Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/04/2023 15:04 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
BÍ QUYẾT DUY TRÌ TRẠNG THÁI HỌC TẬP ĐỈNH CAO CỦA CÁC HỌC BÁ


Những lúc không muốn học hoặc học không vào, tôi nhanh chóng điều chỉnh trạng thái học tập của bản thân theo cách sau:

1, Phương pháp chuyển đổi nhiệm vụ:

Không muốn học chương trình này, không muốn làm việc này, không có nghĩa là bạn bỏ bê hoàn toàn việc học, cái gì cũng không muốn động đến mà những lúc như vậy cần phải tìm ra một việc bản thân hứng thú để làm.

Giả sử như khi học từ mới tiếng Anh đã mệt rồi, không muốn học thuộc nữa, hãy thử đọc những đoạn văn bằng tiếng Anh, rồi trả lời câu hỏi hoặc chuyển sang môn học khác.

Không muốn học hay học không vào không đáng sợ, điều đáng sợ ở đây là cái gì bạn cũng không làm hoặc là làm toàn những điều vô bổ. Vì thế, khi không muốn làm một việc gì đó, hoặc rơi vào trạng thái biếng lười, bạn đừng ngại dừng việc đang làm lại nhé.

Không cần tiếp tục phần việc mình không hứng thú, không những gây lãng phí thời gian, mà hiệu suất công việc cũng vô cùng thấp, cũng không nên làm những việc vô bổ, thay vào đó hãy lên danh sách “ những nhiệm vụ cần hoàn thành”, và chọn ra một việc mình hứng thú nhất để làm ( dù cho đó có thể là những nhiệm vụ rất nhỏ).

Nếu như trong danh sách “ những nhiệm vụ cần làm” không có những việc bạn thích thì phải làm sao? Vậy thì hãy nghĩ xem buổi chiều bạn có thể làm những gì, buổi tối có thể làm những gì, và cả ngày mai nữa, lần lượt lập ra một loạt các kế hoạch kế tiếp.

Bạn có thể cảm thấy việc này thật mất thời gian, nhưng thật ra không phải vậy, điều này sẽ tạo thêm động lực và giúp bạn tìm ra được những hướng đi mới.

2, Phương pháp nghỉ ngơi, tự điều chỉnh

Khi cảm thấy bản thân mệt mỏi, không muốn học nữa, sự tập trung đã kém đi, thì bạn hãy đứng dậy và làm một việc nào đó, ví dụ như uống nước, vươn vai,rửa mặt….. Những việc như vậy đều có thể nhanh chóng điều chỉnh trạng thái tinh thần của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thiền trong vài phút(đứng, ngồi, nằm đều được), thiền định sẽ kéo mạch suy nghĩ của bạn ổn định trở lại.

3, Phương pháp mô tả vấn đề

Đầu tiên, tự mình bình tâm trở lại, sau đó suy nghĩ về những vấn đề khiến bạn bận tâm và lo lắng theo một góc độ khác.

Cụ thể, bạn có thể dùng ngôn ngữ để miêu tả những vấn đề, khó khăn của mình, ví dụ hãy tự hỏi bản thân, tại sao mình học không vào?

Điều gì đã ảnh hưởng đến mình vậy?

Làm thế nào để khôi phục lại trạng thái ban đầu đây? v.v.

Sau đó đứng trên một góc độ khác, có thể đưa ra các giả thiết hoặc thay đổi ( nếu là như thế này, tôi sẽ giải quyết thế này; giải quyết thế này không hiệu quả, vậy cách kia có khả thi không?).

4, Phương pháp trì hoãn sự thỏa mãn

Đầu tiên hãy chuẩn bị một cuốn sổ ghi chép, đặt ngay bên cạnh bàn làm việc, trong lúc làm việc hoặc học tập, nếu như trong đầu nảy ra bất kì ý tưởng nào thì hãy viết vào cuốn số ghi chép, sau đó bình tâm và tiếp tục việc mình đang làm, đợi cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành mới lại thực hiện những việc được ghi trên giấy.

5, Hoàn thành một phần của nhiệm vụ trước

Nếu như không có hướng đi, không chắc chắn hoặc không biết triển khai nhiệm vụ của mình ra sao, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái bực bội, mất tinh thần.

Những lúc thế này hãy làm cho bản thân bình tĩnh trở lại và tự nhủ rằng không sao cả, không cần thiết phải hoàn thành một mạch nhiệm vụ này, sao mình không thể hoàn thành một phần nhỏ công việc trước nhỉ? Đừng ngại phải “nhảy cóc” công việc nhé, hãy làm một việc khác đơn giản hơn hoặc hoàn thành một phần nhỏ của công việc.

Ví dụ, trong lúc viết văn, nếu như bị bí ý tưởng, thì đầu tiên tôi sẽ dựng dàn ý và chia những gì tôi muốn viết thành nhiều điểm; giả sử mở đầu không biết viết thế nào, vậy thì tôi sẽ viết phần thân trước- phần mà tôi biết rõ nên viết những gì. Cứ làm như vậy, rồi dần dần bạn sẽ nảy ra được ý tưởng, rõ ràng về hướng đi.

6, Bắt đầu từ tình trạng học tập của bản thân, từ đó giải quyết trở ngại trong học tập

Để thay đổi tận gốc tình trạng học không vào hoặc không thích học này, vẫn cần bắt đầu từ chính việc học của bản thân, bạn cần nắm vững phương pháp học tập khoa học, nâng cao hiệu quả học tập, từ đó đạt thành tích và sự hài lòng trong học tập. Có như vậy mới dần dần khơi dậy được sự hứng thú trong học tập, từ đó học tập một cách chủ động, tích cực.

-----

Nguồn: ZHIHU

Dịch: Chiếc ước mơ nho nhỏ to to




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024