Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/04/2018 22:04 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
7 Sai Lầm Về Tài Chính Hầu Hết Mọi Người Thường Hay Mắc Phải


Căng thẳng về vấn đề tài chính làm ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Chúng ta đang sống trong một xã hội, nơi mà chúng ta chỉ biết đến tiền, trách nhiệm và bổn phận cần phải làm. Điều đó dường như không bao giờ khiến chúng ta cảm thấy hài lòng.

Luôn có những mẫu đồ dùng, ô tô và thời trang mới nhất để mua. Với quá nhiều sự lựa chọn hấp dẫn sẽ khiến chúng ta dễ dàng mắc phải những sai lầm về tài chính. Những sai lầm này khiến bạn vượt ra khỏi năng lực của bản thân và sau cùng là kiểm soát chính cuộc sống của bạn.

Hãy cùng chúng tôi đọc 7 sai lầm chung về tài chính dưới đây và đảm bảo rằng bạn sẽ không mắc phải chúng thêm lần nào nữa nhé!

1. Chi trả những khoản phí ATM và ngân hàng không cần thiết

Ngân hàng được thành lập ra để kiếm tiền. Với nhiều thứ diễn ra liên tục trong cuộc sống, rất dễ dàng khiến bạn không thể thường xuyên kiểm tra được tài khoản của mình mỗi ngày. Sai phạm về tài chính này là phổ biến và có thể thực sự trở thành một vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm.

Các khoản phí ngân hàng và ATM tăng lên theo thời gian và nếu bạn không nhận thức được mình đang phải trả bao nhiêu loại phí cho ngân hàng thì bạn sẽ liên tục mất tiền mà không hề hay biết. Hãy nói chuyện với người đại diện cho ngân hàng và tìm hiểu rõ các phí ATM và ngân hàng là bao nhiêu. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những khoản phí không cần thiết.

Hơn thế nữa, bạn có thể thử một số ngân hàng mà hoàn toàn không thu phí, như là Capital One 360 hoặc Charles Schwab.

2. Đặt quá nhiều thức ăn mua về

Hãy đối mặt với vấn đề này: chúng ta đang sống theo lối sống bận rộn. Chúng ta có thể có một ngày làm việc vô cùng vất vả tại công ty và về nhà muộn. Khi điều này diễn ra một cách thường xuyên, thật khó để chúng ta có động lực nấu một bữa ăn dinh dưỡng. Sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn có thể đặt đồ ăn hoặc mua chúng ở trên đường đi về nhà. Giá trị dinh dưỡng (đây có thể là một chủ đề hoàn toàn khác), giá của đồ ăn sẵn có thể tiêu tốn rất nhiều tiền nếu như bạn liên tục làm điều đó.

Chẳng hạn, đồ ăn Trung Quốc có giá từ 10 đôla, 12 đôla và thậm chí là 15 đôla. Và ai mà không thích thỉnh thoảng đặt đồ ăn Trung Quốc chứ? Hãy suy nghĩ thật kỹ lại xem, bạn có thể dùng số tiền như vậy mua những thứ như nguyên liệu cho một bữa mì sợi có lợi cho sức khoẻ từ cửa hàng tạp hoá.

Hãy nhắm đến những thứ cho phép bạn nấu đủ để còn dư ra. Bạn có thể mang phần dư đó đến chỗ làm trên đường đi vào buổi sáng hôm sau.

Phần dư = Một bữa miễn phí = Tiết kiệm tiền.

3. Không biết tiền của bạn đi đâu

Tiền có nghĩa là để tiêu. Quan điểm của việc có tiền là gì nếu như bạn không thực sự tiêu nó? Hầu hết chúng ta đều hiểu điều này, nó chắc chắn thuộc về bản năng. Chúng ta nhìn thấy tiền trong tài khoản cá nhân, chắc chắn chúng ta thường lên kế hoạch để tiêu nó.

Nếu bạn không biết tiền của mình đã đi đâu thì chắc chắn đây sẽ là một cơ hội tốt để chúng biến mất. Điều điên rồ là, thường thì số tiền biến mất là theo từng khoản nhỏ, dường như đó là những khoản chi tiêu không đáng kể được thêm vào. Chẳng hạn như việc đặt đồ ăn mang về hoặc ăn thức ăn nhanh, tiền tạp chí, quần áo, xem phim,…

Nói tóm lại, điều tốt nhất mà bạn có thể làm với khoản tài chính của mình là tính toán xem thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu, trừ đi tiền hóa đơn và chi phí cá nhân hàng tháng. Trong các chi phí đó, nếu có thể hãy chia nhỏ chính xác từng phần xác định cho “tiền vui chơi” của bản thân, điều này cho phép bạn ra ngoài, mua tạp chí và quần áo,… Nếu có phần tiền này còn lại sau khi chia từng phần chi phí và hóa đơn từ thu nhập, hãy đặt riêng nó ra một vài mục tiêu tiết kiệm.

