Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/07/2022 21:07 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Có công việc nào mà bạn nhất định muốn làm ngay sau khi tốt nghiệp đại học không ?


Sau 4 năm với rất nhiều nỗ lực, đây là thời điểm ta vận dụng những kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ có được từ giảng đường đại học để gieo những hạt mầm đầu tiên trên cánh đồng việc làm. Không ít người trong chúng ta sợ tốt nghiệp, sợ phải đối diện với nguy cơ thất nghiệp, hay những khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Đừng sợ tốt nghiệp, những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn đứng vững trên bất kỳ ngành nghề hay công việc nào, dù cho đó là công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học.

  1. Tìm cho mình 1 Mentor. Nếu bạn chưa quen với công việc này, không có gì thay thế được kinh nghiệm, vì vậy hãy tận dụng kinh nghiệm của những người khác. Hãy tìm kiếm cho mình “một người thầy giỏi” dày dặn kinh nghiệm để có thể không ngần ngại bày tỏ những thắc mắc của bạn và học hỏi từ họ.
  2. Hãy lịch sự và học hỏi các nghi thức văn phòng. Môi trường nơi làm việc sẽ rất khác với môi trường tại giảng đường, hãy luôn đối xử tốt với mọi người và phát triển mối quan hệ với những người khác, bạn sẽ thành công hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ. Sự trưởng thành, chính trực và tích cực trong mọi việc sẽ khiến nhiều người ủng hộ bạn hơn.
  3. Tối ưu thời gian cho các nhiệm vụ được giao. Khi mới đi làm, chúng ta rất dễ bị xao nhãng và phân tâm vào các phần nhiệm vụ không thuộc quyền hạn của mình, đôi khi là để gây ấn tượng với sếp hay người phụ trách. Lời khuyên ở đây là hãy hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được giao càng nhanh càng tốt, chúng ta không cần phải làm nhiều việc như mình nghĩ đâu !
  4. Học cách kiểm soát cảm xúc. Đừng để cảm xúc lấn át lý trí, tránh đưa ra quyết định trong lúc cảm xúc không ổn định sẽ tránh được những mâu thuẫn không đáng có với đồng nghiệp, cấp trên. Có nhiều điều chúng ta không cần thiết phải nói ra dù cho bạn cho rằng điều đó là đúng, hãy học cách trở thành người lắng nghe nhiều hơn.
  5. Chốt lại vấn đề một cách cụ thể. Xác định rõ ràng Next Steps, những việc cần làm mỗi khi kết thúc cuộc trao đổi qua Gmail, tin nhắn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được khối lượng công việc cũng như tiết kiệm thời gian.
  6. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Tìm kiếm những người bạn chất lượng, giao tiếp, học hỏi và tạo dựng mối quan hệ tích cực. Chính những kết nối này sẽ tạo động lực làm việc và có thể sẽ ở bên bạn mãi mãi. Có ít nhất 1 người chung chí hướng luôn sẵn sàng đồng hành và giúp đỡ trong công việc là một điều tuyệt vời.
  7. Đừng đưa ra lời cam kết cho những Deadline phi thực tế. Điều này nên được nhắc lại 3 lần. Khi đối diện với những nhiệm vụ có Deadline phi thực tế, hãy cân nhắc khả năng và và quỹ thời gian của bản thân và đưa ra phương án đề xuất phù hợp. Hãy mạnh dạn đưa ra đề xuất dời thời hạn nếu bạn chắc rằng mình cần thêm thời gian để đảm bảo chất lượng của công việc. Mọi sự quyết định nhanh chóng đều đi đôi với rủi ro, bạn sẽ không muốn trình lên sếp 1 bản kế hoạch đáng ra phải mất 5 ngày hoàn thành sau 24 tiếng đâu.
  8. Hãy giữ vững tinh thần của ngày đầu tiên. Hãy ghi nhớ lý do, động cơ thu hút của những ngày đầu và lấy đó làm kim chỉ nam khi làm việc để mỗi khi tâm trạng đi xuống có thể tìm lại động cơ khiến mình tìm đến công việc và cố gắng tiếp tục. Nếu như hiện tại những mục tiêu ban đầu đã không còn phù hợp, hãy mạnh dạn cân nhắc từ bỏ để theo đuổi những mục tiêu mới.
  9. Học cách đối diện với FOMO - Fear of missing out. Nỗi sợ bị bỏ lỡ có thể hiểu đơn giản là nỗi lo sợ thường trực rằng những người khác sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi mà mình vắng mặt tại một sự kiện nào đó, sợ bỏ lỡ những cuộc vui. Có thể chúng ta đã từng đối diện với vấn đề này ở đại học và sẽ tiếp tục gặp nhiều hơn khi đi làm, vậy nên hãy làm nhiều hơn những điều mà mình thực sự thích và dành thời gian cho những người mà mình muốn ở cạnh.
  10. Đừng lo lắng quá nhiều, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Học cách đơn giản hóa mọi chuyện, có nhiều chuyện thật ra không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ đâu. Hãy cứ tin tưởng bản thân và không ngừng theo đuổi đam mê, bạn sẽ tới được chỗ mình muốn.

Những lời khuyên trên đây được mình tìm kiếm, sưu tầm và tổng hợp lại từ các anh chị đi trước, hy vọng rằng sẽ giúp ích được cho mọi người.

Dưới đây là một số lưu ý nho nhỏ khi lựa chọn việc làm :

( 1 ) Bắt đầu tìm kiếm cơ hội việc làm ít nhất sáu tháng trước khi tốt nghiệp để giảm bớt áp lực cạnh tranh với những sinh viên khác dự kiến ​​sẽ tốt nghiệp cùng đợt.

( 2 ) Việc có được một người sếp tốt đôi khi còn quan trọng hơn so với việc được làm trong một công ty danh tiếng.

( 3 ) Không có công việc nào là an toàn mãi mãi trong một thị trường đầy biến động và đổi mới, cách duy nhất để không bị tụt lại là tập trung phát triển cho mình một bộ kỹ năng và làm việc có đạo đức.

( 4 ) Nếu bạn không cảm thấy hài lòng với công việc mặc dù đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để cải thiện nó, hãy chọn cách rời đi. Cuộc sống quá ngắn để trở nên khốn khổ trong công việc mà mình không thích

“Do what you love, love what you do.” !




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024