Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/08/2016 09:08 # 1
Khoikito
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 28/40 (70%)
Kĩ năng: 5/30 (17%)
Ngày gia nhập: 23/06/2013
Bài gởi: 88
Được cảm ơn: 35
5 điều cần biết khi nhảy việc


Có nhiều nguyên nhân khiến bạn không phù hợp với công việc cũ, bạn muốn nhảy việc tìm kiếm một công việc mới với hi vọng tốt hơn.

Liệu quyết định của bạn có là đúng ? Bạn chỉ mới nhảy lần đầu tiên hay nhảy việc liên tục ? Hãy cân nhắc những lưu ý dưới đây khi quyết định thay đổi công việc của mình.

nhảy việc

Nhảy việc là tốt hay xấu

Bạn có quyền làm chủ cuộc sống của bạn, tốt hay xấu trong nhảy việc còn phụ thuộc vào việc bạn có thành công hay không khi nhảy việc.

Điều bạn sẽ có được nếu nhảy việc thành công

  • Công việc tốt hơn
  • Vị trí và cơ hội thăng tiến tốt hơn
  • Thu nhập cao hơn
  • Cơ hội học hỏi thêm kiến thức

Ngược lại nếu bạn thất bại, vấn đề sau đây sẽ ám lấy bạn

  • Mất công việc ổn định cũ
  • Không thích ứng được với công việc mới
  • Môi trường làm việc mới không như bạn mong đợi
  • Không có cơ hội thăng tiến như tưởng tượng của bạn

Do đó trước khi quyết định thay đổi công việc, hãy suy xét thận trọng khả năng bản thân và tình hình xã hội.

nhảy việc

Hãy dành thời gian đánh giá xem công việc hiện tại của bạn như thế nào

Chuẩn bị đầy đủ rồi hãy nhảy việc

Cho dù mỗi ngày bạn đều có cơ hội để tìm kiếm công việc mới nhưng nếu biết lựa chọn và nắm bắt đúng thời cơ thì khả năng thành công của bạn sẽ cao hơn.

Đa số mọi người đều chọn thời điểm sau nghỉ Tết để nhảy việc, một là do đã lãnh tiền thưởng Tết trong tay để không uổng phí công sức bỏ ra suốt một năm qua; hai là công ty cũng thường điều chỉnh nhân sự trong dịp này.

Tuy nguyên nhân nhảy việc có thể khác nhau nhưng về mặt thời gian để bạn lựa chọn có thể nói là cùng thời điểm. Cũng chính vì tâm lý chung này, nhiều người đổ xô nhảy việc cùng lúc và bỏ lỡ cơ hội ở những thời điểm khác. Vì thế, trước khi quyết định nhảy việc, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo.

Điều bạn cần chuẩn bị khi nhảy việc

  • Tìm hiểu tình hình công ty hiện tại và công ty bạn muốn nhảy qua, có người quen thì càng tốt.
  • Suy nghĩ về cơ hội trước mắt, cái nào phù hợp với bạn, cái nào bạn cần và nó sẽ dẫn bạn đến đâu trước khi quyết định.
nhảy việc

Đừng ngại đầu tư thực lực để có cơ hội tốt hơn.

Đầu tư thực lực

Thực tế, nhảy việc thành công không đơn thuần chỉ là có được mức lương hay vị trí cao hơn, mà là tìm được nơi cho bạn những cơ hội nâng cao năng lực và phát triển sự nghiệp lâu dài.

Thời đại bây giờ không chỉ dựa vào bằng cấp hay quan hệ, nó còn đòi hỏi bạn phải có thực lực. Vì vậy, trước khi muốn bước sang lĩnh vực nào, bạn cần đầu tư cho nó để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, ngoài ra những kỹ năng mềm khác cũng cần được rèn luyện để giúp bạn dễ dàng tìm được chỗ đứng mới.

Đừng làm “con ruồi”

Có một số người cảm thấy tự hào vì bảng sơ yếu lý lịch dày đặc quá trình nhảy việc liên tục, có thể năm ngoái họ làm nhân sự, năm nay lại phụ trách kinh doanh, rồi năm sau nữa lại dự định chuyển sang đầu tư lĩnh vực nhà đất.

Những người này được ví như “con ruồi”, họ thực sự không xác định được sở trường cũng như mục tiêu của mình, không có một vị trí vững chắc trong xã hội, nhảy tới nhảy lui nhưng lại không tích lũy được bao nhiêu kinh nghiệm, ngược lại còn khiến con đường sự nghiệp ngày càng hẹp đi, cuối cùng chẳng được gì.

Đương nhiên, nếu giữa hai công việc có tính liên quan nhất định, ví dụ biên tập và phóng viên, thị trường và kế hoạch, kế toán và kiểm toán v.v… nếu phát hiện lĩnh vực nào giúp bạn phát huy tài năng và có cơ hội thăng tiến nhiều hơn thì bạn hoàn toàn có thể nhảy việc.

nhảy việc

Bạn cần chuẩn bị vững tâm lý trước quyết định có hay không việc thay đổi công việc.

Sẵn sàng làm “lính mới” sau khi nhảy việc

Bất luận trước đây ở chỗ làm cũ bạn có thành tích cao thế nào, được đánh giá tốt ra sao thì hãy nhớ một khi đã nhảy việc, bạn sẽ lại trở thành “lính mới”.

Trong môi trường mới, bạn cần phải biết cách ứng xử (ứng xử trong công việc), bạn không nhất thiết phải nhắm mắt cam chịu nhưng ít nhất cũng phải biết khiêm nhường và tỏ thiện chí hòa nhập tập thể mới. Sếp và đồng nghiệp cũ có thể bao dung vài tật xấu hay tính khí thất thường của bạn, nhưng sếp và đồng nghiệp mới vẫn chưa hiểu rõ bạn.

Điều tốt nhất khi làm “lính mới” là bạn phải là người chủ động xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ trong môi trường mới này.

Theo Báo Sống Khỏe




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024