Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/10/2019 16:10 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Quy Luật Đỉnh - Đáy: Lý Giải Nguyên Nhân Bạn Đưa Ra Những Quyết Định Tồi Tệ Trong Cuộc Sống


Đó là đêm Giao thừa. Tôi  trên sàn nhảy – xung quanh toàn là người và không có đủ không gian để thở. Âm nhạc ồn ào xuyên qua màng nhĩ của tôi và tôi không biết bạn bè của tôi hiện giờ đang ở đâu.

 

Tiếp đó, chàng trai bên cạnh tôi bị bước hụt, anh ta làm đổ cả cốc bia xuống vai tôi. Tôi thở hắt ra khi giọt nước lạnh chảy xuống lưng tôi. Nhưng anh ta đã quá say và âm nhạc cũng quá lớn để anh ta có thể chú ý đến. Liệu tôi có thực sự vui vẻ? Tôi đang làm gì ở đây thế này? Tôi bắt một chuyến xe để rời khỏi đó.

 

Về đến nhà, sau khi vắt áo phông của mình và chuẩn bị đi ngủ, tôi cầm điện thoại và ngó qua những câu chuyện trên Instagram của tôi trong vài phút.

 

Rồi tôi thấy đĩa bánh socola trong bữa tối cùng bạn bè tối nay.

 

Quả thật rất ngon. Sau đó, chúng tôi nâng cốc chúc mừng năm mới. Chai rượu sâm panh đó vô cùng hảo hạn. Tiếp đó, chúng tôi uống mừng năm mới tại quầy bar. Thật là vui vẻ! Rồi tôi thấy mọi người lắc lư và cười vui vẻ trên sàn nhảy. Trời ơi, đó thật là khoảng thời gian tuyệt vời! Tại sao tôi lại bỏ lại bữa tiệc vui thú ấy? Chúng tôi phải làm lại điều này vào đêm Giao thừa năm sau!

 

 

 

Khoan đã! Chuyện gì vừa mới xảy ra thế này??

 

Làm thế nào mà quan điểm của tôi về buổi tối nay thay đổi vô cùng đột ngột như vậy? Tôi đã vô tình bị ảnh hưởng bởi quy luật đỉnh- đáy, một sự thiên vị trong nhận thức giữa một danh sách dài các phím tắt mà bộ não của chúng ta thực hiện trong việc định hình hành vi và ký ức của mình. Quy luật đỉnh- đáy cho rằng chúng ta không nhớ chính xác các trải nghiệm của mình. Đúng hơn là, chung ta có xu hướng nhớ lại những nét nổi bật và việc mọi thứ kết thúc như thế nào. Bằng việc xem lại những câu chuyện trên Instagram của mình vào cuối mỗi tối, tôi đã nhấn mạnh những sự kiện nổi bật trong buổi đi chơi tối nay. Tôi không hề nhớ đến nỗi buồn chán do đó mà tôi nghĩ rằng tôi đã có khoảng thời gian vui vẻ. Trong thực tế, tôi lại khá chán nản hầu hết thời gian tại bữa tiệc.

 

Cách thức hoạt động như thế nào?

 

Bộ não của chúng ta không có đủ dung lượng để ghi nhớ mọi thứ. Theo thuyết tiến hóa, việc chúng ta chỉ giữ lại các kí ức mà có lợi nhất cho sự sinh tồn là vô cùng dễ hiểu. Ghi nhớ thời khắc đau lòng và vui vẻ nhất giúp chúng ta tránh xa chúng hoặc tìm kiếm chúng trong tương lai.

 

Đối với người Thượng cổ, hắn bị bệnh khi tìm ra một quả mọng sẽ đáng để hắn ghi nhớ hơn là khi quả mọng giông giống những quả còn lại. Do đó, chúng ta tiết kiệm trí nhớ của mình bằng cách ưu tiên hai loại khoảnh khắc để tạo nên kí ức được lưu giữ thật nhanh- những đỉnh điểm và những điểm cuối.

