Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/08/2019 23:08 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[[ToMo] 10 Cách Xây Dựng Tính Tự Giác Cho Bản Thân


Có một sự thật là những người thành công đều có tính kỷ luật và tự giác cao.

 

Chấp nhận làm một điều gì đó mà bạn không thích, chán nản là điều cần thiết để thành công. Vậy nên, những người có tính kỷ luật cao thường đạt được mục tiêu nhanh hơn, nhiều hơn và vươn xa hơn vì họ biết cách thúc đẩy bản thân làm việc.

 

Và tất nhiên chả ai sinh ra là có sẵn kỷ luật và tự giác cao cả. Nó là một kỹ năng và đã là kỹ năng thì có thể học được.

Ngồi trực chờ sự tự giác đến với mình là tự đào mồ cho mình. Vậy nên tôi sẽ cung cấp cho bạn 10 mẹo để xây dựng tính tự giác cho bản thân, nêu bạn áp dụng chúng, bạn sẽ thấy kết quả nhanh hơn mong đợi đấy.

 

1.Tạo dựng những thói quen nhỏ nhặt:

Chả ai có thể tiến bộ vượt bậc chỉ sau một đêm cả. Và để thay đổi một thói quen lâu năm, điều cốt lõi là ta phải thay đổi từ từ, từng bước một. Hãy bắt đầu bằng việc gập chăn màn mỗi sáng, không bỏ dở việc đang làm như phơi quần áo ngay khi giặt xong và gập chúng lại khi đã khô hoặc dọn dẹp bàn của bạn sau một ngày làm việc. Rất dễ để quen với các thói quen nhỏ và những thói quen nhỏ này sẽ giúp ta tạo được sự thay đổi lớn theo thời gian.

 

2. Hãy chắc chắn:

Thay đổi sự trì hoãn có rất nhiều lợi ích. Nếu nó là việc phải làm mỗi ngày, bạn có thể tự nói với mình rằng “mai mình làm cũng được”. Đúng là mai bạn vẫn làm việc đó nhưng hôm nay bạn cũng phải làm mà đúng chứ?!

Tại sao nhiều người lại bỏ bê tập Gym mỗi dịp Năm mới? Vì mọi người thường không muốn bắt đầu làm gì đó ngày qua ngày vậy nên trì hoãn là điều dễ thấy. Và sau đó bạn phát hiện ra cả tuần rồi mình không đi tập. Hãy cố gắng mỗi ngày và đừng để những lí do khiến bạn trì hoãn điều khiển bạn.

 

3. Lựa chọn những điều tốt cho bản thân, không phải điều bạn muốn:

Tôi sẽ nói thẳng với bạn thế này: Bạn đang tự hủy hoại bản thân mình đấy!

Bạn biết mai bạn có deadlines và giờ bạn vẫn ngồi xem phim.

Bạn biết nếu bạn ăn thức ăn tạp nham vào buổi trưa thì chiều bạn sẽ uể oải, không có sức lực và… bạn vẫn ăn.

Bạn biết nếu bạn từ bỏ những thói quen xấu thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhưng không, ưu tiên hàng đầu của bạn là sự thoải mái.

Nhưng bạn biết không? Nếu bạn khiến cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn, bạn chả cần cái sự thoải mái ấy đâu.

Hãy ăn lành mạnh, nạp đủ chất, uống nước, ngủ đủ. Sự lựa chọn của bạn hôm nay sẽ khiến ngày mai của bạn tốt hơn và bạn không còn muốn quay lại với những thói quen tệ hại kia nữa vì đơn giản bạn không còn cảm thấy nặng nề mỗi ngày.

Hãy lựa chọn thật thông minh!

 

4. Tạo phần thưởng và hình phạt cho bản thân:

Đây là một lời khuyên thông dụng, đơn giản vì nó hiệu quả. Hãy xây dựng một chế độ thưởng phạt cho người lớn như cho trẻ con vậy. Điều quan trọng ở đây là tuân theo nghiêm ngặt chế độ thưởng phạt này không chỉ giúp ta trau dồi sự tự giác mà còn tạo động lực cho bản thân cho tới khi những thói quen được hình thành.

 

5. Tôn trọng quá trình, không chỉ mục tiêu:

Tập trung vào đích đến là tốt. Nhưng để xây dựng tính tự giác – một kỹ năng đồng hành với bạn cả cuộc đời – thì sẽ phản tác dụng nêu bạn chỉ có một mục tiêu lớn trong đầu.

Hãy tìm những mục tiêu nhỏ và những phương pháp nhỏ sẽ giúp bạn nhiều hơn là bạn nghĩ. Chẳng hạn hãy chỉ rõ ra cho bản thân biết: bạn cảm thấy vui sướng cỡ nào khi hoàn thành hết các công việc trong ngày và bạn phải đối mặt với căng thẳng và áp lực thế nào sau khi bị dồn đọng công việc mỗi khi bạn có ý định trì hoãn. Mỗi một sự thay đổi lớn đều được xây dựng bởi những thay đổi nhỏ hàng ngày.

 

6. Đừng quan tâm mọi người nghĩ gì:

Nếu bạn muốn giống như bao người khác, chắc chắn bạn sẽ không ở đây. Vì bạn đang muốn thay đổi cuộc đời nên bạn mới đọc bài viết này.

Nếu bạn bị chệch hướng đi, hãy chỉnh lại. Nếu bạn giao kèo với bản thân rằng bạn sẽ không được làm cái này cái nọ (điều mà bạn thích) khi công việc của tuần chưa xong, hãy giữ đúng như thế. Đừng hiểu là sự vui vẻ của bạn đang bị cướp đi mà đơn giản là tao thói quen nhìn nhận sự việc nghiêm túc hơn, rằng khi bạn bắt dầu một việc gì đó, hãy hoàn tất nó.

