Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/07/2022 21:07 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
ĐIỀU CẦN NHỚ KHI ĐI PHỎNG VẤN (ĐỐI VỚI SINH VIÊN)


Đối với các bạn sinh viên mới ra trường thì chắc hẳn phỏng vấn là một nỗi ác mộng. Và thường thì các bạn sinh viên, kể cả phỏng vấn đi làm part-time hay full-time thì đều mắc những lỗi giống nhau. Dưới đây là bài chia sẻ của bạn Minh Đạt về các lỗi mà sinh viên hay gặp phải, đồng thời cũng là kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn rút ra trong 4 năm là sinh viên. Hãy cùng đọc và ngẫm xem có đúng không nhé.

1. Hãy thành thật

Đừng dối lòng, lừa người khác bằng cách Fake CV quá mức về kinh nghiệm và kỹ năng, bạn có qua được vòng CV thì cũng sẽ tạch dễ dàng ở vòng phỏng vấn mà thôi, nhà tuyển dụng hỏi vài câu về kinh nghiệm thực tế là họ biết ngay.

Hãy hiểu bản thân trước cả về điểm mạnh và điểm yếu, khi đó đi phỏng vấn với bạn sẽ như đi cafe vui vẻ mà thôi, trong chính câu trả lời của người hiểu mình luôn thể hiện ra thần thái của sự “tự tin”. Tự tin ở đây không phải là tin vào những điều mình không có mà là tin vào bản thân mình đang thiếu gì, có gì và cần gì để mà đối đáp lại với nhà tuyển dụng. Khi bạn đã biết bản thân ở đâu rồi ý thì chẳng câu hỏi nào làm khó bạn đâu, dù không biết thì bạn cũng sẽ tự có cách ứng biến tìm ra 1 câu trả lời khéo léo mà ấn tượng thôi.

2. Hãy chuẩn bị tâm thế tốt

Cái này thì bạn cần chuẩn bị không phải ngày một ngày hay mà là suốt quãng thời gian khi bạn mới lên đại học, hãy bắt đầu xây dựng lối suy nghĩ cầu tiến và thái độ chuẩn mực qua từng ngày, từng công việc, càng sớm càng tốt. Khi bạn có được tâm thế vững vàng thì bạn sẽ có được trạng thái tự tin và chân thành để đối diện với buổi phỏng vấn một cách tốt nhất. Ai cũng hiểu rằng buổi phỏng vấn là để 2 bên cùng tìm ra điểm chung bằng những gì mà bạn cần (Lương, cơ hội phát triển,…) và với nhà tuyển dụng là (Một vị trí phù hợp với văn hóa, làm được việc,…) nên là khi nắm rõ được bản thân và người đối diện cần gì thì bạn sẽ dễ dàng làm chủ buổi phỏng vấn. Chung quy lại cũng là hiểu câu hỏi: “Vì sao tôi cần vị trí này, công việc này?” hãy suy nghĩ về công việc này và chuẩn bị vài cách trả lời khéo léo nhưng đi vào đúng nhu cầu của 2 bên, đừng chỉ nói về bạn nhé.

3. Hãy nói về những kinh nghiệm của bạn

Kinh nghiệm đi làm trước kia của bạn chính là thứ quý giá nhất mà nhà tuyển dụng có thể kiểm tra ngay trong buổi phỏng vấn, mức độ ưu tiên sẽ là: Từng lập công ty, Key Person trong doanh nghiệp, Leader Project, Leader team, từng đi làm vị trí nhân viên, được học về kỹ năng của vị trí đó, có am hiểu,… Chưa có kinh nghiệm (Mình nghĩ thế)

Nhà tuyển dụng họ quan tâm là bạn đã làm được gì và chứng minh qua những gì, bởi vì thị trường việc làm đang thay đổi, bằng cấp đang mất đi giá trị để nhường chỗ cho những yêu cầu cao hơn giúp cho việc thanh lọc đầu vào hiệu quả nhất tránh cho doanh nghiệp mất thời gian và tiền bạc đi đào tạo nhân sự mới.

4. Deal lương như thế nào cho khéo

Đừng bảo bạn đi làm vì đam mê, ai cũng có nhu cầu cơ bản đó là thu nhập nuôi sống bản thân và cơ hội phát triển để nâng cao trình độ. Đôi khi bạn trả lời em đi làm vì đam mê c-còn dễ bị đánh trượt phỏng vấn hơn vì người biết coi trọng giá trị của đồng tiền thì mới biết cách kiếm ra nó. Khi bạn hiểu vì sao công ty lại trả cho bạn ngần này lương thì tức là giá trị của bản thân bạn đang ở mức tương xứng với đồng lương đó để mà cố gắng nâng cao giá trị bản thân lên.

5. Thái độ chuẩn mực

Thái độ chuẩn mực, sống ngay thẳng, luôn tích cực và tươi tỉnh thì bạn sẽ có tư thế và phong thái phỏng vấn cực kỳ ấn tượng. Người ta nói rồi là “tâm sinh tướng”, khi bạn vững cái tâm thì tướng mặt nó thể hiện ra là người tự tin, vui vẻ, tích cực. Khi bạn đã mang tâm thế chiến thắng từ nhà đi thì dù có trượt phỏng vấn thì bạn vẫn là người chiến thắng, nhưng là chiến thắng trong những buổi phỏng vấn trong tương lai, bạn còn nhiều cơ hội mà.

6. Đặt câu hỏi ngược lại ở cuối buổi phỏng vấn

Nên hỏi ở cuối buổi nhé, nên hỏi về văn hóa công ty, cách làm việc, chiến lược phát triển của công ty, định hướng vị trí của bạn,… Hỏi như vậy cho thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc này, bạn rất cầu thị và hiểu về những gì mà bạn thân sẽ làm khi tham gia công ty, nhà tuyển dụng thích như vậy. Cuối cùng nên hỏi bao giờ em nhận được phản hồi và phản hồi qua kênh nào bạn nhé, bạn sẽ đỡ phải chờ đợi trong lo lắng và hồi hộp, ấn định ngày chốt kết quả là được.

7. Làm gì để gây ấn tượng nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn

Nếu được khi phỏng vấn xong nên gửi Email ngược lại cảm ơn ngắn gọn về buổi phỏng vấn, chia sẻ thêm một vài cảm xúc và nhắc lại mong muốn của bạn. Đó là một việc đơn giản nhưng sẽ gây ấn tượng thêm cho họ, cái này không bắt buộc nhưng bạn có thể tự làm bởi vì “Thái độ quan trọng hơn trình độ” bởi vì sau buổi phỏng vấn bạn vẫn phải tranh đấu với một vài ứng viên khác cho vị trí đó, khi mà năng lực tương đương nhau thì bạn sẽ chiến thắng ở hạng mục thái độ, biết đâu đấy.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024