Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/11/2019 10:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 191/400 (48%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7991
Được cảm ơn: 2114
Tại Sao “Quy Tắc 5 Giây” Sẽ Giúp Bạn Ngăn Chặn Sự Trì Hoãn, Theo Nghiên Cứu Khoa Học


Điều tồi tệ nhất là khi bạn đang ở trong trạng thái trì hoãn, cảm giác như thể bạn đang nhìn chính mình bị chặn lại bởi một bức tường bằng giấy. Bạn biết bạn có thể và nên vượt qua, nhưng dường như bạn không muốn. Ngoài việc chúng ta buồn vì đã né tránh những gì cần làm, thì trạng thái trì hoãn còn khiến chúng ta dành khoảng thời gian còn lại trong ngày để tự trách móc bản thân vì chúng ta đã không làm điều đó.

 

 

 

Khoa học thần kinh chỉ ra một mẹo đơn giản để ngăn chặn sự trì hoãn tiếp diễn trong mỗi con người..

Bạn đã quá mệt mỏi với deadline, các cuộc họp, cam kết, mục tiêu, và mọi thứ khác khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn. Bạn sẽ phải đối mặt với sự thiếu quyết đoán, bế tắc trong việc hoàn thành danh sách đầu việc khổng lồ, và ước gì mình có nhiều thời gian hơn nữa.

Bạn có thấy quen thuộc không? Giống như hầu hết những người khác, bạn đang bị mắc bệnh “trì hoãn”. (procrastination)

Không có gì phải bàn cãi, sự trì hoãn làm hiệu suất công việc ngày càng kém dần đi. Nó cũng làm chậm tiến độ của bạn, khi bạn ngày càng dành nhiều thời gian hơn với sự thiếu quyết đoán và vô định.

Theo cuốn sách “Quy tắc 5 giây” của Mel Robbins, một tác giả nổi tiếng kiêm phóng viên CNN, có một quy tắc đơn giản có thể giúp bạn ngừng sự trì hoãn trong vòng “một nốt nhạc”.

Quy tắc rất đơn giản: Vào cái khoảnh khắc bạn có bản năng hành động theo mục tiêu, bạn phải hành động ngay lập tức (hoặc trong vòng năm giây) - nếu không, bộ não của bạn sẽ bắt đầu nghiêng về sự trì hoãn.

Kỹ thuật này cho phép bộ não của bạn loại bỏ những nghi ngờ, sợ hãi và cảm xúc cản trở bạn thực hiện hành động. Khi bạn bắt đầu sử dụng quy tắc một cách chính xác, năm giây đó có thể trở thành 5 phút, 5 giờ, 5 ngày, cho đến khi bạn hoàn thành nhiệm vụ.

Trong trường hợp bạn có thể đảo mắt trước sự đơn giản của quy tắc này, thì có một số lý do khoa học vững chắc đằng sau nó:

Những quyết định không cần do dự, như nhảy vào bể bơi để giải cứu một đứa trẻ bị đuối nước, được điều khiển bởi một phần suy nghĩ rất nhanh của bộ não (được gọi là thùy trán - prefrontal cortex). Khi bạn nhảy xuống nước để cứu một đứa trẻ, bạn sẽ bị điều khiển bởi phần cảm xúc đó trong não - bạn sẽ không dành thời gian để phân tích độ sâu của nước, cách tiếp cận tốt nhất để giải cứu, v.v.

Tuy nhiên, hầu hết các nhiệm vụ sử dụng các phần suy nghĩ lý trí trong não của chúng ta. Thật không may, đây là những phần giống nhau trong tâm trí của chúng ta, giúp ta tránh được những nguy hiểm trong thời nguyên thủy. Kết quả là, chúng ta tiếp cận một bảng tính Excel giống như cách chúng ta tìm kiếm thức ăn như những người thượng cổ - bằng cách xem xét tất cả những nguy hiểm có thể xảy ra đằng sau nó và liên tục phân tích phương pháp tốt nhất. Nó là một quá trình chậm và không hiệu quả, từ đó gây ra sự trì hoãn, và căng thẳng chỉ làm cho nó tồi tệ hơn.

Chìa khóa ở đây là kết thúc chu kỳ do dự bằng cách kích hoạt các phần thích hợp trong não của bạn.

Mặc dù không thể ngay lập tức loại bỏ sự trì hoãn ra khỏi đầu của mình, nhưng bạn có thể bắt đầu bằng cách điều chỉnh tâm trí của mình tập trung vào những gì quan trọng, và ý thức được rằng bạn có thể làm điều đó (hoặc ít nhất là phá vỡ nó) trong 5 giây.

“Con đường dẫn đến thành công là có những hành động quyết tâm, to lớn.”, theo Tony Robbins.

Dưới đây là một số mẹo sử dụng thủ thuật này để rèn cho tâm trí của bạn ưu tiên các nhiệm vụ cần thiết cho các mục tiêu dài hạn của bản thân:

 

THƯỞNG THỨC SỰ KHÓ CHỊU

Hành động này đó có thể làm tổn thương (về cảm xúc) bởi vì phải thừa nhận rằng, đó là một điều gì đó mà bạn không muốn làm hoặc đã muốn né tránh vì căng thẳng.

Hãy nhắc nhở bản thân rằng: với mỗi thành tựu lớn, cần có sự hy sinh và làm việc chăm chỉ. Bạn sẽ không bao giờ thưởng thức được hương vị thành công nếu chưa thể thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Nó giống như một tình huống mà bạn cần phải làm quen. Sau khi vượt qua phần khó khăn, thành quả nhận được sẽ ngày càng lớn hơn.

