ dùng chỉ nha khoa để làm sạch 1 chiếc răng (thói quen nhỏ mới).

Sau khi dùng chỉ nha khoa xong, tôi sẽ bật chế độ máy bay ở điện thoại (thói quen nhỏ mới).

Sau đó, tôi sẽ thực hiện 1 bài tập giãn cơ trong vòng 1 phút (thói quen nhỏ mới).

Sau đó, tôi sẽ đọc một trang của quyển truyện ưa thích (thói quen nhỏ mới).

Thực hiện từng thói quen nhỏ một sẽ làm giảm cảm giác lười biếng (dùng chỉ nha khoa làm sạch một chiếc răng dễ thực hiện hơn là làm sạch cả hàm răng) và làm tăng tính kiên trì. Sau khi những thói quen nhỏ đã ăn sâu vào trong tiềm thức, ta có thể dễ dàng phát triển chúng (dùng chỉ nha khoa làm sạch cả hàm răng) và thực hiện thêm nhiều thói quen khác.

27. Ma trận Thay đổi Thói quen

Nguồn: Nir Eyal

Nir Eyal – tác giả của cuốn sách bán chạy “Hooked - 4 Bước Để Đưa Sản Phẩm Dẫn Đầu Thị Trường”, đã sáng tạo ra Ma trận Thay đổi Thói quen (Behaviour Change Matrix) để giúp chúng ta phân loại và tìm ra những giải pháp cụ thể để từ bỏ hoặc thiết lập một thói quen. Ma trận này chia tất cả thói quen thành 4 loại riêng biệt:

+ Thói quen đơn giản (Amateur Behaviors): Những thói quen dễ dàng thiết lập (như đánh răng mỗi tối). Ta chỉ cần dùng một tín hiệu nhỏ (như đặt chuông báo thức) để nhắc nhớ bản thân xây dựng thói quen này.

+ Thói quen chuyên môn (Expert Behaviors): Thói quen hành nghề của các chuyên gia, các nhà khoa học, y bác sĩ...Những người sở hữu trình độ chuyên môn cao và khả năng tự chủ tốt.

+ Thói quen gây nghiện (Addictive Behaviours): Thói quen khó bỏ đòi hỏi những biện quyết liệt như kiêng khem, nhờ người thân hỗ trợ…  

+ Thói quen thường nhật (Habitué Behaviours): Những thói quen dễ dàng cưỡng lại được (ăn bánh socola mỗi tối), ta chỉ cần áp dụng những biện pháp mang lại sự thư thái (ví dụ: ngồi thiền) để loại bỏ cảm giác không thoải mái khi ngừng thực hiện thói quen này.

Bạn muốn từ bỏ/thiết lập những thói quen nào? Bạn có thể thực hành phân loại thói quen bằng ma trận trên.  

Hãy tham khảo thêm bài viết “How to Design Behavior (The Behavior Change Matrix)” – Ma trận thói quen của Nir Eyal để tìm hiểu thêm về các biện pháp từ bỏ/thiết lập một thói quen.  

VI. Phương pháp làm chủ kỹ năng giao tiếp và mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội:

28. Cảm xúc và Ý muốn

Nguồn: Marshall Rosenberg

Phương pháp luận “Giao tiếp phi bạo lực” (Nonviolent Communication) của nhà tâm lý học Marshall Rosenberg có thể hóa giải mọi bất hòa, để con người ta có thể hiểu và thông cảm cho nhau hơn. Giả thiết chính của phương pháp luận này là “những gì ta nói lúc giận dữ hoặc buồn rầu chỉ đơn giản là để giải tỏa cảm xúc và đáp ứng những nhu cầu riêng của bản thân.”

