Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/11/2018 20:11 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Muốn Mọi Thứ Diễn Ra Đúng Phương Hướng, Hãy Học Cách Ghi Chú Mỗi Ngày


Bạn cảm thấy mất phương hướng, bộn bề công việc và đó lại là thực tế không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi mọi thứ không được sắp xếp? Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện tình trạng này.

Học cách viết ghi chú chuyên nghiệp

Có rất nhiều phương pháp ghi chú. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất.

Phương pháp Cornell

Phương pháp Cornell giúp tổ chức các ghi chú thành từng bản sơ lược, rất dễ phân loại. Điều thuận tiện của phương pháp này là ở những điểm chính, chi tiết, câu hỏi, chú thích và tóm tắt đều ở trong một tờ giấy.

 

Phương pháp Outline

Đây là một phương pháp hữu ích và phổ biến nhất, phù hợp cho cả học sinh và dân chuyên nghiệp. Nó cho phép bạn sắp xếp các ghi chú dưới dạng có cấu trúc. Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa và soát lại các thông tin.

 

Phương pháp ghi chú theo dạng cột

Đây là một phương pháp thực tế và có tổ chức, thường dùng với những thông tin cần sự kỹ lưỡng như dữ liệu lấy từ thực tế hay các số liệu thống kê.

Đặt câu hỏi

Song song với việc ghi chú, bạn cũng cần viết ra các câu hỏi. Đặt câu hỏi sẽ giúp bạn có được những thông tin đúng đắn hơn, gợi mở cho bạn những nghiên cứu sâu hơn.

Luôn để dành một phần trong tờ ghi chú cho mục câu hỏi. Bằng cách này, khi về nhà bạn có thể xem lại những thông tin đã ghi, đồng thời trả lời thêm các câu hỏi. Việc này sẽ giúp bạn củng cố lại kiến thức vừa tiếp nhận được.

Sử dụng những kí hiệu giàu hình ảnh

Học bằng thị giác là 1 trong 3 cách học cơ bản nhất trong mô hình Fleming VAK/VARK. Người áp dụng phương thức này thường sử dụng biểu đồ, bản đồ và sơ đồ.

Thêm vào đó, để tăng cường sự tiếp nhận thông tin, hãy sử dụng các công cụ như: bút nhớ, gạch chân, vẽ mũi tên…

Sử dụng các hình ảnh giúp duy trì, gợi nhớ và tạo thêm hiểu biết về thông tin.

Sáng tạo

Nếu bạn thích vẽ, hãy sử dụng các bản vẽ thay cho những ghi chú. Đừng chỉ tập trung vào việc khai thác ý tưởng bằng từ ngữ. Miễn là bạn có thể hiểu được, hãy hạn chế việc viết. Mỗi trang giấy không còn ngập trong chữ nữa, thay vào đó bạn chỉ cần dùng vài nét vẽ đơn giản kèm theo 2 – 3 câu mô tả.

Còn nếu bạn thích màu sắc, hãy làm cho những tờ giấy ghi chú thêm phong phú và rực rỡ hơn.

Trừ ra các khoảng trống

Điều này nghe có vẻ không cần thiết, nhưng nó sẽ giúp bạn điền thêm những thông tin mới khi bạn muốn bổ sung trong tương lai. Khi bạn xem lại các ghi chú, bạn sẽ nảy sinh thêm nhiều suy nghĩ và quan điểm sâu sắc hơn. Những thông tin mới này có thể quan trọng hơn những thứ bạn đã ghi trước đó.

Ghi kèm các trích dẫn liên quan

Đây là điểm cần lưu ý khi bạn tham gia vào một khóa học, buổi hội thảo,… Viết lại tất cả những trích dẫn và mã hóa chúng nếu bạn muốn. Điều này sẽ giúp bạn củng cố những điểm quan trọng bạn cần ghi nhớ.

Các trích dẫn tương đối dễ nhớ bởi chúng thường ngắn, dễ phân loại và tập trung vào một ý cụ thể. Bằng cách gộp các trích dẫn vào một nơi, bạn sẽ dễ dàng tìm lại khi cần dùng tới, hoặc ít nhất là biết chúng đang nằm ở đâu.

Tham khảo các văn bản, sách, phim ảnh được đề cập

Trong văn bản, sách, phim ảnh hoặc các tài liệu liên quan, có rất nhiều thông tin quan trọng. Đó là lý do vì sao những nhà thuyết trình thường đặt nó lên đầu tiên. Khi ghi chép, hãy liệt kê những nguồn cần thiết để thuận tiện cho nghiên cứu và lưu trữ.

Theo lifehack.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024