 

Những đỉnh điểm

 

Chúng ta có khuynh hướng nhớ lại những sự kiện căng thẳng vô cùng dễ dàng. Điều này đều phù hợp với những kí ức tích cực lẫn tiêu cực. Ví dụ, trong một nghiên cứu, khi những người hâm mộ Red Sox được yêu cầu nhớ về một trò chơi mà họ đã từng xem, họ hay nhớ về trò chơi hay nhất mà họ đã xem trước đây.

 

Hãy nghĩ về lần cuối bạn được đến một công viên giải trí. Bạn có thể nhớ đến chuyến tàu lượn thẳng xuống trên đường ray hoặc chiếc bánh phễu tuyệt vời mà bạn ăn đã đời. Bây giờ hãy nghĩ nhiều hơn một chút. Bạn có thể đứng xếp hàng trong 30 phút cho một chuyến tàu lượn mà chỉ diễn ra vỏn vẹn 30 giây và phải trả 9 đô la cho chiếc bánh phễu, tuy vậy đó có thể không phải điều nảy ra trong tâm trí bạn đầu tiên.

 

 

 

Những điểm cuối

 

Chúng ta có xu hướng nhớ về những sự kiện một cách khác nhau phụ thuộc vào việc nó kết thúc ra sao. Trong một thí nghiệm cổ điển, những bệnh nhân được yêu cầu đánh giá mức độ đau đớn họ phải chịu đựng khi nội soi đại tràng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc nội soi đại tràng thay đổi theo thời gian và cường độ đau đối với những bệnh nhân khác nhau. Sau đó họ hỏi các bệnh nhân những câu hỏi liên quan đến trí nhớ của họ trong trải nghiệm.

 

Hãy đoán xem trong 2 bệnh nhân, bệnh nhân A và bệnh nhân B, ghi nhớ quá trình của mình là đau đớn hơn?

 

Bởi vì việc nội soi đại tràng không phải là sự kiện nổi bật trong ngày của bất kì ai, người ta sẽ tưởng rằng bệnh nhân A trải qua quá trình nhanh hơn sẽ nhớ về nó ít đau đớn hơn bệnh nhân B có trải nghiệm lâu hơn. Mặc dù vậy, đó không phải kết quả mà nghiên cứu kết luận.

 

Thực tế, những nhà nghiên cứu nhận ra rằng thời gian không ảnh hưởng đến kí ức của nỗi đau mà quá trình nội soi gây ra như thế nào. Đúng hơn là, đỉnh điểm cường độ của cơn đau cũng như là mức độ cơn đau ghi chép lại suốt ba phút cuối của quá trình là những yếu tố quyết định quan trọng nhất hình thành nên kí ức của con người. Đó là để chỉ ra rằng kết thúc quá trình với cường độ cơn đau nhẹ hơn, về bản chất là giữ cho ông dài linh hoạt trong mông lâu hơn một chút, khiến cho bệnh nhân hồi tưởng trải nghiệm ít đau đớn hơn.

 

Nghiên cứu này không những chỉ ra những gợi ý có ảnh hưởng sâu rộng cho khả năng cứu sống con người trong lĩnh vực nội khoa, mà còn áp dụng cho cuộc sống thường nhật của mọi người.

 

Cách để vận dụng quy luật đỉnh- đáy thành lợi thế

 

Bởi vì chúng ta hiểu tại sao và làm cách nào định kiến nhận thức hoạt động, chúng ta có thể vận dụng để biến nó thành lợi thế.

