Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/12/2009 13:12 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Những điều cơ bản cần biết khi diễn thuyết trước lớp


Mình xin chia sẽ kinh nghiệm học môn Nói tiếng Việt :)

Những điều cơ bản cần biết khi diễn thuyết trước lớp

  • Mục đích chính của bài diễn thuyết
    Chuẩn bị một bài nói và lấy một vài ý chính để bắt đầu
  • Câu chủ để
    Khẳng định ngay từ đầu: mục đich và nội dung bài nói
  • Tranh luận
    Hãy thuyết phục người nghe bởi lí luận, dẫn chứng, con số cụ thể và logic
  • Xem lại và tóm tắt khi hoàn thành;
    Tóm tắt bài nói
    Kiểm tra xem mọi người có hiểu bạn vừa nói điều gì không
  • Câu hỏi và thảo luận

Luyện tập nói bằng cách,
nói và thu lại giọng của mình, hoặc luyện tập nói trước mặt một vài người bạn

Nghệ thuật truyền tải thông tin:

  • Làm người nghe cảm thấy thoải mái,
    bằng việc kể một truyện vui hoặc giai thoại có liên quan đôi chút đến bài nói, hoặc thu hút sự chú ý của họ bằng một cử chỉ thân thiện...
  • Sử dụng cách xưng hô thân mật;
  • Nhìn vào mắt người nghe;
  • Trình bày báo cáo với giọng nói chuyện và
    có thể lên trầm xuống bổng, thay đối một chút khi cần nhấn mạnh;
  • Cho người nghe có cơ hội đặt câu hỏi để lôi cuốn họ vào buổi nói chuyện;
  • Kết thúc bài nói bằng việc tóm tắt lại các ý chính, các luận điểm hoặc ý tranh luận;
  • Dành thời gian cho câu hỏi và nhận xét về
  • Không nên phát tài liệu tay,
    dàn ý bài nói cho người nghe trước khi bạn bắt đầu (vì như vậy thì họ sẽ tập trung vào việc đọc mấy tài liệu đó hơn là nghe bạn nói)

 

Biết rõ về địa điểm.
Nên làm quen với địa điểm nơi bạn sẽ nói chuyện.
Đến sớm, đi 1 vòng quanh khu vực diễn thuyết và tập sử dụng microphone và những giáo cự trực quan khác.

Tìm hiểu về khán giả.
Chào người nghe khi họ bắt đầu đến.
Nói chuyện với bạn bè, người quen dễ hơn hẳn nói chuyện với một nhóm người lạ, vì vậy nên tạo cảm giác thân thiện.

Biết rõ về những gì bạn chuẩn bị nói.
Luyện tập bài nói và chỉnh sửa nếu cần thiết.
Nếu bạn không nắm rõi chủ đề bạn sắp nói hoặc không cảm thấy thoải mái, sự sợ hãi sẽ tăng gấp đôi gấp ba.

Thư giãn.
Thư giãn, giảm căng thẳng bằng việc làm một vài động tác thể dục.

Hình dung hình ảnh của bản thân đang nói
Thử hình dung cách bạn nói, âm lượng to, rõ và chắc chắn.
Nếu bạn hình dung được là bạn sẽ thành công, thì nhất định bạn sẽ thành công.

Nên nhớ là mọi người đều muốn bạn thành công.
Họ không muốn bạn thất bại.
Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí.

Đừng xin lỗi với khán giả.
Nếu bạn nhắc đến sự sợ hãi của mình, hay là xin lỗi cho những lỗi bạn nghĩ mình đã mắc phải trong khi nói, tự dưng bạn lại khiến khán giả để ý đến phần có thể họ không nghĩ tới. Tốt nhất là hãy giữ im lặng.

Tập trung vào nội dung chứ không phải là môi trường xung quanh.
Xua đuổi căng thẳng ra khỏi đầu bạn, và hướng sự chú ý của bạn thân đến nội dung buổi nói chuyện và khán giả.
Sự sợ hãi sẽ tan biến!

Rút kinh nghiệm.
Kinh nghiệm nhiều sẽ khiến bạn tự tin hơn, và đó là điều vô cùng quan trọng trong việc nói trước đám đông.



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024