Khi một ai đó nói những lời làm bạn cảm thấy bị tổn thương, bạn đừng để tâm tới những lời nói đó nữa, mà hãy thử nghĩ rằng “Điều gì đã khiến cậu ta hành xử như vậy?” Khi bạn hiểu rõ tâm trạng cũng như những ước muốn của họ, bạn có thể dễ dàng cảm thông và tha thứ. Họ nói những lời khó nghe, có lẽ bởi vì họ đang cảm thấy bực tức và họ muốn được giải tỏa tâm trạng. Hoặc có lẽ, họ cảm thấy lạc lõng và muốn nhận được sự chú ý. Hãy bao dung và thẳng thắn chia sẻ: “Tôi hiểu cậu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng khi cậu chia sẻ như vậy, tôi cảm thấy mình không còn được tôn trọng nữa.”

“Lắng nghe và được lắng nghe” là bài thuốc chữa lành cho mọi xung đột. Đừng để tâm tới những câu nói bồng bột và thiếu suy nghĩ ấy, mà hãy cảm nhận, thấu hiểu và bao dung bởi con người ta ai cũng vậy, ai cũng phải khổ tâm xoay sở với những rắc rối của riêng mình.

29. Tư duy Thắng/Thắng hoặc Không Hợp Tác

Nguồn: Stephen Covey

Tư duy Thắng/Thắng là biện pháp duy nhất mang lại thắng lợi cho đôi bên.

Theo Stephen Covey – tác giả của cuốn sách “7 Thói quen của người thành đạt”, có tất cả 5 loại tư duy đàm phán:

+ Tư duy Thắng/Thắng: Bạn và đối tác đều phải đảm bảo đôi bên cùng hưởng lợi.

+ Tư duy Thắng/Thua: Bạn và đối tác cạnh tranh gay gắt để khiến đối phương thua một cách triệt để còn mình giành phần thắng.

+ Tư duy Thua/Thắng: Bạn thỏa hiệp, nhượng bộ, không quan tâm tới thắng thua.  

+ Tư duy Thua/Thua: Bạn và đối tác đồng mang tư duy Thắng/Thua. Nếu không thể nắm được phần thắng, bên thua thậm chí còn quay lại trả đũa bên thắng dẫn đến việc đôi bên đều thua.

+ Tư duy Thắng/Thắng hoặc Không hợp tác: Hình thái tư duy cao cấp hơn tư duy Thắng/Thắng. Trong quá trình hợp tác, bạn và đối tác cùng thương lượng để cả hai phe đều được lợi. Khi không thể tiếp tục hợp tác, đôi bên có thể thoải mái chấm dứt thỏa thuận mà không nảy sinh bất kỳ một tranh chấp hay xung đột nào.

“Khi áp dụng điều kiện “Chấm dứt thỏa thuận”, bạn có thể thẳng thắn chia sẻ với đối tác rằng: “Tôi chỉ muốn cả hai ta đều giành được phần thắng. Tôi không muốn tôi cứ vậy mà đoạt lấy phần thắng để rồi ảnh hưởng đến quan hệ đôi bên, và tôi tin chắc rằng anh cũng có suy nghĩ như vậy. Chính vì thế, hãy hợp tác với tôi theo tiêu chí cùng thắng. Nếu chúng ta không thể tìm ra biện pháp nào có lợi cho cả hai thì hãy chấm dứt mọi thỏa thuận. Và rồi, biết đâu trong tương lai, chúng ta lại một lần nữa trở thành đối tác.” – Stephen Covey

Mỗi một lần tán gẫu với mẹ về món ăn của bữa tối hôm nay, hay những lúc tâm tình với người bạn đời của mình, hoặc cùng thương lượng với đối tác làm ăn, hãy luôn hướng tới tư duy Thắng/Thắng hoặc Không hợp tác. Khi ấy ý kiến của tất cả mọi người đều được tôn trọng, chúng ta sẽ vui vẻ, cởi mở và tin tưởng nhau hơn.

30. Mạng lưới Quan hệ

Nguồn: Ronald Burt/Michael Simmons

Mạng lưới quan hệ xã hội rộng có thể mang lại thành công trong sự nghiệp.