 

1.   Kết thúc ở phím cao

 

Để tạo nên những kí ức hữu ích hơn, hãy luôn cân nhắc xem bạn sẽ kết thúc một trai nghiệm như thế nào. Giả dụ, trong một khảo sát, những nghiên cứu viên phát hiện ra rằng thứ tự mà con người mở quà ảnh hưởng đến khí ức của họ trong dịp đó. Người khi mở những món quà xấu xí trước và tiến đến mở những thứ họ yêu thích được cho là hạnh phúc hơn những người mở món quà đẹp nhất trước rồi mở những thứ xấu hơn sau. Bạn có thể vận dụng nhận thức này khi lên kế hoạch cho một sự kiện đặc biệt như buổi hẹn hò hay bữa tiệc. Hãy đảo ngược những khoảnh khác tuyệt đẹp nhất và vui vẻ nhất vào cuối sự kiện để mọi người tận hưởng cảm giác thoải mái cùng ấm áp.

 

 

 

Bạn cũng có thể sử dụng quy luật đỉnh- đáy để chăm sóc sức khỏe. Những người nghiên cứu nhận thấy kết thúc bài tập thể dục ở mức độ thấp hơn, con người sẽ cảm thấy tích cực hơn với trải nghiệm và mong đợi hơn ở những buổi tập sau.

 

       2.  Nhiều đỉnh điểm, nhiều kí ức

 

Những nghiên cứu chỉ ra chúng ta ghi nhớ những khoảnh khắc vui thú cực điểm, thậm chí mặc dù chúng hiếm hoi, một cách trìu mến hơn là những trải nghiệm mà ta khá thoải mái khi trải qua.

 

Nếu bạn là một người chỉ thích ở nhà, bạn có cơ hội được thoải mái ở nhà vào một ngày nghỉ. Điều phiền muộn là bạn sẽ không tạo ra được nhiều kỉ niệm đáng vui khi ngồi trên trường kỉ dù cho bản thân cảm thấy khá thoải mái và vui vẻ.

 

Thay vào đó, ra ngoài đi đây đi đódù cho có nguy hiểm, có thể tạo ra những ký ức khó phai nếu nó dẫn đến kết quả mạnh mẽ. Rất có thể, đi ra ngoài để chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp cùng bạn bè trên một sườn núi sẽ làm bạn nhỡ mãi không quên, trong khi bạn sẽ sớm quên những giờ bị nhồi nhét trong xe hơi hoặc đi lang thang mỏi mệt để đến nơi.

 

3.   Sự vui thích ít ỏi sẽ có hiệu quả

 

Quy tắc đỉnh- đáy cũng chỉ cho chúng ta thấy chúng ta không cần trải nghiệm dài để tạo ra kỉ niệm tích cực. Ví dụ, lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ, một chuyến đi trượt tuyết trong ngày với cường độ cao của sự phấn khích, có thể tạo ra nhiều kỷ niệm tích cực như một tuần ở một địa điểm xa lạ với ít việc phải làm.

 

Tương tự với cách chúng ta thưởng thức bữa ăn của mình. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mọi người nhớ những khẩu phần nhỏ trong món ăn yêu thích của họ một cách trìu mến như khi ăn những khẩu phần lớn hơn. Vì vậy, nếu bạn đang chú ý vòng eo của mìnhviệc để bản thân mình ăn khẩu phần nhỏ hơn của món ăn yêu thích của bạn có thể giúp bạn tránh ăn nhiều hơn mức cần thiết trong khi vẫn mang lại niềm vui.

 

Quy tắc đỉnh- đáy phục vụ một mục đích tiến hóa quan trọng - nó giúp chúng ta tránh để dành nhiều dung lượng não hơn cho những kỷ niệm mà chúng ta không cần. Hiểu biết thói quen trong nhận thức này đem lại lợi ích cho chúng ta. Bằng cách tìm kiếm và tạo ra những kinh nghiệm nhất định, chúng ta có thể tạo nên những kỷ niệm tốt hơn để gom nhặt được nhiều niềm vui đêm Giao Thừa sắp tới.

--------------------------------

 

Tác giả: Nir Eyal

Link bài gốc: Peak-End Rule: Why You Make Terrible Life Choices

Dịch giả: Trần Khánh Huyền - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024