Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/09/2019 22:09 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Học Cách Bớt Lo Lắng Về Những Điều Mà Bạn Không Thể Thay Đổi


“Một trong những khoảng khắc hạnh phúc của chúng ta đó là khi chúng ta tìm thấy can đảm để từ bỏ một điều gì đó mà chúng ta không thể thay đổi.” – Vô danh

Vài năm trước đây, tôi đã phải đương đầu với một vấn đề.

Đó là một điều rất bình thường trong cuộc sống nhưng nó có thể khiến tôi mất đi sự mạnh mẽ vốn có của mình. Và nó khiến tôi phải suy nghĩ hàng ngày.

Từng ngày, nó càng trở nên vô cùng mạnh mẽ và bắt đầu thử thách sự khoan dung và kiên nhẫn của tôi.

Vấn đề đó là chứng đau lưng mãn tính.

Hàng này, tôi thức dậy, biết rằng mình sẽ phải hứng chịu một điều gì đó không hề dễ chịu cả ngày. Cơn đau đôi khi chỉ là một sự phiền toái nhẹ nhưng cũng có thể như là một ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Và điều này, thỉnh thoảng khiến cho tôi mất tập trung. Cả kể trong khi tôi đang làm việc, khi ăn, khi thiền, khi tập thể dục và thỉnh thoảng là cả trong giấc ngủ.

Bạn biết điều gì bây giờ không? Tôi đã dần làm quen với nó. Chứng bệnh đau lưng mãn tính đã trở thành một người bạn bất đắc dĩ mà tôi phải học cách để chung sống với nó. Thật không may là đó không phải là trường hợp duy nhất mà tôi phải đối mặt. 

Nhưng tôi đã (chậm mà chắc) học được những bài học giá trị vô cùng sâu sắc từ thầy giáo dạy thiền của tôi Shinzen Young: 

“Sự đau khổ = Nỗi đau x Sự kháng cự”

Khi nói đến sự đau khổ mà chúng ta trải qua khi đối phó với đau đớn về thể xác, không phải lúc nào cũng dễ dàng biết chính xác đau đớn là gì và sự kháng cự với nỗi đau là gì?

Theo như trường hợp của riêng tôi, thỉnh thoảng, khi cơn đau trở nên không thoải mái, tôi bắt đầu trầm ngâm. Trong đầu tôi, bắt đầu diễn ra những câu chuyện về cơn đau mãnh liệt đến như thế nào, nó đang tồi tệ đến đâu? Những gì mà tôi đã làm để ngăn chặn nó và bất kể điều gì có thể chống lại nó.

Nhưng có những điều chắc chắn bạn không thể biết và những điều chắc chắn bạn không thể thay đổi. Tôi đang cố hết sức – tôi có thể thử và ngăn chặn nỗi đau. Tôi đã xem rất nhiều những lời khuyên khác nhau của rất nhiều chuyên gia.

Sự tập trung của tôi bây giờ là làm sao tôi có thể giảm đi sự kháng cự và giảm bớt đau khổ?

Điều này liên quan đến một vấn đề tồn tại quan trọng khác và tôi muốn tiết lộ chi tiết hơn với bạn.

Chúng ta đều phải giải quyết các những tình huống mà chúng ta không thể kiểm soát được; bệnh tật, cái chết và mất mát là không thể tránh khỏi. Tôi sẽ chia sẻ với bạn cách tôi đã đối mặt với những điều này. Tôi đang đối mặt với chứng bệnh đau lưng nhưng có thể bạn đang phải trải qua một điều gì đó giống như cơn đau lưng của tôi trong cuộc sống của bạn ngay bây giờ.  Nó có thể không chân thực bằng cơn đau lưng, ví dụ như một phần công việc mà bạn không thực sự thoải mái với nó. Hoặc vấn đề đó có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều như căn bệnh hiểm nghèo của một người mà bạn yêu thương.

Dù bằng bất kể cách nào thì chúng ta cũng đều phải đối mặt với câu hỏi: Làm thế nào để bớt lo lắng về những điều mà chúng ta không thể thay đối?

Dưới đây là 4 bí quyết mà tôi đã thực hiện để đối mặt với những điều đó:

1.    Theo dõi những câu chuyện, tâm trí của tôi nói cho tôi về bất kể tình huống nào

Một điều mà bạn nhận ra bằng cách chú ý vào nỗi đau của bản thân đó là tâm trí là người kể chuyện bậc thầy. Phản xạ tự nhiên của chúng ta với bất kể trường hợp không thoải mái nào đó là tạo ra những cuốn tiểu thuyết tinh thần với một loạt các giả định, một thế giới quan và dòng thời gian về quá khứ và tương lai.