Dựa vào những nghiên cứu của nhà xã hội học hàng đầu thế giới – Ronald Burt, Michael Simmons đã chỉ ra những lợi ích thực tế khi sở hữu mạng lưới xã hội rộng rãi, ví dụ như tư duy phát triển, cơ hội việc làm rộng mở…Ngược lại, nếu con người ta sống gò bó mà khép kín, ta sẽ đánh mất cơ hội được học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ từ cuộc sống cũng như những cơ hội được “cọ xát” với xã hội để trưởng thành hơn.  

Khi phải đối mặt với dòng đời xô bồ, với dòng người hối hả bon chen, mới đầu, bạn có thể cảm thấy lạc lõng mà khó hòa hợp, nhưng những gì bạn nhận lại được sau khi vượt qua thử thách này thật sự rất đáng giá.

Bạn hãy vẽ hình vẽ như trên vào cuốn sổ lưu chú của mình để dễ dàng quan sát và kiểm soát mạng lưới quan hệ của mình nhé.

Ví dụ:

31. Có qua có lại

Nguồn: Chuan, A., Kessler, J. B., & Milkman, K. L [ 2 ] / Coglode

Tục ngữ dân gian ta – túi khôn của dân tộc, có câu “Có qua có lại mới toại lòng nhau”. Có những lúc, ta trao gửi lòng tốt vô điều kiện, nhưng cũng có những lúc, ta mong chờ được đền đáp xứng đáng.

Ta cũng tự ý thức được rằng bản thân cần phải kiên nhẫn chờ đợi để họ tự báo đáp lại ý tốt của chúng ta. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh rằng kiên nhẫn chờ đợi cũng là….vô ích. Con người ta thường có xu hướng báo đáp lại ngay sau khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Họ có thể ghi nhớ trong lòng hoặc…lãng quên ngay tắp lự.

Bạn đã bao giờ suy nghĩ tới việc sẽ gợi ý cho cậu bạn mà bạn đã hết lòng giúp đỡ nên báo đáp lại bạn chưa? Liệu bạn có e sợ việc này sẽ làm người ta hiểu nhầm ý tốt lúc đầu của bạn không?

Khi bạn muốn cậu bạn ấy hồi đáp, hãy cứ mạnh dạn yêu cầu, vì con người ta ai ai cũng sở hữu một lòng tốt, việc báo đáp lại lòng tốt vốn thuộc về lẽ thường tình. Nhưng hãy yêu cầu càng sớm càng tốt nhé. Mối quan hệ có qua có lại vốn rất thiết thực và hữu ích.

32. Bộ 3 hợp tác

Nguồn: Dave Logan và John King

Dave Logan và John King – tác giả của cuốn sách “Tribal Leadership” (một trong những cuốn sách gối đầu giường của nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng), đã từng thống kê lại rằng, dựa trên nền tảng là mối quan hệ bền chặt của một nhóm 3 người, 24% doanh nghiệp Mỹ có thể bứt phá và trở nên nổi bật hẳn hơn so với những doanh nghiệp còn lại.

Khi 3 cá nhân cùng đồng tâm hiệp lực, họ có thể phát triển kỹ năng phân công công việc hiệu quả, thuận lợi mở rộng mạng lưới các mối quan hệ, tiết kiệm thời gian và công sức (không cần một mình ôm đồm quá nhiều việc), và quan trọng hơn hết, củng cố niềm tin (không có tư lợi cá nhân) – yếu tố vô hình mang trong mình sức mạnh lớn lao, quyết định thành bại của cả một tập thể.     

Nếu bạn muốn tìm cho mình một đội 3 người để cùng tiến, cùng lùi, thay vì chỉ mời một người bạn, một người đồng nghiệp đi uống cà phê, bạn hãy thử mời hai. Sau đó, bạn có thể từ từ thúc đẩy mối quan hệ giữa họ (nếu hai người này là lần đầu tiên gặp mặt nhau, bạn hãy thay họ chia sẻ những điều tốt đẹp về đối phương).