Oprah Winfrey chia sẻ: “Dù bạn ở đâu trong hành trình của mình, tôi cũng hy vọng bạn sẽ tiếp tục gặp thử thách. Thật may mắn khi có thể vượt qua chúng, có thể tiếp tục tiến bước - để có thể tiếp tục leo lên những nấc thang của thành công, và biết rằng còn nhiều điều chờ đợi mình ở phía trước.”

 

THỰC HIỆN CÁC BƯỚC NHỎ

Ngay cả các vận động viên Olympics của Mỹ và Hải quân Hoa Kỳ cũng bắt đầu từ những bước nhỏ để đạt được những mục tiêu to lớn hơn, và bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Nghiên cứu của trường đại học Harvard chỉ ra rằng, chia nhỏ các mục tiêu của bạn thành các bước nhỏ, được thực hiện hàng ngày là cách dễ nhất để đạt được những thành công to lớn về sau. Và sẽ dễ dàng hơn nhiều để thực hiện bước nhảy vọt ban đầu,nếu bạn không nghĩ đến một mục tiêu quá khó khăn.

Thay vì nhảy thẳng vào hố sâu, hãy bước một vài bước thận trọng ra khỏi hố nông. Ví dụ, nếu bạn nghĩ đến việc mở một doanh nghiệp, Forbes gợi ý cho bạn rằng “hãy phỏng vấn một người chủ doanh nghiệp”. Trước khi bạn biết điều đó, bạn hẳn đã có những bước nhảy vọt, và sự trì hoãn của bạn sẽ khiến mục tiêu của bạn trở nên xa vời.

 

 

TRÁNH XA SỰ PHIỀN NHIỄU

Sự phiền nhiễu hiện diện ở khắp mọi nơi, đôi khi chúng ẩn nấp trong những hoạt động đáng giá, và chúng sẽ độc chiếm thời gian quý báu của bạn, và bạn sẽ chẳng nhận lại được  gì.

Đừng dành quá nhiều thời gian cho những thứ không đưa bạn đến gần hơn với các thành tựu về sau. Nếu có thể, hãy cứ loại bỏ chúng đi.

Ví dụ, trong quá trình đạt được các mục tiêu tài chính của bạn, hãy chủ động bằng việc tránh đăng nhập vào các trang web / ứng dụng thương mại điện tử để tránh xa những cám dỗ. Bằng cách này, bạn có thể phân bổ thêm năng lượng vào việc hoàn thành công việc của bản thân, thay vì trì hoãn, thứ có thể ảnh hưởng đến ngân sách và bảo mật tài chính của bạn.

 

SUY NGHĨ VỀ MỤC TIÊU CỦA BẠN

Trong những khoảnh khắc mà bạn không thể tự thúc đẩy mình làm một việc gì đó, không có cách nào tốt hơn bằng việc tự nhắc nhở bản thân về mục tiêu mà mình đang nhắm tới.

Nếu bạn đã xác định kiểu người bạn muốn trở thành, và mức độ thành công mà bạn muốn đạt được, bạn sẽ có đủ lý do để thúc đẩy bản thân. Hãy nhớ rằng: nếu bạn không hành động ngay bây giờ hoặc trong 5 giây tiếp theo, bạn sẽ vẫn là bạn của hôm qua, chẳng hề có thay đổi gì.

“Nếu bạn yêu thích những gì bạn làm và sẵn sàng làm những gì cần phải làm, thì bạn sẽ sớm kiểm soát được mọi việc. Và việc bạn liên tục suy nghĩ về những gì bạn muốn thiết kế hoặc xây dựng vào buổi đêm, chúng sẽ đáng giá từng phút từng giây của bạn” - Steve Wozniak, đồng sáng lập của Apple Inc chia sẻ.

 

KHÔNG LÀM QUÁ NHIỀU VIỆC CÙNG MỘT LÚC (MULTITASKING)

“Hãy tập trung vào tính hiệu quả trong công việc, thay vì duy trì sự bận rộn một cách vô ích” - trích lời Tim Ferriss.

Gạch bỏ một số công việc ra khỏi danh sách việc cần làm của bạn là tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải làm tất cả những công việc đó cùng một lúc. Tập trung vào một công việc sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ (và hành động) so với thực hiện nó song song với một số hoạt động khác. Làm nhiều công việc cùng một lúc đòi hỏi bạn phải phân chia sự tập trung của bản thân, và điều đó sẽ khiến cho suy nghĩ của bạn trở nên phức tạp.

Nếu bạn muốn hoàn thành công việc, hãy thực hiện từng việc một. Đừng cố gắng làm nhiều việc, vì cuối cùng bạn sẽ chẳng làm được gì cả. Dale Carnegie nói rằng, bạn nên làm những công việc khó khăn trước, vì những công việc dễ dàng hơn sẽ có cách phù hợp để xoay sở.

 

TỔNG KẾT

Cách duy nhất để chống lại thói quen tiêu cực này là sẵn sàng chịu đựng trong vòng năm giây đầu tiên, trước khi mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn học được cách chịu đựng những khó khăn ban đầu này, bạn sẽ nhận được những thành quả đầy hứa hẹn trong cuộc sống  và chặng đường sự nghiệp của mình.

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024