Công việc của bạn, tuy nhiên, lại tách rời thực tế ra khỏi những điều mà ta đang tưởng tượng. Nếu tôi cảm nhận được nỗi đau khi đang làm việc, tâm trí của tôi bắt đầu kể những câu chuyện về việc tôi sẽ làm lỡ mất dự án mà tôi đang theo đuổi hoặc tôi sẽ không bao giờ tìm ra cách để vượt qua nỗi đau hay cơ số những điều vừa không đúng vừa không thể hiểu được. hoặc ít liên quan nhất đến cái tình huống vừa rồi.

Nếu bạn viết ra danh sách những ý tưởng về những điều mà bạn không thể thay đổi. Bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy những chủ đề được lặp đi lặp lại và bạn cũng có thể nhìn thấy bộ phim đang phát trong đầu bạn và không tập trung vào nó nữa.

2.    Suy nghĩ về nỗi đau và sự kháng cự và tìm ra cái nào là điều gì

Hãy nhớ câu nói mà tôi đã chia sẻ trước đó của Shinzen Young: “ Sự đau khổ = Nỗi đau + sự kháng cự”. Khi hiểu được sự kháng cự trong các tình huống tạo nên phần lớn nỗi đau khổ trong bạn là một kĩ năng cự kì hữu dụng mà bạn nên học.

Bạn có thể làm điều đó trong thiền bằng cách tự tìm hiểu suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Tự đặt câu hỏi cho bản thân “Liệu tôi có thể hoàn toàn chịu đựng được nỗi đau này, hay chỉ trong phút chốc, cảm giác đau như thế nào?”

Nếu nỗi đau giảm xuống đáng kể, có nghĩa là nỗi đau đang bị chi phối bởi sự kháng cứ. Tuy nhiên, nếu chỉ có một chút thay đổi thì chính bản thân nỗi đau đó là một vấn đề. Và tôi nhận ra rằng, sự kháng cự thường thì tồi tệ hơn chính bản thân của nỗi đau.

3.    Hãy làm nỗi bật lên những khía cạnh tích cực của những thứ mà bạn không thể thay đổi

Đây là một phương án không mới nhưng lại khá hữu hiệu. Tập trung vào những khía cạnh tích cực của những thứ mà bạn không thể thay đổi và hãy ăn mừng cho những chiến thắng nhỏ.

Ví dụ, tôi cố gắng tự nhủ, “Chứng đau lưng của tôi hôm nay ít nhất nó cũng không ngăn cản tôi đến phòng tập Gym.” Và nếu có ngày nào đó, mà cơn đau ít nghiêm trọng hơn, tôi sẽ lưu ý nó và cố gắng thể hiện nó bằng một vài cách. Ví dụ như “Tôi đã có một ngày tuyệt với và đã làm được rất nhiều công việc và tôi không cảm thấy đau đớn.”

4.    Hãy luyện tập nghệ thuật buông bỏ

Nghệ thuật buông bỏ thường đi đôi với sự kháng cự. Chúng ta thường không nghĩ việc buông bỏ một thứ gì đó là một kĩ năng nhưng nó lại chính là như vậy. Trong cùng một tình huống, chúng ta có thể trở nên lão luyện trong việc nắm giữ một kĩ năng nào đó thì chúng ta cũng có thể học làm cách ngược lại.

 

Có 2 khía cạnh của nghệ thuật buông bỏ mà bạn nên luyện tập. Đầu tiên, đó là chiêu sâu của sự buông bỏ. Làm thế nào để bạn có thể loại bỏ hoàn toàn những thứ đang làm phiền bạn.  Nếu tôi bị đau lưng, hãy hít sâu mà an ủi bản thân rằng mọi chuyện vẫn ổn. Nhưng 5 phút sau, tôi lại cảm thấy phiền muộn về những cơn đau, thì tôi chắc chắn phải luyện tập nhiều hơn nữa.

Thứ hai là buông bỏ vào thời điểm thích hợp. Ví dụ, nếu ban dành cả ngày để lo lắng, nhưng khi về nhà ngay trước thời điểm đi ngủ, bạn quên đi tất cả nỗi đau, bạn đã tìm ra đúng thời điểm. Tâm trí bạn bắt đầu kể những câu chuyện, bạn có thể nhìn nhận một cách khách quan rằng đó chỉ là một câu chuyện do bản thân tạo ra, bạn đã đi đúng hướng rồi đấy! Thiền cũng là cách rất tốt bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy những điều thực tế.

Học cách bớt lo lắng về những điều bạn không thể thay đôi là một kĩ năng mang giá trị lâu dài. Thật không may là thông thường chúng ta phải tìm hiểu điều này thông qua những thử thách và sự khó khăn thực sự, nhưng việc cố gắng hết sức trong thời điểm khó khăn là một trong những điều tuyệt vời nhất của con người.

 

Khi nào thì bạn học được cách bớt lo lắng về những điều bạn không thể thay đổi, hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận nhé, chúng tôi rất muốn nghe từ bạn đó! 


---------- 

Tác giả: Benjamin Fishel

Link bài gốc: How to Be Less Anxious About Things You Can’t Change

Dịch giả: Hà Thị Phương Thảo - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024