Người xưa vốn đã có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

33. Giao tiếp Đồng bộ

Nguồn: Patrick Ewers

Theo Patrick Ewers – giám đốc điều hành tổ chức Mindmaven (Mindmaven chuyên cố vấn các doanh nghiệp về mảng tiếp thị và quảng cáo), ngôn ngữ chỉ thể hiện 7% năng lực giao tiếp, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể mới là những yếu tố chủ chốt, ngữ điệu thể hiện 38% và ngôn ngữ cơ thể thể hiện 56%.  

Mỗi khi bạn nhắn tin, bạn chỉ đang sử dụng 7% năng lực giao tiếp của mình. Khi bạn khen ngợi đồng nghiệp, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể lại không biểu đạt đúng ý muốn, bạn sẽ dễ dàng bị người khác hiểu nhầm.

“Congruent Communication” (tạm dịch: Giao tiếp Đồng bộ) thuật ngữ dùng để chỉ việc kết hợp thành công cả 3 yếu tố ngôn từ, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt thông điệp một cách chính xác nhất. Sự kết hợp cả 3 yếu tố này làm thông điệp gửi tới người nghe được biểu đạt rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm và thuận lợi tạo dựng niềm tin giữa những người cùng tham gia giao tiếp.

Bạn có đang kết hợp cả 3 yếu tố này một cách hiệu quả không? Hay bạn vẫn thường xuyên bị hiểu nhầm trong giao tiếp? Bạn hãy dùng hình vẽ trên để quản lý kỹ năng giao tiếp và áp dụng nghệ thuật giao tiếp đồng bộ vào trong cuộc sống hằng ngày nhé.

34. Bảng Chất lượng Ngủ

Nguồn: Dot Zacharias

Tất cả các khía cạnh trong cuộc sống đều có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ: Yếu tố nào đang ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn? Làm thế nào để khắc phục những yếu tố đó?

 

“Sleep Heat Map” (tạm dịch: Bảng Chất lượng Ngủ) được sáng tạo bởi Dot Zacharias (người thành lập tổ chức Sleepability – nhóm các chuyên gia tư vấn về giấc ngủ) với mục đích nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách tập trung vào xác định những yếu tố làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Có tổng cộng 12 yếu tố, được chia làm 3 loại chính: môi trường, tinh thần, và thể chất.

+ Môi trường: Gia đình, các mối quan hệ, việc làm, những người hệ xung quanh.

+ Tinh thần: Lạc quan, áp lực, niềm tin, sức khỏe tinh thần.

+ Thể chất: Lượng nước uống hằng ngày và nhịp thở, vận động, dinh dưỡng, sức khỏe thể chất.

Bạn hãy vẽ bảng trên vào sổ ghi chú và phân loại các yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn vào những ô đã vẽ. Sau đó, bạn hãy tự chấm điểm cho từng ô theo thang từ 1 đến 10 (10 = “yếu tố không cần phải giải quyết”, và 1 = “yếu tố cần giải quyết gấp”) và cuối cùng, hãy viết một vài mẹo bạn có thể nghĩ ra để cải thiện từng yếu tố một nhé.

Bạn có thể tham khảo bài viết “Sleep Heat Map: Sleep Heat Map. What’s Stopping You From Sleeping?”

VII. Phương pháp xây dựng một cuộc sống trẻ, khỏe và cân bằng:

35. Trường thọ là Hàm số của Tuổi thọ và Sức khỏe

Nguồn: Peter Attia

Để có thể tận hưởng một cuộc sống trường thọ, bạn cần phải có sức khỏe và tinh thần tràn đầy sức trẻ!

