Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/12/2021 08:12 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
XU HƯỚNG MARKETING 2022 - NHỮNG GỢI Ý MARKETERS NÊN THAM KHẢO!!!


Năm 2021 sắp khép lại và là 1 năm khó khăn cho những người kinh doanh dù là cá nhân hay công ty với việc dịch bệnh kéo dài. Việc triển khai Marketing để tiếp cận và thu hút Khách hàng sử dụng dịch vụ/sản phẩm cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với những người làm Marketing lâu năm thị trường càng khó càng có thêm nhiều cơ hội để phát huy được thế mạnh và giúp Doanh nghiệp càng phát triển hơn nữa! Vậy xu hướng Marketing năm 2022 ở thị trường Việt Nam sắp tới sẽ như nào???

Thứ Nhất, KOC (Key Opinion Consumer) trở thành yếu tố Marketing chủ đạo giúp tăng khả năng chuyển đổi:

- KOC - Người tiêu dùng có tầm ảnh hưởng trong thị trường mới phát triển trong vài năm gần đây thông qua các review về sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, năm 2021 trở thành 1 năm thành công rực rỡ của các KOC khi 1 loạt các nền tảng MXH (Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok...) "chạy đua" nhau để phát triển các video ngắn (short video) dành cho những nhà sáng tạo. KOC nổi lên đúng giai đoạn khách hàng có nhiều thời gian hơn để xem và theo dõi nội dung, bên cạnh đó việc khách hàng dần "quen" với việc xem review phim từ đó chuyển sang xem review sản phẩm càng làm gia tăng sức hút trên kênh của các Reviewers;

- Tiếp đó, việc mua hàng Online trở thành thói quen của người tiêu dùng vài năm nay nhưng chất lượng hàng "thượng vàng, hạ cám" càng làm người tiêu dùng mong ngóng có những "chuột bạch" giúp mình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ trước khi "xuống tiền" là 1 trong những yếu tố quyết định khiến KOC trở nên thu hút hơn bao giờ hết;

=> Đối với dân Marketing, việc cân nhắc lựa chọn KOC phù hợp để triển khai PR sản phẩm/dịch vụ trong năm 2022 là bài toán nên làm từ đó thu hút và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (không khuyến khích đối với các sản phẩm kém chất lượng);

Thứ Hai, video ngắn (short video) chiếm sóng trên các hình thức quảng cáo và truyền thông:

- Như đề cập ở trên, các MXH đang "chạy đua" để thu hút người dùng trung thành với nền tảng của mình bằng việc đưa ra 1 loạt tính năng hỗ trợ quay, dựng video ngắn nên việc đưa short video vào làm Marketing trên đa nền tảng cũng là lời khuyên cho các Marketers trong năm 2022;

- Tuy nhiên, những gì càng ngắn gọn thì lại càng đòi hỏi kỹ năng cao, những cá nhân/Doanh nghiệp muốn triển khai Marketing trên các nền tảng short video cần phải cân nhắc nhiều đến việc đổi mới, sáng tạo nội dung liên tục đảm bảo đưa được đầy đủ thông tin đến với khách hàng mà vẫn phải tạo sức cuốn hút, không gây nhàm chán khi dễ bị trùng ý tưởng lẫn nhau.

Thứ Ba, mô hình B2B2C (Business to Business to Customer) trở thành mũi nhọn cho người kinh doanh:

- Mô hình liên kết giữa 2 hay nhiều Doanh nghiệp PR sản phẩm chéo nhau đến người dùng cuối (End Users) ngày càng phát triển hơn đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Khách hàng ngày càng "lười" trong việc tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ và thường bị thu hút bởi lời giới thiệu từ các địa chỉ/thương hiệu uy tín. B2B2C trở thành giải pháp cho các công ty kinh doanh sản phẩm/dịch vụ tận dụng nguồn khách hàng lẫn nhau để phát triển;

- Với việc tìm kiếm khách hàng ngày càng khó khăn, B2B2C nếu tận dụng tốt, các Marketers sẽ "dễ thở" hơn trong việc tiếp cận được Khách hàng mục tiêu thông qua kết nối giữa các ngành hàng/dịch vụ cùng tập khách hàng mà không bị chồng chéo lên nhau từ đó tăng được doanh thu.

Thứ Tư, ứng dụng (Apps) được "Thương hiệu hóa" trở thành xu hướng:

- Nếu như trước đây, việc phát triển 1 phần mềm ứng dụng (App) chỉ dành cho các "tay to" về công nghệ thì hiện nay, nhiều Doanh nghiệp đã bắt tay vào xây dựng những App riêng của mình để quản lý cũng như tận dụng được tối đa tập Khách hàng tốt hơn;

- Việc sở hữu riêng 1 ứng dụng không còn khó khăn như những giai đoạn đầu cách đây 5 năm nữa, những nhân viên IT hiện tại tay nghề đang ngày 1 cao hơn và có thể hỗ trợ Doanh nghiệp xây dựng được nền tảng ứng dụng riêng từ đó phục vụ được tốt nhất cho khách hàng cũng như khai thác được tập khách hàng có sẵn trên nền tảng App (nâng cấp tính năng tăng trải nghiệm, reMKT, nâng cấp hạng users...);

Cuối cùng, QR Code trở thành xu hướng Marketing không thể thiếu:

- Dịch bệnh mang lại khó khăn cho kinh doanh nhưng lại mang đến lợi thế cực lớn cho các Doanh nghiệp khi ứng dụng QR Code vào để triển khai Marketing;

- Thói quen người dùng sau dịch là quét QR khai báo y tế và trở thành 1 điểm nhấn giúp cho các chiến dịch truyền thông/Marketing hiện nay không thể không cân nhắc đến việc sử dụng QR Code. Với QR Code, Doanh nghiệp có thể dẫn dắt khách đến website/ứng dụng hay thậm chí rất nhiều nền tảng khác nhau từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua "1 quét".

=> Năm 2022 sẽ trở thành dấu mốc cực phát triển cho QR khi hành vi khách hàng đã được "đào tạo" để quét QR trong suốt giai đoạn vừa qua!

Hi vọng, với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn Marketers và những người kinh doanh sẽ có thêm thông tin tham khảo để có định hướng triển khai các kế hoạch/chiến lược trong thời gian tới! Chúc mọi người có 1 năm 2022 thuận lợi, thành công và phát triển trong mọi việc!

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024