 

Chả việc gì phải quan tâm xem ai nghĩ gì khi bạn muốn cuộc sống của mình tốt hơn cả. Người quan trọng không để ý và người để ý thì không quan trọng.

 

7. Loại bỏ sự xao nhãng:

Khi còn học đại học, tôi đã gặp một cô gái tắt nguồn điện thoại của mình đi chỉ để tập trung hoàn toàn vào việc học. Lúc đó tôi là sinh viên mới vào trường, tôi cứ nghĩ hẳn cô ấy gặp vấn đề trong việc kiểm soát bản thân mình, nếu biết cái điện thoại vẫn hoạt động trong túi, cô ấy sẽ không thể tập trung.

Và rồi tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn và thấy cô ấy đã đúng.

Quan trọng là bạn đủ thông minh để dẹp hết sự xao nhãng sang một bên chứ không phải đủ mạnh mẽ để chống cự được chúng. Tôi sẽ không thể kể hết cho bạn những lần tôi lôi điện thoại ra chỉ để kiểm tra gì đó khi đang làm việc hay học tập và bỗng nhiên tôi nhận ra mình đang lướt Facebook. Quen nhỉ?

Hãy biết rằng những thứ đó không quan trọng dù nó là gì. Chỉ cần bạn mở máy, ngay lập tức khả năng bị cuốn vào cái hố này là rất cao và bạn sẽ mất tập trung.

Nếu bạn có con nhỏ hay việc quan trọng đột xuất thì dĩ nhiên không thể dẹp sang một bên được rồi. Nhưng tập loại bỏ những xao nhãng sẽ tốt hơn nhiều so với chỉ cố làm ngơ chúng. Hãy dùng sự cố gắng và ý chỉ của bạn cho việc khác nhé.

 

8. Lên kế hoạch:

Hãy tập viết ra các thói quen buổi sáng, buổi tối, mục tiêu cho tuần tiếp theo của bạn! Viết ra những việc nhà phải làm, những dự định của bạn, kế hoạch ăn uống lành mạnh,… Nếu bạn lười viết, hãy tìm những apps điện thoại và phần mềm máy tính giúp bạn quản lý thời gian và kế hoạch của mình, và cả ghi chú nữa. Tôi không cần biết bạn viết thế nào, chỉ cần bạn hãy bắt đầu viết!

Các dự định của của bạn sẽ rõ ràng và rành mạch hơn khi bạn biến chúng thành chữ. Báo hiệu nhận thức của mình rằng bạn đang rất nghiêm túc với vấn đề này. Tập làm quen với sự vui sướng khi bạn tích vào một ô việc làm trong To-do lists sau khi hoàn thành nó. Một khi bạn làm vậy, bạn sẽ nắm được toàn bộ năng xuất làm việc, quá trình thực hiện mục tiêu của bản thân và mường tượng ra những gì phải làm tiếp theo. Tôi đã thúc bản thân làm việc mà mình không muốn rất nhiều lần, chỉ đơn giản vì nó ở trong To-do lists.

Viết ra các kế hoạch, mục tiêu, …. và tiến độ làm việc của bản thân sẽ giúp bạn rất nhiều đấy. Nếu bạn là người mới tập viết planner, hoặc bạn có thể viết tùy theo ý mình muốn hoặc có thể tìm các form kế hoạch trên Pinterest nhé, chỉ cần gõ tìm “Planner forms” mà thôi.

 

9. Đi đến cùng với nỗ lực của mình:

Vậy là chúng ta đã biết kha khá cách để xây dựng tính tự giác. Nhưng chỉ bắt đầu bằng cách gập chăn màn mỗi sáng và hoàn thành thói quen mỗi tối thì chẳng có điều kỳ diệu nào xảy ra hết. Chúng ta đang xây dựng tính tự giác, không phải mấy thói quen nhỏ nhặt không thôi.

Hãy tìm kiếm cơ hội để tập luyện. Nếu bạn bạn thấy có việc cần làm, hãy làm ngay và luôn. Nếu bạn có thừa 10’ mỗi ngày, hãy tự hỏi bản thân dùng nó như nào để cảm thấy tốt hơn (đôi khi một im một chỗ không làm gì cả cũng tốt đấy).

Xây dựng thói quen quan trọng của cuộc đời đòi hỏi quyết tâm cao nhằm tạo ra thành công theo hiệu ứng nhỏ giọt nước, dần dà bạn sẽ có được một bể nước thành công. Dĩ nhiên bạn có thể có cách riêng để giữ nhà sạch nhưng đồng thời công việc của bạn lại là một mớ hỗn độn.

Bạn có nghĩ các huấn luyện viên thể hình ngày ngày đến phòng gym và về nhà xem TV không? Không, về nhà họ vẫn tập hoặc duy trì các thói quen lành mạnh và hoạt động cơ thể nhiều nhất có thể. Tập áp dụng thói quen tự giác vào mọi thứ mà bạn thấy là cơ hội để bạn rèn luyện, kết quả sẽ làm bạn ngac nhiên đấy.

 

10. Ăn mừng thành quả:

Đây là phần cuối cùng và cũng là phần vui vẻ nhất. Khi bạn đạt được rồi, hãy ăn mừng. Vì bạn đạt được thay đổi tích cực do chính nỗ lực của mình, cảm giác sẽ rất tuyệt đấy. Vậy nên đừng chỉ nhún vai bỏ qua, hãy thưởng thật lớn cho bản thân. Bởi vì bạn xứng đáng được thưởng cho dù là việc nhỏ.

----------------

Tác giả: Carly 

Link bài gốc: How to build self-discipline 

Dịch giả: Lê Ngọc Anh - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải tr

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024