Peter Attia, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về tuổi thọ, đã đưa ra một công thức như sau:

Trường thọ = f (Tuổi thọ, Sức khỏe)

(Trường thọ là hàm số của tuổi thọ và sức khỏe)

Anh đã giải thích rằng, dựa vào công thức trên, để có thể kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần phải ngăn chặn các bệnh xơ vữa động mạch, ung thư và thoái hóa thần kinh. Cụ thể hơn, chúng ta cần phải bảo vệ 3 yếu tố sau:

+ Bộ não (Nhận thức, tư duy, trí nhớ…)

+ Cơ thể (Khối lượng cơ, vận động, sức mạnh, sự dẻo dai, không bệnh tật)

+ Tinh thần (Mạng lưới các mối quan hệ xã hội và ước mơ của cuộc đời)

Bạn chỉ đang mong muốn được sống lâu trăm tuổi hay bạn đang thực sự hành động để cải thiện chất lượng cuộc sống? Để có thể trả lời câu hỏi này, bạn có thể đọc thêm các bài viết của Peter.

Bạn hãy dùng sổ ghi chú để ghi lại những biện pháp hữu ích bạn muốn áp dụng để bảo vệ sức khỏe thể chất, bộ não và tinh thần nhé!

36. Quy tắc 10 000 Giờ

Nguồn: K. Anders Ericsson, Ralf Th. Krampe, và Clemens Tesch-Romer

 

Bạn đã bao giờ nghe nói về quy tắc 10 000 giờ của nhà tâm lý học bình dân Malcolm Gladwell chưa?

 

"Để có thể trở thành bậc thầy trong bất kỳ một lĩnh vực nào, bạn cần 10 000 giờ tập luyện."   

Làm chủ một kỹ năng không chỉ là vấn đề về thời gian, mà còn là về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Một người chăm chỉ nhất cũng chỉ có thể tập trung làm việc liên tục trong vòng 4 tiếng mỗi ngày. Vậy, nếu tính một cách cụ thể, bạn sẽ mất hơn 1 thập kỷ, rèn luyện với cường độ 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 4 tiếng để hoàn thiện 10 000 giờ tập luyện và hoàn toàn làm chủ một kỹ năng mới. Quan trọng hơn hết, 10 000 giờ trau trồi kỹ năng này cần phải kết hợp đồng thời rèn luyện thể chất và rèn luyện tinh thần, cụ thể: Kết hợp 10 000 giờ rèn luyện kỹ năng, 12 500 giờ nghỉ ngơi, 30 000 giờ đi ngủ.

Thậm chí, bạn có thể kéo dài thời gian nghỉ ngơi bởi trong lúc cơ thể thư giãn, não bộ sẽ được thả lỏng hoàn toàn sau khi phải căng thẳng làm việc dưới cường độ cao, tính sáng tạo lúc này sẽ được kích thích phát triển, kiến thức dần được củng cố lại trong vô thức. Nếu bạn không thu xếp được thời gian hợp lý cho não bộ và cơ thể nghỉ ngơi, thì dẫu có làm việc 10 000 giờ đồng hồ cũng khó có thể thành công được.

Bạn có thể tham khảo thêm cuốn “Rest: Why You Get More Done When You Work Less” của tiến sĩ Alex Soojung-Kim Pang.

37. Bảng Kiểm soát Cân bằng

Nguồn: Bill Burnett và David Evans

Để có thể tìm được sự cân bằng trong cuộc sống, hãy cân bằng lại những khía cạnh còn bấp bênh mà không làm ảnh hưởng tới những khía cạnh vốn đã ở trạng thái ổn định.

Theo Bill Burnett và David Evans – tác giả của cuốn sách “Designing Your Life”, sự cân bằng trong cuộc sống là sự cân bằng giữa bốn khía cạnh: Công việc, giải trí, tình yêu và sức khỏe.

Bạn hãy thiết lập một Bảng Kiểm soát Cân bằng để có thể quán sát 4 khía cạnh này.