4. Không đặt ra những ưu tiên trong cuộc sống để quyết định nên làm gì

Thật điên rồ khi nghĩ rằng có rất nhiều người hiếm khi dừng lại và thực sự suy nghĩ về những thứ trong cuộc sống làm cho họ cảm thấy hạnh phúc. Chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc khi tiêu tiền một cách hợp lý? Thật không may, nhiều người lại sống trên “máy bay tự động” và tiếp tục tiêu tiền của họ vào những thứ nhỏ nhặt không đáng, thậm chí là vô nghĩa.

Đừng mắc phải sai lầm này! Thay vào đó, hãy khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc trở thành điều ưu tiên và sắp xếp tài chính để có thể tiêu tiền vào những thứ giúp bạn cảm thấy thỏa mãn. Đây cũng không phải là một thứ gì đó quá đắt đỏ! Nó có thể đơn giản như việc trả tiền cho người trông trẻ để bạn có thời gian chăm sóc bản thân hoặc dành ra vài giờ chất lượng với người bạn đời của mình.

5. Bắt đầu một tài khoản hưu trí quá muộn

Đây thường là một sai lầm vô cùng phổ biến. Có thể rất khó để nhìn thấy kết quả của việc không đầu tư vào một tài khoản hưu trí. Bởi vì không có một sự hài lòng cố định nào trong việc tiết kiệm khi nghỉ hưu, nên có thể rất khó có động lực.

Hãy nghĩ đơn giản rằng, mỗi ngày bạn trì hoãn việc tiết kiệm cho việc nghỉ hưu là bạn đang làm đau chính bản thân mình. Bởi vì tỉ suất phần trăm trong các tài khoản hưu trí, tiền của bạn sẽ được cộng dồn lãi suất theo thời gian. Thời gian là từ khoá ở đây. Nếu bắt đầu thực hiện sớm, bạn sẽ thực sự tạo ra đồng tiền khôn ngoan cho đến khi nghỉ hưu.

Dave Ramsey khuyên rằng nên cất đi 250 đôla mỗi tháng (tùy thuộc vào thu nhập của bạn). Thời gian tốt nhất để bắt đầu một tài khoản nghỉ hưu nghiêm túc là khi sớm nhất có thể. Vì vậy, hãy bắt đầu ngay bây giờ!

6. Không trả các khoản vay nợ sớm nhất có thể

Đây chính xác là quan niệm giống như ở điều 5. Nếu bạn có bất kỳ khoản nợ nào, bạn sẽ muốn làm tốt để trả nợ sớm nhất có thể. Theo thời gian, số dư tài khoản của bạn sẽ không "tạo ra tiền". Thay vào đó, bạn sẽ mất tiền. Chờ càng lâu, mọi điều sẽ càng trở nên tồi tệ.

Nếu chờ quá lâu, số nợ có thể trượt ra khỏi vòng kiểm soát. Đừng để điều này xảy ra với bạn. Hãy ưu tiên việc trả bất kỳ khoản nợ nào bạn có và tránh việc tích luỹ thêm khoản nào nếu có thể dừng được. Cách tốt nhất để quản lý các thẻ tín dụng là luôn luôn sống dưới khả năng kinh tế của mình và trả nợ đầy đủ số dư tài khoản vào cuối mỗi tháng.

7. Không sống trong khả năng kinh tế của bản thân

Có một nhận thức sai trái rằng nếu bạn sở hữu những đồ vật chất lượng trong tài sản của mình, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ khi có chúng và khi mọi người nhìn thấy bạn có chúng. Không đúng! Việc lái một chiếc Toyota Corolla với một khoản nợ nhỏ tốt hơn việc sở hữu một chiếc Mercedes-Benz nhưng không thể đáp ứng việc chi trả cùng với hàng đống nợ.

Sự thật là, có thể có một khoản cho phép dành cho sự thoả mãn từ việc sở hữu những món đồ chất lượng tốt. Tất nhiên, không có gì là sai với việc sở hữu những đồ vật đắt tiền. Nhưng rắc rối đến từ việc bạn vung tay tiêu vượt mức khả năng chi trả của bản thân để mua một thứ gì đó. Sự đau đầu, lo lắng sau đó là không đáng.

Sống một cuộc sống hạnh phúc và không buồn phiền mới là vô giá. Sự thoả mãn từ việc sở hữu cái gì đó được mua mà vượt xa khả năng tài chính của bạn sẽ bị mất đi sau đó. Với luận điểm này, những gì bạn bỏ lại là những đau đầu về tài chính. Vậy tại sao lại mời những rắc rối vào cuộc sống của bạn? Hãy nhớ rằng: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"!

Theo quantrimang.com

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024