Sau đây là các bước thiết lập:

Xác định mức độ cân bằng của từng khía cạnh trên theo mức độ từ 0 đến “Đầy”. Tình yêu, công việc, giải trí và sức khỏe, khía cạnh nào bạn hiện đang không cảm thấy hài lòng? Hãy vạch ra những kế hoạch nhỏ để cải thiện từng khía cạnh đó mà không làm ảnh hưởng tới những khía cạnh còn lại – những khía cạnh bạn vốn đang cân bằng rất tốt.

38. Sự tập trung và Nhận thức

Nguồn: Thiền Tông/Culadasa

Ngay tại lúc này đây, khi bạn đang tập trung đọc những dòng chữ này, bạn vẫn sẽ bị phân tâm bởi những âm thanh xung quanh, cảm nhận qua 5 giác quan và một vài suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí.

Trong công việc, chúng ta thường chú tâm tới mức độ tập trung của tâm trí mà phớt lờ đi nhận thức vốn có đối với môi trường xung quanh – một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất làm việc của mỗi người, chính vì vậy, ta thường khó có thể tập trung hoàn toàn để hoàn thành tốt công việc.

Khi ta đồng thời rèn luyện mức độ tập trung cũng như phát triển nhận thức về bản ngã đối với thế giới xung quanh, ta có thể nhanh chóng phát triển toàn diện sức mạnh trí tuệ để đạt được hiệu quả cao trong công việc. 

Thiền định là một trong những phương pháp rèn luyện vô cùng hữu hiệu. Trước hết, hãy bắt đầu với 10 nhịp thở sâu, chậm. Bạn hãy thử tập trung duy chỉ vào từng nhịp thở, lắng đọng tâm mình cũng như không để cho bất kỳ một ý niệm nào khơi dậy trong tâm tưởng. Đồng thời, hãy tinh tế cảm nhận mối liên kết giữa tâm thể với môi trường xung quanh được thể hiện lần lượt qua từng giác quan.

Cảm giác rất an tĩnh có phải hay không?  

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của tiến sĩ Culadasa – một bậc thầy về thiền định.

39. Hoạt động Thay đổi Tâm lý

Nguồn: Tony Robbins

Mối quan hệ giữa hành động và tâm lý là mối quan hệ “có qua có lại”.

Chỉ cần nhìn vào một hành động rất đỗi đơn giản của một người, ta có thể phần nào đoán được tâm lý của họ. Ví dụ, khi một người cảm thấy mất tự tin, hai vai anh ta sẽ trùng xuống, anh ta nói chuyện như thể thì thào và vô cùng dè dặt. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng: Bạn có thể thay đổi hành động của mình để thay đổi tâm lý. Ví dụ, nếu bạn ưỡn ngực lên thay vì trùng vai xuống, thở sâu, nói to và rõ ràng thay vì e dè thì thầm, tâm trạng bạn ắt sẽ có nhiều biến chuyển tốt.

Tony Robbins – diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng thế giới, tác giả của cuốn sách “Đánh thức con người phi thường trong bạn”, thường xuyên áp dụng biện pháp này. Mỗi lần trước khi lên sân khấu, anh đều nhảy vài lượt trên chiếc giàn nhún (trampoline) để làm giảm cảm giác hồi hộp, thậm chí, hằng sáng, anh còn nhảy vào bể nước lạnh để tự tiếp thêm năng lượng cho ngày mới.

Vậy, còn bạn thì sao? Những hoạt động/hành động nào có thể giúp bạn cải tiến cảm xúc? Hãy viết nó vào cuốn sổ ghi chú nhé!

40. Nhịn ăn gián đoạn

Nguồn: Martin Berkhan / Dr. Jason Fung

Trong giai đoạn nhịn ăn, cơ thể bạn có thể đốt cháy chất béo.

 

Có 2 nguồn năng lượng vận hành cơ thể con người: đồ ăn và năng lượng dự trữ (chất béo). Hai nguồn năng lượng này không thể được sử dụng đồng thời, và hóc-môn Insulin của chúng ta đóng vai trò kiểm soát nguồn năng lượng nào sẽ được hấp thụ.

Khi nạp thức ăn vào cơ thể, tuyến tụy phải liên tục tiết ra hóc-môn Insulin để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cơ thể lúc này chỉ sử dụng nguồn năng lượng mới này. Và khi nhịn ăn, mức Insulin giảm, cơ thể sẽ bắt đầu chuyển sang hấp thụ nguồn năng lượng dự trữ (chất béo). Hay nói cách khác, bạn sẽ phải chọn lựa giữa đối cháy chất béo hoặc tích trữ chúng ở trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do vì sao không ai chết đói giữa lúc đang ngủ cả - cơ thể vốn đã dự trữ lại rất nhiều năng lượng.

Bạn có hài lòng với chế độ ăn uống hiện tại không? Khi chuẩn bị đi ngủ, hoặc sau mỗi bữa ăn, bạn có thường bị chướng bụng không? Bạn cảm thấy cơ thể có khỏe mạnh không? Lượng thức ăn bạn hấp thụ mỗi ngày thay đổi ra sao?

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết của Bác sĩ Janson Fung, chuyên gia hàng đầu về phương pháp nhịn ăn gián đoạn, để hiểu thêm tại sao nhịn ăn lại có thể mang lại sức khỏe tuyệt vời.

41. Giá trị thật của một món đồ

Nguồn Leo Babauta

Trong bài viết “The True Cost of Stuff” – của Leo Babauta, người sáng lập trang Zen Habits – một trang blog về lối sống đơn giản hóa, xây dựng thói quen lành mạnh để nâng cao sức khỏe tinh thần; anh đã chia sẻ một vài mặt trái của việc sở hữu một món đồ mới mà trong chúng ta, ít ai có thể lường trước được:

+ Tốn không gian bài trí (nếu bạn sắm nhiều đồ sẽ cần nhiều không gian để bài trí)

+ Tác động tiêu cực tới môi trường (quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường…)

+ Xuất hiện các mối lo ngại không đáng có (lo ngại dụng bị vỡ, bị trộm…)

+ Chịu thêm phí bảo hành, phí bảo dưỡng (phí bảo dưỡng xe ô tô…)

+ Chịu thêm phí tổn năng lượng (giá điện tăng khi sử dụng thêm các thiết bị điện tử)

+ Tốn công sức dọn dẹp và vứt bỏ chúng khi chúng hết giá trị sử dụng  

Khi bạn muốn mua bất kỳ một vật dụng nào, hãy thử cân nhắc tới những điều trên hoặc trả lời những câu hỏi sau: Món đồ này sẽ tiêu tốn của mình bao nhiêu tiền của tất cả trong suốt thời gian mình sử dụng nó? Đây có đúng là thứ mình cần không? Liệu nó có xứng với từng đồng mình bỏ ra không?

Quyền quyết định luôn thuộc về bạn.

Steve Jobs đã từng nói: “Hãy đặt niềm tin vào con người, thay vì vào công nghệ. Con người ta vốn dĩ rất tài giỏi và thông minh, bạn chỉ cần cung cấp cho họ nguyên vật liệu thôi là họ có thể tự xây dựng nên cả một tòa lâu đài nguy nga tráng lệ.”

Vậy, bạn có thể áp dụng biện pháp nào để nâng cao hiểu biết và xây dựng những thói quen lành mạnh ngay trong hôm nay? Biện pháp nào sẽ nhanh chóng mang lại nhiều thành quả to lớn trong khi bạn vẫn có thể an nhàn tận hưởng cuộc sống hiện tại và trân quý từng phút giây?

Chúc bạn luôn tự tin vững bước trên mọi nẻo đường bạn theo đuổi. 

----------

Tác giả: Michal Korzonek

 

Link bài gốc: https://medium.com/better-humans/41-powerful-journaling-exercises-for-mind-expansion-and-effective-behavior-change-6f71e0954f0d

 

Dịch giả: Trần Ngọc Phương Thư - ToMo Learn Something New

Ybox.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024